Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Chuyện Của Vợ Tôi: Tình Vẫn Thiên Thu

23/10/200600:00:00(Xem: 4035)

Mỗi tuần một chuyện của vợ tôi: Tình Vẫn Thiên Thu

Sau lễ "service" (lễ cầu siêu) cho ông Peter bố mọi người ra đứng trước cửa nhà thờ hàn huyên trước khi chia tay nhưng trên mặt còn nặng nét xúc động không phải vì qúa thương tiếc cho ông Peter mà vì bài nói chuyện của ông luật sư Morgan về ông Peter. Mọi người bắt tay từ giã hẹn sẽ gặp nhau lại vào ngày tới để đưa linh cửu ông Peter ra nghĩa trang. Trên đường về Yến hỏi tôi:
- Kỳ quá nhỉ anh nhỉ" Lâu lâu mình đến chơi thì thấy ông bà ấy vui vẻ mà sao lại lục đục đòi ly dị nhau ở tuổi bẩy mươi thì kỳ thiệt.
- Thì người Mỹ mà lị. Họ muốn ly dị là ly dị chứ đâu có như tôi sướng khổ đắng cay cũng cứ cắn răng chịu đựng cho vừa lòng vợ con…
Yến nguýt tôi rồi lặng yên không nói. Tôi biết trong đầu nàng còn thắc mắc về ông Peter bố. Ông bà Peter là người trong hội nhà thờ Lutheran hăng hái và quan tâm nhất trong việc chăm sóc khi nhà thờ bảo trợ gia đình tôi vào Mỹ hơn ba mươi năm về trước. Tôi gọi ông ta là Peter bố vì người Mỹ gọi ông ta là Peter senior vì con trai lớn ông ta cũng là Peter kể cả tên đệm nên gọi là Peter Junior hay là Peter con. Vì ông bà rất tử tế với gia đình tôi nên tụi tôi coi như là chú bác thân tình, gặp dịp tết nhất hay lễ lậy tôi dẫn Yến và các con đến thăm viếng qùa cáp, lần nào Yến cũng kèm một tá chả giò nên ông Peter và bà vợ là Elain thích lắm. Vì con cái ông bà đều ngang tuổi tôi và ở những tiều bang khác nên ông bà coi gia đình tôi như thân thuộc. Thỉnh thoảng đến thăm tôi thấy ông bà vui vẻ và hoà nhã với nhau rất hạnh phúc. Khi gọi vợ ông Peter lúc nào cũng "honey" còn bà Elain lúc nào cũng "yes dear" hay "no dear" chứ không khô khan như tôi với Yến.
Ba bữa trước có ông Robert một hội viên khác ở nhà thờ gọi cho tôi hay là bà Elain nhờ ông báo cho tôi biết là ông Peter bố đã chết vì bịmh tim và hội viên nhà thờ có một "service" cho ông Peter bố vào hôm nay và sẽ chôn cất vào chiều mai. Người Mỹ họ gọi là "service" thì tôi biết là service thế thôi chứ không phân biệt như người mình là cầu siêu (cho người chết) hay cầu an (cho người sống). Đám ma hay lễ cầu siêu của Mỹ thì nó khác Việt Nam ta. Người mình thì vợ con cháu chắt phải khóc cho thảm thiết hay là sụt sùi nức nở để tỏ lòng thương tiếc và hiếu thảo. Đám ma ông Peter không có tiếng sụt sùi mà khi cầu kinh xong thì hết ông Peter con đến bà con gái rồi bạn thân lên kẻ đệm dương cầm hay guitar ca vài bản cho ông Peter bố nằm trong quan tài nghe chơi. Kế tiếp là phần nói chuyện kể những kỷ niệm với ông Peter của những người thân hay bạn bè nhất là các giới chức trong nhà thờ. Đến phần nói chuyện của ông luật sư Morgan thì nghe đến đâu mọi người đều lặng người đi đến đó vì ngạc nhiên có lúc tràn trề nước mắt. Ông Morgan tự giới thiệu và kể rằng:
