Hôm nay,  

Theo Đường Hoa Rụng Về: Tưởng Niệm Thầy Giác Thanh

20/10/200100:00:00(Xem: 6789)
Trong những giờ phút cuối của cuộc đời, trước khi rời cõi thế gian ra đi, nhiều người bị khổ vì cơ thể đau đớn, nhiều người phiền não vì những hệ lụy tình cảm… Nhưng cái chết của Thầy Giác Thanh ngày 15 tháng 10 vừa qua thì rất thanh thản, nhẹ nhàng. Vốn là người yêu thiên nhiên, ông Thầy đã tu theo đạo Bụt từ mấy chục năm đó có cuộc sống và cái chết đẹp đẽ như chuyện Đi, Về trong những con đường đầy hoa cỏ.

Chỉ mới nửa tháng trước, vào cuối tuần chót tháng 9, khi về tu viện Lộc Uyển (vùng Escondido) để ngắm trăng trên núi và tham dự "Ngày Gia Đình" do nhóm Mosaic tổ chức tại đây, HK. còn được ngồi nghe Thầy cười nói như một người bình thường, tuy cơ thể của Thầy đang tới hồi hoại diệt.

Khi biết cục buớu trong gan đã quá lớn, cần phải thử nghiệm thêm để tìm cách chữa trị, Thầy Giác Thanh đã từ chối và xin Bác sĩ cho về Lộc Uyển để an dưỡng những ngày tháng còn lại trong khung cảnh an lạc của núi rừng Đại Lão Sơn. Thầy sung sướng trong căn phòng nhỏ đơn sơ của ông thầy tu, có võng treo sân trước, từ đó thầy có thể nằm ngắm núi non chập chùng trước mắt. Phòng thầy có bộ đồ trà và chút trà ngon, là thứ thầy ưa thích nhất. Tuy cơ thể thầy đã tới hồi suy kiệt, trầm trọng vì những tàn phá của bệnh tiểu đường từ mấy chục năm, nét mặt thầy vẫn trong sáng, tươi vui và thầy vẫn không ngớt đem nguồn vui tới cho những người tới thăm viếng. Ngồi gần cái võng thầy nằm, nhìn thấy hai ống chân đen xạm của thầy, tôi tự hiểu, lần gặp gỡ này, có lẽ là lần chót mà thôi!

Vì đau nặng nên Thầy Giác Thanh không theo Sư Ông Nhất Hạnh được trong chuyến hoằng pháp tại Trung Quốc kỳ này. Nhưng bù, lại,Thầy đã được hưởng một niềm vui đặc biệt vì có tớiù ba vị Thượng Tọa đồng tu từ xưa đã đến Lộc Uyển và ở chơi với Thầy cả tháng trước. Đó là các thầy Phước Tịnh, Minh Nghĩa và Thông Hội, cũng là các môn sinh của Hòa Thượng Thanh Từ trong thập niên 1970. Ba vị tăng sĩ ấy đã làm xong chiếc cổng nhỏ có mái cói bên cạnh mấy khóm trúc, giống y như cảnh một thảo am xưa. Thầy Giác Thanh ngày ngày ra võng nằm ngoài sân, thưởng thức cảnh dựng cổng cửa của các huynh đệ. Cái cửa ngõ mộc mạc làm bằng mấy thanh gỗ đơn sơ nhưng chất chứa bao ân tình. Ba vị huynh đệ đã lâu không gặp, nay nên có duyên tới Lộc Uyển thăm nom và hộ trì cho Thầy, một đồng môn dễ thương nhất của họ trong những giờ phút cuối.

Theo lời thầy Chân Pháp Đăng (tu viện Rừng Phong) kể lại, Thầy Giác Thanh tuy có dáng vẻ rất thư sinh, nhưng trái tim lại can trường hiếm có. Trong chuyến vượt biển đầu thập niên 80, Thầy Giác Thanh đã đơn phương đứng ra can thiệp với nhóm cướp biển Thái Lan khi thấy người cùng thuyền bị hiếp đáp quá khổ. Một tên cướp đánh thầy văng xuống biển, may sao chiếc áo vàng của nhà sư lại bị xổ tung ra, khiến cho nhóm hải tặc hồi tâm ngay và bỏ đi, không tiếp tục bạo hành thêm nữa. Thầy được vớt lên và khi qua Mỹ, tiếp tục tu hành một thời gian rồi về tu viện Làng Mai, sinh hoạt trong môn đình của Sư Ông Nhất Hạnh.

Theo lời kể của Cư Sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Cư Sĩ có được nghe Thầy Giác Thanh kể là khi Thầy mới định cư ở Mỹ đã xin vào tu học ở một Thiền Đường Đại Hàn dòng Lâm Tế tại Pennsylvania một thời gian (không nhớ rõ vài tháng hay vài năm), sau đó Thầy Giác Thanh về cư trú ở Chùa Giác Hoàng, Washington DC và ghi danh học về Tâm Lý Học tại NOVA Community College ở Arlington, Bắc Virginia, trước khi bay qua Paris ở với Thầy Nhất Hạnh (hơn một thập niên trước).

Theo lời Cư Sĩ, Thầy Giác Thanh đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng Phật Tử vùng Hoa Thịnh Đốn. Nơi đây, Thầy Giác Thanh kết thân với Thượng Tọa Thích Phụng Sơn - một truyền nhân Dòng Tào Động Nhật Bản, và hiện là sáng lập Dòng Từ Bi ở San Diego - và nhà văn Phan Tấn Hải.

Cũng theo lời Cư Sĩ, Thầy Giác Thanh từng tu Thiền Công Án nơi dòng Lâm Tế Đại Hàn ở Pennsylvania, ưa thích đọc sách của Krishnamurti và sách của Chư Tổ Trung Hoa.

