Hôm nay,  

Nạn Phân Hóa Iraq

02/11/200600:00:00(Xem: 5208)

Nạn Phân Hóa Iraq

Chuyện dài Iraq còn lâu mới kết thúc. Điểm gồ ghề nổi bật nhất trong tuần này là việc Thủ tướng đương thời của Iraq, ông Nouri al-Maliki, đã trao cho đám dân quân Mahdi của Giáo sĩ al-Sadr (Shi-a), nổi tiếng chống Mỹ, một thắng lợi chiến thuật quan trọng. Đó là ra lệnh cho quân đội Iraq có Mỹ yểm trợ, chấm dứt việc bao vây và ruồng xét thành phố Sadr, cứ điểm của al-Sadr, ở sát bên thủ đô Baghdad. Tại sao có chuyện tréo cẳng ngỗng này làm Mỹ mất mặt" Mọi việc rắc rối bắt đầu từ tuần trước, khi một binh sĩ quân đội Mỹ, gốc người Iraq kết hôn với một cô gái Iraq, đã bị một đám dân quân bí mật bắt cóc, nên Mỹ phải cùng quân của chính quyền Iraq mở một cuộc bao vây khu Sadr, ruồng bố gắt gao để tìm lính bị mất tích, cho đến nay vẫn bặt tăm.

Từ tuần trước chính phủ Bush cũng đã có chuyện gay cấn với Thủ tướng Maliki, người thuộc hệ Hồi giáo Shi-a. Đại sứ Mỹ ở Iraq, ông Khalizad tiết lộ chính phủ Bush đang chỉnh lại chiến lược ở Iraq, trong đó có việc định ra từng kỳ hạn để buộc chính quyền Iraq phải tự đảm nhận dần dần việc bảo toàn an ninh và trật tự và ông nói Maliki đã đồng ý về lịch trình này. Ngay sau đó ở Baghdad, Maliki bực tức nói ông đã không được tham khảo gì trước về việc đó và như vậy Mỹ đã lấn vào chủ quyền hành động của chính phủ Iraq. Maliki còn nói chính phủ Mỹ vì nhu cầu tranh cử sắp tới đã tự ý làm như vậy. Ông nhấn mạnh: "Tôi là người bạn đồng minh của Mỹ chớ không phải người của Mỹ". Vì chuyện nổ lớn nên cuối tuần qua Tổng Thống Bush đã phải vội vã mở một cuộc nói chuyện qua video với Maliki, rồi sau đó có lời tuyên bố chung cho biết đại khái hai bên đồng ý trao dần quyền kiểm soát lãnh thổ cho chính quyền Iraq. Dĩ nhiên khi chính quyền Iraq tự lo được nội an, quân đội Mỹ sẽ có thể rút dần về. Nhưng không thấy nói đến lịch trình và thời điểm kỳ hạn.

Chuyện Iraq tự lo lấy an ninh để bảo vệ dân chúng có vẻ là chuyện đường xa. Vì trước mắt, ngay cả an ninh ở khu Sadr sát bên Baghdad, Maliki cũng không tự lo được nói chi đến ở đâu khác. Thái độ của Maliki đối với dám dân quân Mahdi của Sadr dễ hiểu. Vì Maliki lên làm Thủ tướng một phần cũng nhờ sự ủng hộ của nhóm dân biểu trong Quốc hội theo giáo sĩ Sadr. Vậy tại sao Mỹ không dùng áp lực truất phế Maliki để tìm người khác thay thế" Nên nhớ Iraq đã có chính quyền dân chủ, không ai có quyền chỉ định và chấp thuận Thủ tướng Iraq ngoài Quốc hội Iraq. Quốc hội này đã được dân bầu ra một cách tự do có quốc tế kiểm soát hồi đầu năm 2005. Chính phủ Bush ca ngợi coi như một sự thành công lớn trong bước đầu xây dựng chế độ dân chủ ở nước này. Thế nhưng đây cũng là bài học lớn cho một nước bị phân hóa nặng nề như Iraq bỗng dưng được có bầu cử tự do từ bên ngoài đem đến, trong khi lại không được chuẩn bị, học hỏi cho quen với nếp sống dân chủ.

