Hôm nay,  

Mỹ Tìm Tù Binh MIA Nghi Từ VN Sang Nga

14/11/200600:00:00(Xem: 6387)

Mỹ Tìm Tù Binh MIA Nghi Từ VN Sang Nga

WASHINGTON -- Ba tổ chức cựu chiến binh Mỹ đã hiến tặng tiền để mua các bộ DNA nhằm giúp các nhà khoa học nhận dạng ra di cốt lính Nga -- để rồi có thể tận cùng giúp đưa di cốt lính Mỹ mất tích về lại Mỹ.

Các khoa học gia Nga sẽ dùng 500 bộ DNA để thu thập các mẫu máu từ các bà mẹ, cô dì hay anh chị em của lính mất tích từng phục vụ tại cựu Liên Xô và so sánh chúng với các di cốt chưa nhận dạng được.

Luật Hoa Kỳ không cho Bộ Quốc Phòng tài trợ hay cung cấp thiết bị cho các chính phủ ngoại quốc.

Artie Muller, cựu chiến binh Cuộc Chiến VN phục vụ từ 1965 tới 1967 và là người sáng lập tổ chức Rolling Thunder, nói là Bộ Quốc Phòng đã nhở nhóm này cung cấp các bộ DNA. Các hội VietNow và National Vietnam Veterans Foundation cũng góp sức vào.

Một số người tin có thể có lính Mỹ còn sống từ thời Chiến Tranh Lạnh, Cuộc Chiến Triều Tiên hay Cuộc Chiến VN tại Nga, nhưng phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Mỹ Larry Greer nói không có chứng cớ tù binh mất tích nào của Mỹ còn sống tại Nga.

Trung tá O'Hara và đồng đội đã đem lại ý nghĩa thật cho dòng chữ "Không bỏ lại 1 ai trên chiến trường" trong truyền thống của quân đội Hoa Kỳ - cho tới gần đây đội tìm kiếm vẫn còn lặn lội trong rừng tại nước Nga.

Đơn vị này đã tìm thấy xác của 1 phi cơ dường như bị bắn hạ năm 1951. Trường hợp này giúp cho bà Pat Dickinson hi vọng rằng sau cùng sẽ có câu trả lời về người anh là phi cơ do thám mất tich 55 năm trước.

Ngoài ra, phải kể đến hàng trăm tù binh Hoa Kỳ bị chuyển từ Bắc Hàn và Bắc Việt sang Nga, theo nhiều người nghi ngờ.

Sau ngày chế độ CS tan rã tại Liên-Xô, Hoa Kỳ và Nga đã nhanh chóng thành lập Uy Ban MIA - nhưng, khi quan hệ giữa 2 nước trở thành lạnh nhạt, công việc của cac chuyên viên tìm kiếm trở thành khó khăn.

Trung Tá O'Hara cho biết chuyên viên Hoa Kỳ được phép xem xét hồ sơ thời xô-viết, nhưng tài liệu cũ của Nga là vô giá trị, vì hầu hết đã bị chính quyền CS kiểm duyệt kỹ. Sau 13 năm hoạt động của Uy Ban, vẫn còn nhiều gia đình ngóng chờ tin tức về thân nhân mất tích tại Nga hơn nửa thế kỉ trước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.