Hôm nay,  

Hội Thương Phế Binh QLVNCH Ra Mắt Đồng Hương NSW

13/11/200600:00:00(Xem: 2870)

Sinh hoạt cộng đồng: Hội Thương Phế Binh QLVNCH Ra Mắt Đồng Hương NSW

SYDNEY: Trong suốt những năm tháng dài của cuộc chiến tranh Việt Nam, hình ảnh người thương phế binh VNCH luôn luôn ngự trị một cách đặc biệt trong tâm hồn của người dân Việt. Sau 1975, cùng với kết cục bi thảm của tổ quốc và dân tộc Việt do người CS gây ra, số phận của những người thương phế binh VNCH cũng bị chìm đắm với vận nước, và những nỗi đau khổ, những mất mát của họ luôn luôn đè nặng trong tâm hồn của tất cả những người Việt yêu tự do, đặc biệt là những người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. Vì vậy, có thể nói trong suốt thời gian ngót 32 năm qua, hầu hết những người Việt yêu tự do trong và ngoài nước đều âm thầm tìm cách giúp đỡ những người thương phế binh VNCH trong khả năng hạn hẹp của mình. Cũng chính vì mang trong lòng tâm trạng luôn luôn biết ơn người thương phế binh VNCH, nên tối Thứ Sáu, 3 tháng 11 năm 2006, tại Nhà Hàng Crystal Palace, Canley Heights, đông đảo quý vị lãnh đạo cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, truyền thông cùng trên dưới 700 đồng hương đã tham dự buổi dạ tiệc chính thức ra mắt Hội Thương Phế Binh QLVNCH/ NSW, với một tấm lòng yêu thương thiết tha và sự hậu thuẫn nhiệt tình chưa từng thấy dành cho Hội.
Sau phần chào quốc kỳ và hát quốc ca Úc, Việt, và phút mặc niệm, ông Vũ Đức Nhân, Trưởng ban Tổ Chức, đã đọc diễn văn chào mừng quan khách và đồng hương. Ông khẳng định, ngày nào CS còn thống trị trên quê hương Việt Nam, ngày đó, thương phế binh QLVNCH còn phải chịu đựng trăm ngàn khốn khổ, cơ cực. Do đó ông tin tưởng, tất cả người Việt yêu tự do luôn biết ơn và tích cực giúp đỡ thương phế binh VNCH.
Sau đó là phần phát biểu của ông Trần Thanh Thủy, Chủ tịch Hội TPB QLVNCH/NSW. Mở đầu, ông Thuỷ nhắc nhở mọi người biết đến một sự thật, trước năm 1975, chính phủ VNCH đã có đường lối, chính sách, chăm sóc và đãi ngộ xứng đáng đối với TPB QLVNCH và vợ con của họ. Ông nói: "Bộ Cựu Chiến Binh trước 1975 ngoài việc cứu xét trợ cấp tài chánh hàng tháng theo cấp độ tàn phế còn chấp thuận cho thành lập Tổng Hội Thương Phế Binh QLVNCH năm 1969 và lần lượt các cư xá, các Làng Thương Phế Binh được dựng ra, con em Thương Phế Binh được chính phủ quan tâm cho đi học đến nơi đến chốn." Sau đó, ông Thuỷ nêu bật sự dã man, tàn bạo, vô nhân đạo của CSVN đối với TPB QLVNCH khi CS chiếm được Miền Nam tự do. Ông cho biết: "Ngày 30.4.75 sau khi dứt điểm cưỡng chiếm miền Nam. Chánh quyền