- Thưa qúy vị. Tôi là luật sư Morgan, lo hồ sơ ly dị của ông Peter Sr. và bà Elain tuần trước…
Nghe vậy tất cả mọi người trong nhà thờ đều "Ồ" lên một tiếng lớn và nhìn về phía bà Elain... Nhất là con cái ông Peter ngó mẹ chừng như muốn hỏi tại sao. Ngạc nhiên là phải vì ông bà Peter và Elain là một cặp vợ chồng đầm ấm và đã bẩy mươi tuổi rồi còn ly dị làm gì… Ông Morgan chậm rãi nói tiếp:
- Tháng trước tôi rất ngạc nhiên khi một cặp vợ chồng già mà sau đó tôi được biết đã xấp xỉ bẩy mươi tuổi đến văn phòng tôi nhờ làm thủ tục ly dị đó là ông bà Peter và Elain của chúng ta đây. Tôi hỏi lý do thì ông bà cho biết rằng cuộc hôn nhân của ông bà suốt bốn mươi năm qua không được êm thắm và tự đầy ải nhau trong cuộc sống thiếu ấm cúng. Nhưng vì con cái mà ông bà phải quên mình để duy trì cuộc hôn nhân cho tương lai của mấy đứa con. Nay con cái đã trưởng thành và đã có gia đình riêng ông bà quyết định đã đến lúc chấm dứt cuộc sống thiếu ấm cúng để có những giây phút sống cho riêng mình trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Tôi làm hồ sơ xong nhưng nói ông bà về suy nghĩ một tháng gọi là thời gian "cool off" xem có đổi ý hay không rồi sẽ trở lại ký giấy.
Tới ngày hẹn tuần rồi ông bà đến văn phòng tôi để ký giấy vì không có quyết định nào khác. Qủa thật tôi rất ái ngại nên đưa giấy tờ cho ông bà ký tôi  bầy tỏ với ông bà rằng qủa thật tôi không hiểu tại sao ở tuổi này ông bà còn muốn ly dị trong khi ông Peter thì đau tim nặng. Nhưng ông bà không đổi ý vì ông đã dọn ra ở riêng theo lời yêu cầu của bà. Bà Elain quay qua ông Peter nói rằng:
- Ông ơi! Tôi thật tình yêu ông (Honey I really love you), nhưng tôi không thể tiếp tục sống trong cảnh xung khắc này hơn được nữa. Tôi rất tiếc và thành thật xin lỗi ông.
Ông Peter nghẹn lời nói: "Tôi hiểu bà. Tôi làm tất cả những gì bà muốn..."
Thấy không khí một vụ ly dị lại "thân thiện" như vậy tôi đề nghị: " Thôi thì bây giờ tôi đề nghị mình đi nhà hàng ăn bữa tiệc chia tay chỉ có ông bà và tôi mà thôi được không"" Bà Elain nói rằng:
- Được chứ sao không. Dầu sao thì tụi tôi cũng vẫn là bạn với nhau cơ mà…
Khi đến nhà hàng ngồi vào bàn thì không ai trong ba người biết nói chuyện gì cho vui bây giờ nên đều ngồi lặng lẽ. Khi nhà hàng mang món ăn đầu tiên lên đó là đĩa gà quay, ông Peter liền cắt cái đùi gà bỏ vào đĩa của bà Elain rồi nói:
- "Honey"! Món này cho bà. Đây là là món tôi nghĩ bà thích nhất.