Cư Sĩ Nguyên Giác cho biết vẫn nhớ như in hình ảnh cuối cùng: Thầy Giác Thanh nằm trên giường sau vài giờ viên tịch, mà khuôn mặt vẫn tươi tắn và hiền hòa, với tờ giấy chép bài thơ đặt trên ngực Thượng Tọa. Bài thơ này do HT Nhất Hạnh từ Trung Quốc fax về:

"Trượng phu tiếng đã biết
Việc đáng làm đã làm
Tháp vừa dựng sườn núi
Tiếng cười trẻ đã vang
14-10-2001
Gửi sư em Giác Thanh
(Ký tên:) Nhất Hạnh"

Thượng Tọa Phước Tịnh còn nhắc tới một chuyện can trường khác: khoảng thập niên 1960, có lẽ vào năm 1963 hay 64 chi đó, Thầy Giác Thanh đã quyết định chặt bàn tay trái để cúng dường Tam Bảo, cầu nguyện cho Hòa Bình. Nhưng vì cái búa quá cùn, nên học sinh Lê Văn Hiếu (thế danh của Thầy Giác Thanh), không thể chặt đứt được tay mình! Sau đó Thầy xuất gia tại chùa Tân Mỹ, tỉnh Long Xuyên.

Thầy Giác Thanh được đưa vô bệnh viện ba ngày trước khi thị tịch. Ba ngày đó thầy bị đau rất nhiều, máu tuôn ra xối xả, khiến cho các bác sĩ đành phải chấm dứt việc lọc máu. Tuy chất độc ngày càng nhiều làm cho Thầy đau đớn hơn, nhưng Thầy vẫn tiếp tục mỉm cười, trò chuyện và an ủi các đồng môn. Khi đau quá sức, thầy chỉ duỗi gập đầu gối và thở gấp hơn, mặt hơi nhăn lại, các sư em biết ý, xin y tá chích thuốc giảm đau là Thầy lại nằm yên ngay. Khi bớt đau là nét mặt Thầy lại tươi cười, nhẹ nhõm, dù là trong giấc ngủ, khiến cho các bác sĩ và y tá trong nhà thương đều rất ngạc nhiên và thán phục. Thầy Giác Thanh xưa rày vẫn thường trao đổi với các huynh đệ đồng tu về chuyện sống chết một cách thanh thản nhẹ nhàng, nhiều khi diễu cợt nữa. Vậy nên dù làø nằm chờ ra đi trong bệnh viện, Thầy vẫn làm cho bầu không khí trong phòng được thấm nhuần an lạc. Ai vô thăm viếng Thầy đều được hưởng cái đức vô úy đó của Thầy.

Một vị huynh đệ nói đùa:"Nay Thầy sắp lên Niết Bàn rồi, Thầy nên viết lại vài bài thơ chứ"".

Thầy Giác Thanh cười cười: "Ui chà, bây giờ mệt quá, viết hổng được đâu! Thôi để tui lên tới Niết Bàn rồi viết gởi về nghe!".

Thầy đôi khi tự diễu mình là một "Thầy tu làm biếng", vì sức yếu ít hoạt động. Nhưng thật ra, chỉ với nụ cười trẻ thơ và dáng điệu nhẹ nhàng thanh thản, Thầy đã giúp biết bao người vơi bớt khổ đau rồi. Người Mỹ, người Pháp, người tứ xứ và người Việt Nam, những ai tới Làng Mai hoặc theo học các khóa tu, nếu có duyên tiếp xúc hoặc tham vấn với Thầy đều có lòng cảm mến đặc biệt con người chân chất và hiền hậu ấy.

Một thanh niên Mỹ gốc Tây Tạng coi thầy như một người cha tinh thần, đã chỉ về được Lộc Uyển sau khi thầy tịch. Đứng bên quan tài, anh ôm mặt khóc nức nở thật lâu. Nhưng nếu anh được gặp trước khi thầy lâm chung, thì chắc Thầy đã nói chuyện Sinh Tử nhẹ tênh cho anh nghe để bớt khổ rồi.

Mỗi khi chúng ta đau yếu hay bị bệnh, tinh thần mình thường bị sa sút rất nhiều. Bao nhiêu phiền não nổi lên, đụng chuyện gì cũng sân si hơn thường ngày. Nhưng đối với Thầy Giác Thanh, nhược điểm bình thường đó của con người hình như không có nơi thầy. Cái thân thầy yếu ớt bao nhiêu thì tinh thần thầy lại thanh thản bấy nhiêu. HK tôi được nói chuyện qua điện thoại với thầy một ngày trước khi thầy vô bệnh viện. Thầy muốn mời mấy anh em xuống uống trà và trao đổi với Thầy về chuyện thực tập Chánh Niệm trong không khí đang nhiễm độc của khủng bố và chiến tranh hiện nay, nhưng chúng tôi đã không kịp xuống!

Sau khi Thầy mất hai ngày, tu viện Lộc Uyển đã rước linh quan của Thầy về thiền đường Trăng Rằm của tu viện để bà con Phật tử được viếng thăm lần chót. Nhìn Thầy nằm thanh thản, ai cũng nghĩ Thầy quả là một vị hành giả đã sống và đã chết thật nhẹ nhàng, giống như chuyện Đi, Về thăm nom hoa cỏ bình thường của thầy mà thôi. Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm thời xa xưa đã viết về lối sống đó như sau:

" Thỉ tùy phương thảo Khứ
Hựu trục lạc hoa Hồi "

Xin tạm dịch là :
Men lối cỏ thơm Đi
Theo đường hoa rụngVề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.