mới do tập đoàn CSVN lãnh đạo đã áp dụng chính sách trả thù, trục xuất Thương Phế Binh ra khỏi nơi cư trú tại các Làng Phế binh, mặc cho họ lang thang đầu đường, xó chợ, gầm cầu, có người phải chọn nghĩa địa bãi tha ma làm nơi cư trú. Một số khác phải chịu đựng sự cô lập nơi rừng thiêng nước độc vùng "Kinh Tế Mới", thuốc men thiếu thốn khiến một số lớn Thương Phế Binh gục ngã với bao nỗi oan khiên và ra đi thầm lặng tức tửi." Ông cũng trình bầy 3 mục tiêu chính của Hội TPB QLVNCH/NSW là: "1. Ái hữu và tương trợ. 2. Tích cực giúp đỡ các Thương Phế Binh QLVNCH đang gặp khó khăn tại quê nhà. 3. Tùy vào khả năng cá nhân: Góp phần hỗ trợ xây dựng Cộng Đồng Người Việt Tự Do; và tích cực tham gia công tác của Hội Cựu Quân Nhân địa phương".
Ông Trần Đức Nhuận, Chủ tịch Hội CQN/ QLVNCH/NSW, cũng lên tiếng ca ngợi và bầy tỏ lòng biết trước những hy sinh to lớn và cao cả của người thương phế binh VNCH. Ông cũng hoan nghênh việc Hội Thương PB được thành lập và khẳng định sự hậu thuẫn của Hội CQNQLVNCH/ NSW dành cho Hội TPB.
Tiếp đến, LS Võ Trí Dũng, Chủ tịch CDDNVTD/ NSW phát biểu, hoan nghênh việc thành lập Hội TPB QLVNCH, khẳng định sự hậu thuẫn của cộng đồng dành cho Hội, đồng thời ca ngợi những hy sinh xương máu của TPB QLVNCH trong cuộc chiến tranh chống CS bảo vệ tự do cho Miền Nam.
Sau đó, ông Mai Đức Hoà, Chủ tịch Tổng Hội CQN/QLVNCH/UC, lên phát biểu, nhắc đến những nguyện vọng thiết tha muốn thành lập hội thương phế binh được Tổng Hội cũng như các Hội cựu QN tại các tiểu bang, ấp ủ từ nhiều năm qua. Ông cũng bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa dành cho tất cả những người chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh xương máu, trong đó có những người đã vĩnh viễn nằm xuống trên quê hương VN, để tất cả mọi người hiện diện có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông cũng hy vọng, Hội TPB sẽ một mặt có những đóng góp cụ thể và hữu ích trong việc xoa dịu phần nào những đau thương mà người thương phế binh VNCH đang phải gánh chịu tại quê nhà; đồng thời có những cống hiến tích cực trong việc bảo vệ và xây dựng cộng đồng NVTD ngày một lớn mạnh.
Tiếp theo, BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CDDNVTD/UC, xác nhận một thực tế hiển nhiên: Tất cả chúng ta đều mang một món nợ đối với những người thương phế binh QLVNCH. Từ thực tế hiển nhiên đó, đáng lẽ Hội TPB phải có từ lâu. BS cũng cầu chúc Hội TPB tiếp tục phát triển để giúp đỡ các thương phế binh VNCH vì không ai hiểu và thông cảm họ bằng chính những người thương phế binh và quân nhân QLVNCH.