Nhìn ông già Peter vẫn "ga lăng " như vậy tôi nghĩ rằng vẫn có hy vọng cứu vãn được cuộc hôn nhân này. Nhưng bà Elain đã cau mày nói:
- Đấy mới chính là điều tôi muốn ly dị vì ông tự cho là có quyền xác quyết được mọi vấn đề. Ông chỉ nghĩ tới cái cảm cái thích của ông chứ ông không bao giờ hỏi hay biết biết tới cái ý của người khác hay họ cảm thấy thế nào . Bốn mươi năm qua ông có biết, tôi chúa ghét đùi gà. Tôi cảm thấy bị sỉ nhục mỗi khi ông cứ nghĩ rằng cái gì ông thích là tôi phải thích. Tôi không nói vì tôi yêu ông không muốn làm ông phật lòng ông hiểu không"
Ông Peter ngạc nhiên nói:
- Đây là món tôi thích nhất thì tôi tưởng… Tôi chỉ muốn làm đẹp lòng bà, tôi đâu biết bà không thích đùi gà…


Bây giờ thì tôi hiểu cái rắc rối của cặp vợ chồng này. Ông chồng quá yêu vợ nên lúc nào cũng muốn làm vợ vui nhưng không để ý xem bà có thích hay không. Còn bà không hiểu như thế bà lại rất khó chịu về sự săn sóc của ông như là một sự lấn át quyết định mọi chuyện cho bà nhưng vì yêu ông mà bà không muốn nói sợ mích lòng ông…
Ký giấy tờ xong sau đó ông Peter dọn qua một chung cư ở và tối bữa đó, tức là cách đây ba ngày, ông Peter gọi tôi ông nói rằng ông trăn trở không ngủ được. Ông than rằng không chịu được nữa vì ông vẫn thương yêu bà vì bà rất dịu dàng với ông, bây giờ ông không thể sống mà không có bà. Ông muốn xin lỗi bà và nói lại câu nói năm xưa "Anh yêu em". Tôi khuyến khích ông: "Gọi phôn cho bà ấy ngay còn chần chờ gì nữa".
Ông Peter đã gọi điện thoại cho bà Elain để giải bầy nỗi lòng cùng bà. Nhưng có lẽ không ai trả lời và ông ta cứ cầm điện thoại chờ trong tuyệt vọng cho đến khi áp xuất máu lên cao và ông đã tắt thở. Vì sáng hôm sau có người đã khám phá ra ông ngồi chết cứng tại ghế "sofa" mà tay phải vẫn nắm chặt máy điện thoại. Sau khi nói chuyện với bà Elain thì đúng như tôi tiên đoán. Bà nói rằng bà cũng buồn thảm chẳng kém gì ông nhưng bà không thể sống trong nỗi ấm ức hơn được nữa vì ông không hiểu bà. Khi nghe điện thoại reo bà biết là ông gọi, nhưng bà tự hỏi đã dứt khoát cắt đứt đường tơ thì còn gì nữa mà nói chuyện. Bà đã đòi hỏi ly dị thì bà không thể than vãn gì nữa. Nếu than thở với ông bà nghĩ ông ấy sẽ khinh thường bà hơn nữa. Cho nên bà không nhấc điện thoại lên nghe và chuông điện thoại cứ reo từng hồi này đến hồi khác và sau cùng bà đành bứt giây điện thoại ra khỏi máy… Bà quên rằng ông có bệnh đau tim…
Khi nhận được tin ông Peter mất bà Elain gọi tôi cùng đi đến chung cư của ông để coi sự thể ra sao. Khi đến đó thì chúng tôi thấy như tôi đã nói ở trên, tay ông vẫn cầm chặt điện thoại chờ bà trả lời… Bà Elain đã ngồi chết lặng người rồi bà nức nở: Ông thương yêu tôi đến thế mà sao không nói cho tôi biết! (You love me that much, why you didn't you tell me") Một lần nữa bà đã quên rằng ông đã và đang cố nói cho bà biết nhưng không được…
Ông Morgan ngưng vài giây cho mọi người bớt xúc động ông tiếp:
- Để ông Peter được an giấc ngàn thu một cách thanh thản, tôi cần nói thêm để qúy vị rõ lòng dạ ông Peter đối với người vợ hiền hoà yêu dấu của ông. Dù buồn thảm thế nào bà Elain cũng phải cố cầm lòng thu dọn nhưng vật dụng và giấy tờ của ông Peter. Trong mớ hồ sơ giấy tờ đó, chúng tôi thấy có một tờ khế ước bảo hiểm nhân thọ một trăm ngàn đồng ngày ký khế ước cách đây gần bốn mươi năm, và một bức thư ngắn gấp trong đó viết rằng "Em yêu dấu. Khi em đọc những chữ này thì chắc chắn là anh không còn ở bên cạnh em nữa. Anh mua cái bảo hiểm một trăm ngàn đồng này tuy không nhiều lắm nhưng để cho em đỡ cơ cực khi không có anh. Ít nhất nó cũng sẽ giúp anh làm tròn lời hứa khi làm lễ kết hôn với em. Anh ước muốn sống lâu hơn nữa để được săn sóc em. Anh muốn em biết rằng dù không còn nhưng hồn anh lúc nào cũng quanh quẩn bên em. Anh yêu em mãi mãi..." Bà Elain đọc rồi bà không cầm được nước mắt và đứng dậy không nổi nữa.