Ở phía Bắc Iraq, có người Kurd, một sắc dân không phải A rập, chiếm 12% dân số của Iraq. Họ theo Hồi giáo Sun-ni gần gụi với Thổ Nhĩ Kỳ hơn. Ở miền Trung có dân A Rập theo hệ Sun-ni 30%. Ở miền Nam, có dân A rập theo hệ Shi-a (58%). Sự khác biệt chủng tộc không có hệ quả nặng bằng sự phân hóa tôn giáo giữa Shi-a và Sun-ni. Sự chém giết đẫm máu hàng ngày xẩy ra từ năm 2003 đến nay đã khiến hàng trăm ngàn người dân Iraq thuộc hai hệ phái và cả sắc tộc chết thảm. Shi-a thù hận Sun-ni, vì khi Saddam Hussein (Sun-ni) cầm quyền, có hàng chục ngàn người Shi-a bị giết một cách dã man. Người Kurd ở phía Bắc cũng bị chế độ Saddam và đảng Baath của Sun-ni đàn áp tàn bạo, kể cả bằng bom hơi ngạt, nên dù là Sun-ni họ cũng thù hận Sun-ni của người Ả rập. Chính vì có sự phân hóa sắc tộc và tôn giáo, nên mới đây có đề nghị thành lập chế độ Liên bang cho Iraq, trong đó có ba bang Kurd, Sun-ni và Shi-a. Nhưng đề nghị này xét ra không thực tế, vì nếu cả ba thành phần dân chúng đó không có nếp sống dân chủ vững chắc thì sớm muộn cuộc nội chiến liên bang sẽ xẩy ra.

Trong Quốc hội Iraq hiện nay vẫn có sự chia rẽ giữa ba thành phần nói trên, mặc dù phe Shia-a chiếm đa số nhưng trong chính phe này cũng có sự phân hóa giữa các chính đảng nhỏ nằm trong hệ Shi-a. Khi bầu Thủ tướng, các phe phái đó đã phải mặc cả với nhau gay go hàng tuần lễ mới hội được đa số để bầu cho ông Maliki. Bây giờ nói đến việc chính quyền Maliki có thể có đủ khả năng để thay thế quân Mỹ tự lo lấy vấn đề bảo vệ nội an, tình thế lại càng phức tạp hơn nữa. Bởi vì nguyên nhân quan trọng nhất của nạn phân hóa phe phái không phải là sắc tộc hay tôn giáo, mà là quyền lợi kinh tế, đặc biệt là quyền lợi dầu lửa. Nơi nhiều dầu lửa nhất là khu vực của người Kurd ở phía Bắc trải dài xuống dưới dọc theo biên giới của Iran. Nơi nhiều dầu thứ hai là khu phía Nam của người Shi-a xuống tận bờ biển vịnh Ba Tư. Phe Sun-ni ở miền Trung Iraq hầu như không có giếng dầu, chỉ có hai giếng nằm ở gần khu người Kurd và đang bị người Kurd đòi lại vì thuộc lãnh thổ của họ trước đây. Phe Sun-ni theo đảng Baath nổi loạn không phải vì tôn giáo hay sắc tộc mà vì dưới thời Saddam họ được hưởng 70% quyền lợi dầu lửa, bây giờ họ chỉ được chia có 20%.

Trước đây Mỹ đã trong cậy vào Thủ tướng Iraq để tìm cách san bằng những bất đồng giữa các phe phái ở Iraq, nhưng tình hình hiện nay cho thấy Maliki đã thất bại, Iraq rõ ràng đang đi lần đến thế ngày càng hỗn loạn thêm. Sau khi Maliki ra lệnh chấm dứt việc bao vây thành phố al-Sadr, cư dân thành phố này đã biểu tình hoan hô "chủ quyền của Iraq đã được xác nhận" và uy tín giáo sĩ al-Sadr càng lên cao hơn nữa. Về mặt xây dưng một lực lượng Cảnh sát cho Iraq, có nhiều dấu hiệu không mấy phấn khởi. Lực lượng này đã bị ảnh hưởng bởi các toán dân quân và bất lực trước nạn khủng bố và nổi dậy. Vậy bao giờ chính quyền Maliki có thể cáng đáng nổi an ninh và trật tự, để bớt gánh nặng cho quân đội Mỹ" Câu hỏi được đặt ra vào đúng lúc dân Mỹ sắp đi bầu là điều bất lợi cho TT Bush và đảng Cộng Hòa. Có lẽ còn phải chờ xem kết quả bầu cử mới có thể biết đường lối chiến tranh Iraq có gì thay đổi hay không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.