Đặc biệt, ông Võ Đại Tôn, trong tư cách một người lính VNCH, đã lên phát biểu bằng những lời tâm huyết, lay động nhân tâm. Ông mở đầu bằng những lời tâm tình chân thành và vô cùng xúc động: "Trong tinh thần sắt son Huynh Đệ Chi Binh, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và hoan nghênh sự thành lập Hội Thương Phế Binh QLVNCH tại tiểu bang NSW, Úc Châu, và xin cầu nguyện Hồn Thiêng Sông Núi ban ơn lành xuống cho quý Chiến Hữu trong những tháng năm còn lại của cuộc đời không một ngày tàn phế trong nghĩa Đấu Tranh". Ghi nhận và biết ơn trước những hy sinh vô cùng to lớn và ý nghĩa của những người thương phế binh QLVNCH trong cuộc chiến tranh VN, ông nói: "Từ lượng từ bi của đất trời, từ lòng hào sảng của định mệnh, các anh đã trở về từ chiến địa với thân xác không còn nguyên vẹn, qua những lần đem máu xương để vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mong được một phần cứu nguy Tổ Quốc. Trên mảnh đất quê hương, tại một vùng trời nào đó, từ Đức Cơ đến Đồng Xoài, từ U Minh Bình Giả đến hàng trăm ngàn địa danh bất tử, các anh đã để lại một phần máu thịt xác thân, pha thêm màu vàng son hoành tráng trên bức tranh thần kỳ của Dân Tộc vĩnh hằng. Cho dù tôi có phải quỳ xuống cũng không ôm hết được một vòng tay thịt xương các anh đã hòa chung màu đất Mẹ, ân tình này mang nặng đến nghìn sau." Ông cũng đã làm cho tất cả mọi người hiện diện vô cùng xúc động, khi tái tạo những hình ảnh bi thương của người thương phế binh VNCH qua giọng nói nghẹn ngào: "Bóng dáng đen thẩm bên vệ đường, chai đá cùng nắng mưa, một nửa thân hình còn lại gượng ngồi trên chiếc xe lăn gãy gọng, hoặc di chuyễn bằng hai bàn tay bám chặt vào hai mảnh gỗ gập ghềnh. Từng tấm vé số nhàu nát trên một cánh tay còn lại, cầu mong có được người mua. Một bát cơm thừa mà vành chén đang cố che dấu ánh mắt kiêu hãnh một thời, đành chấp nhận sự chia sẻ xót thương của đồng loại nhưng sẳn sàng chối bỏ những củ chỉ ngạo mạn gọi là bố thí ban ơn.  Bóng dáng của người chỉ có một năm tuổi lính nhưng lại triền miên 37 năm nằm liệt vì viên đạn thù xuyên suốt cột lưng. Người mẹ già lần mò đút cho từng muổng cháo, từng cốc nước qua ngày, nhìn xác thân con mà nước mắt của tình mẹ không còn vì đã cạn khô với bàn tay run rẩy nuôi con xuyên suốt chặng đường dài khổ nạn.  Bóng dáng của người ngồi vá xe đạp bên cột đèn mờ nhạt, mong đừng bao giờ gặp lại người quen đã từng biết mình một thời chỉ huy đơn vị. Còn bao nhiêu hình bóng nữa, làm quặn đau một thế hệ còn sót lại hôm nay, sau cuộc chiến hùng tráng nhưng khắc khoải vì bị bức tử trên đoạn đường chiên binh. Còn bao nhiêu hình bóng nữa, cần phải soi rọi lại cho nhiều thế hệ tương lai để lương tâm không bị nhiểm độc tàn phế. Luôn cả lương tâm nhân loại nếu nhân loại còn có lương tâm.  Xác thân không còn nguyên vẹn của các anh là sử liệu viết bằng máu. Một  thân hình tàn phế với đôi mắt mù lòa, hay chỉ một cánh tay còn lại của các anh cũng đủ để chỉ thẳng vào mặt thủ phạm đã đưa toàn Dân Tộc vào chặng đường ô nhục hôm nay." Cuối cùng, ông Võ Đại Tôn khẳng định một sự thực cùng niềm tin son sắt: "Cho dù phải chịu nghĩa danh xưng là Thương Phế Binh, nhưng tôi tin tưởng rằng các anh chỉ  mang nặng nỗi đau của những nét tàn phai chứ không bao giờ chấp nhận trở thành phế thải. Trong xã hội hôm nay, có những con người còn nguyên vẹn xác thân nhưng lương tâm đã bị tàn phế. Chúng tôi, những người mà lương tâm chưa một lần cúi mặt, đang cận kề các anh để cùng dìu nhau tiếp bước cho trọn nghĩa ân tình chung thủy. Nếu chưa được vinh dự chia máu cùng các anh thì chúng tôi cũng xin gánh chia một phần khổ nạn, để rồi mai đây chúng ta sẽ cùng chia cho nhau những nụ cười vinh quang cùng Tổ Quốc trong Tự Do Dân Chủ, nồng ấm Tình Người."
Với tấm lòng biết ơn thương phế binh VNCH của hơn 700 đồng hương, buổi dạ tiệc ra mắt Hội TPB QLVNCH/NSW đã diễn ra thành công qua tài điều khiển chương trình vững vàng, giọng nói to rõ ràng, dõng dạc và mạch lạc của MC Nguyễn Văn Sỹ; cùng những tiết mục văn nghệ đặc sắc của ca đoàn Hương Ca, Bốn Phương, ban nhạc Little Fingers, và sự đóng góp ngày càng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng và quyến rũ của Phan Tuấn và Thuỳ Hương.
Sau buổi dạ tiệc, trên đường ra về, mỗi người đều hiểu rõ, với bản chất tàn nhẫn, bất nhân, vô nhân đạo của CSVN trải dài suốt thời gian hơn nửa thế kỷ, chắc chắn, tại VN, thương phế binh VNCH đã và đang phải chịu đựng không biết bao nhiêu là bi kịch. Vì vậy, tấm lòng biết ơn người thương phế binh VNCH trong lòng mỗi người cần phải được biến thành hành động cụ thể, để bên cạnh việc quyên góp giúp đỡ thương phế binh, người Việt yêu tự do còn có bổn phận, trước sau như một duy trì lập trường đấu tranh chống CS, để trong một tương lai không xa, chủ thuyết CS sẽ vĩnh viễn bị quét sạch trên quê hương VN thân yêu. Làm được như vậy, chúng ta mới thực sự mang lại niềm an ủi to lớn, lòng tự hào vô bờ bến cho không những người thương phế binh VNCH, mà còn cho tất cả anh linh của tất cả những người dân, người lính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Miền Nam tự do.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.