 Ông Morgan lắc đầu nói thêm:
- Qúy vị biết bốn mươi năm trước một trăm ngàn là một món tiền không nhỏ… và tôi muốn nói cùng quý vị rằng khi ta yêu thương ai thì nên bầy tỏ cho người đó hiểu tình yêu của mình để tránh một sự đáng tiếc.
Ông Morgan chấm dứt câu chuyện và chào mọi người đi về chỗ thì Peter con và người em gái không còn đè nén được nữa họ cùng tiến lại bà Elain bật lên thê thảm: Mom! Why"
Bà Elain nghẹn ngào: I am so… sorry!
Chuyện gia đình ông Peter qủa thật có làm tôi ray rứt nên khi lái xe cùng Yến về nhà tôi trầm ngâm không ba hoa như mọi khi và Yến đã bất ngờ đánh tan sự im lặng:
- Anh có bao giờ giấu em điều gì không"
- Anh còn gì nữa mà giấu với giếm"
- Ý em muốn hỏi rằng anh có điều gì ấm ức với em và anh giấu trong lòng không nói ra không"
Tôi ngần ngừ vài giây rồi trả lời:
- Nói rồi có lợi gì không" Chưa nói mà bà đã la ong ỏng lên rồi nói để mà "tàn một đời hoa" à"
Yến há miệng định… la tôi nhưng khi nhận ra tôi nói trúng yếu điểm của nàng nên Yến vội đổi đề tài:
- Sao người Mỹ họ ly dị dễ qúa nhỉ. Chuyện chỉ giản dị có thế mà già khú đế rồi cũng không tự giải quyết được.
Tôi phải đi một tí triết lý cho Yến "đả thông tư tưởng":
- Người Mỹ họ nghĩ đến thoả mãn quyền lợi cá nhân nhiều hơn là coi trọng danh tiếng bề ngoài hay cho quyền lợi của gia đình. Một bà không thoả mãn ý muốn của mình thì dù chồng là bác sĩ kỹ sư, bà cũng "good bye" để đi theo một thằng tóc tai bù xù râu ria xồm xoàm cái một. Còn người mình thì ráng giữ cái vỏ bề ngoài chứ nếu em có thằng chồng bác sĩ hay làm lớn em có tha dễ dàng không"
Yến con cớn:
- Tha thế nào được. Hơi đâu mà ly dị để nó được tự do sung sướng đi với mấy con cà chớn. Tôi là tôi cứ giữ để đó coi ai chết thì biết…hà hà!
Tôi không muốn mở tiếp cái bãi chiến sở trường của Yến để nàng trau rồi kinh nghiệm nên vội chuyển hướng câu chuyện:
- Thì anh đã nói là người Mỹ chỉ không vừa lòng một chút cũng có thể to chuyện. Nhưng cũng có khi dù có muốn ly dị cũng không được như ông bà Clinton nếu ly dị thì còn làm ăn gì được nữa. Nhưng thỉnh thoảng ở toà án cũng có vụ ly dị buồn cười muốn tè ra quần. Như tuần trước ở toà địaphương này có xử một vụ ly dị mà báo có đăng đó. Chuyện rằng bà kia đã có tới 13 đứa con, đứa lớn nhất mới 13 tuổi, bỗng dưng bà ra tòa nộp đơn xin ly dị ông chồng bạc bẽo bỏ nhà đi mất biệt để mặc vợ con khổ sở nghèo khó. Quan toà hỏi:
- Chồng bà bỏ nhà đi từ bao giờ"
Bà này trả lời:
- Dạ thưa đã 13 năm rồi.
Quan toà hỏi tiếp:
- Ông ta bỏ nhà đi 13 năm rồi mà bà có tới 13 đứa con thì những đứa con này ở đâu ra"
Bà ta ngập ngừng vài giây rồi trả lời:
- Dạ thưa tại vì năm nào chồng tôi cũng trở lại năn nỉ xin lỗi rồi được dăm bữa nửa tháng anh ta lại bỏ đi nữa…
Nghe kể xong Yến nguýt tôi:
- Thôi đi cha nội đừng có đía, lạc đề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.