Hôm nay,  

Kinh Tế Cạnh Tranh Thuận Lợi: Vn Rớt Ra Ngoài Bảng 59 Nước

25/05/200300:00:00(Xem: 4055)
OTTAWA (KL) - Trước nền kinh tế toàn cầu phát triển, viện khảo sát quốc tế IMD (International Institution for Management Development) đã đề ra một phương phức khảo sát mới về các nền kinh tế thuận lợi có thể cạnh tranh trên thế giới để đưa vào cuốn niên giám khả năng cạnh tranh WCY 2003 (World Competitiveness Yearbook 2003).
Một nền kinh tế thuận lợi để cạnh tranh không còn chỉ rút lại việc khảo sát GDP (Tổng sản lượng nội địa về sản phẩm và dịch vụ) và năng xuất (Productivity), bởi vì việc kinh doanh còn phải lý tới các kích độ về chính trị, xã hội và văn hóa của các quốc gia. Vì vậy các quốc gia cần phải tạo ra một sinh thái có hiệu năng về cấu trúc, về các thể chế và về các chính sách để khuyến khích việc kinh doanh được thuận lợi.
Theo niên giám WCY 2003 do trường đại học kinh doanh IMD của Thụy sĩ tung ra ngày thứ tư trong tuần qua, nền kinh tế của Hoa kỳ và Phần Lan là hai nền kinh tế có sức cạnh tranh nhiều nhất trên thế giới. Mặc dầu hai nền kinh tế này đang tạo lại cường lực cũ vì bị chiếc bong bóng của kỹ nghệ tin học và tài chánh xì hơi.
Phương thức khảo sát của IMD lần đầu tiên đã xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới bằng cách tách thành hai nhóm (groups) theo dân số, quốc gia có dân số trên 20 triệu người và những quốc gia có dân số dưới 20 triệu người.
Quốc gia có dân số trên 20 triệu dân gồm có 30 quốc gia đựợc xếp hạng có sức cạnh tranh thuận lợi theo thứ tự từ Hoa kỳ (100%, thứ nhất) cho tới Venezuala (9,811%, thứ 30). Ghi chú về đơn vị: dấu phết là dấu decimal theo cách ghi dấu của VN; thí dụ, 9,811% có nghĩa là gần 10%.
Trong các nền kinh tế thuận lợi lớn, theo thứ tự trong số này có Malaysia (72,872% hay hạng thứ tư), Đài Loan (69,283% hay hạng thứ 6), Thái Lan (58,416% hay hạng thứ 10) ), Trung quốc (50,813% hay hạng thứ 12), vùng Zhejiang của Trung quốc (47,354% hay hạng thứ 14), Nam Hàn (46,476% hay hạng thứ 15), Ấn độ (42,181% hay hạng thứ 20), Phi Luật Tân (37,851% hay hạng thứ 22) và Nga (24,584% hay hạng thứ 26) - Riêng Việt Nam không được xếp hạng trong loại kinh tế này vì có tính không ổn định, có thể là do chính sách phát triển kinh tế ngược chiều giữa thành phố Sài Gòn và Hanoi do nhà nước CSVN đang tạo ra.

Quốc gia có dân số dưới 20 triệu dân gồm có 29 quốc gia đựơc xếp hạng thuận lợi theo thứ tự từ Phần Lan (100%, thứ nhất) cho tới Jordan (27,768%, thứ 29).
Trong nền kinh tế thuận lợi thuộc nhóm nhỏ này, theo thứ tư người ta nhận thấy có Singapore (98,159% hay hạng thứ 2), Hong Kong (90,311% hay hạng thứ 4), và Tân Tây Lan (72,198% hay hạng thứ 14).
Theo ông nhà giám đốc Stephane Garelli của IMD, có một hậu quả là các quốc gia đang phát triển sẽ phát triển khó khăn hơn , vì Hoa kỳ sẽ cho bòn rút hết các nguồn vốn đầu tư trên thế giới. Ông cho biết :
"Có hai trái bom nổ chậm," ông cảnh báo khoản nợ của tập đoàn thế giới bao giờ cũng cao, còn tài sản như các quỹ hưu liễm hiện nay đã mất đi 2,8 ngàn tỷ Mỹ kim, một số vốn cần thiết để tài trợ các quốc gia và kinh doanh.
Các nền kinh tế quan trọng của Tây Âu cũng đang vật lộn với những việc thâm thủng, luật lệ quá khắt khe và việc cải tổ chính quyền. Trong số nền kinh tế này có Đức (hàng thứ 5), Anh (hàng thứ 7), và Pháp (hàng thứ 8)
Mỹ châu La tinh cần phải có sự ổn định và sự dự đoán được sau vụ kinh tế bị sụp đổ tại Argentina và Venezuala, theo lời của ông Garelli.
Tám vùng kinh tế thuận lợi đã được hội nhập để xếp chung vào loại nền kinh tế thuộc quốc gia, dựa theo bốn yếu tố thuận lợi với đủ các mặt: Economic Performance (thành quả kinh tế) với 75 tiêu chuẩn, Government Efficiency and Regulation (luật lệ và hiệu quả công quyền) với 81 tiêu chuẩn, Business Efficiency (hiệu quả kinh doanh) với 69 tiêu chuẩn và Infrastruture (hạ tầng cơ cấu) với 96 tiêu chuẩn.
Như vùng Sao Paulo đứng hàng thứ 13 trong nhóm kinh tế lớn có thuận lợi để cạnh tranh nhiều hơn chính Ba Tây, quốc gia của vùng này (đứng thứ 21), còn vùng Zhejiang của Trung quốc đứng thứ 14 ngay sau Trung quốc đứng hàng thứ 12.
Vùng Ile de France của Pháp (dứng hàng thứ 15) , kể cả Paris là vùng kinh tế thuận lợi để cạnh tranh trong nhóm kinh tế nhỏ hơn.
IMD tiết lộ chỉ có bốn quốc gia trong 59 quốc gia xếp hạng năm nay thấy Tổng sản lượng nội địa GDP đang teo lại.
"Tin vui là kinh tế thế giới không bị suy thoái. Tin xấu là không ai được biết nó thành hình ra sao," theo lời bình luận của ông Garelli.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.