Hôm nay,  

Bến Tre Miền Quê Ngoại

12/10/200600:00:00(Xem: 24053)

Bến Tre Miền Quê Ngoại

Tâm Tình với Tác Giả NGUYỄN THỊ HẢI - Thay Lời Tựa.

Tôi không phải là nhà văn hay nhà báo nên từ trước tới nay chưa hề viết tựa cho ai nhưng một hôm bổng nhận được bản thảo tập ký sự “ Bến Tre miền Quê Ngoại” của tác giả Nguyễn Thị Hải, một người bạn vong niên lâu đời tại miền tạm dung nơi Hạ Uy Di Xóm Biển. Có lẽ niềm thông cảm giữa hai tâm hồn lạc xứ, đã khiến tôi náo nức cùng với người viết trở lại Bến Tre, Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang và Vũng Tàu.. những nơi chốn thân thương mà chúng tôi đã biết tới từ hồi còn trẻ tuổi.

Đọc tập sách ta như bị cuốn hút theo bước chân lang thang của tác giả qua tâm tình rất khắng khít và chân thật khi nói về quê hương mình.. Bến Tre miền quê ngoại, xứ dừa trùng điệp trong tâm ức của tuổi thơ đọa đầy. Tác giả là một người Minh Hương, cha Tàu mẹ Việt, sống tại Chợ Lớn nhưng chỉ sau một tháng tuổi, đã bị vứt ra khỏi cái gia đình Trung Hoa giàu có, trong nam khinh nử. Cũng kể từ đó,tác giả sống đau khổ trong dòng đời của một cô nhi do tình cờ hay số mệnh.

Câu chuyện kể về sự bất hạnh của tuổi thơ, rất thường nhưng cũng đủ làm rung động để ta kinh hoàng trước những kỹ niệm cũ trở dậy, bổng như từ nhiều ngõ ngách, lẩn khuất nơi những trang sách, dẫn người đọc vượt thời gian vào Bến Tre qua bến phà Rạch Miễu, nhìn những cánh lục bình tả tơi trên sông nước Ba Lai dạt ra biển cả. Rồi mùa nước nổi tháng mười, ruộng đồng làng xóm như chìm trong biển bạc mênh mông, cũng là lúc giăng câu thả lưới, người vui vi có đầy cá đồng nước ngọt béo ngậy thơm ngon nhưng cảnh thì lại buồn qua tiếng rái đi ăn đêm chập chờn như ma trơi , trong ánh sáng mờ ảo của hàng trăm ngọn đèn mù u, bên hai bờ sông nước.

Rồi những ngày chăn trâu trên cánh đồng cháy nắng tại Giòng Trôm. Quê ngoại nghèo và buồn lắm như tuổi thơ của tôi trong căn nhà lá xập sệ, tháng năm hiu hắt nằm khuất sau vườn chuối tịch liêu. Hoa niên đã dính liền với quần áo lấm bùn, ruộng đồng lầy sình mòng đĩa. Và nếu không có những cánh cò trắng trên đồng, tiếng ve gọi hè trong hốc cây và trên hết là tình thương bao la sông nước của ngoại, đùm bọc, nấng niu đứa con côi bất hạnh, thì có lẽ giờ naỳ tôi đã không còn có mặt trên cõi trần gian , để mà viết tập ký sự này.

Rồi bỏ quê ra tỉnh khi ngoại không còn, bỏ lại Bến Tre những trận đòn vì trâu ăn lúa bởi ham chơi, bỏ đồng lúa chín vàng thơm ngát, con sông hiền hòa, cầu tre lắt lẽo và nấm mộ của Bà ngoại kính yêu trong thời gian vô tình.

Sài Gòn qua bốn cửa ô lớn luôn hào phóng và mở rộng với mọi người nhưng riêng tôi thì chỉ cho bất hạnh nơi xóm nhỏ, trong căn nhà ọp ẹp, buồn rầu không có tình thương từ một ông cha ghẽ. Sài Gòn tuổi thơ bằng cơm chợ cháo hàng, bằng vòng tay dắt dìu của chị bán hàng rong, chú thiến heo dạo và các hàng me trồng hai bên đường, nơi có những chiếc băng đá lạnh cho tôi tạm một giấc đêm khi bị tống ra khỏi nhà vì không để cho người cha ghẻ làm nhục. Sài Gòn là thế đó qua một phần đời, vậy mà vẫn luôn thương nhớ khi bất chợt hồi tưởng, dù chỉ một thoáng với những kỹ niệm thật buồn.

Dù không sinh và lớn lên tại Đà Lạt nhưng đây cũng là một trong những quê hương nhỏ bé của tôi, một vùng đất xa lạ trong mắt của một đứa trẻ mồ côi, nghèo nàn nơi vườn ruộng Bến Tre mà tuổi thơ chỉ có bụi chuối, bờ tre, rặng dừa và những hàng cau lêu nghêu ốm nhách. Với người Đà Lạt đẹp đẽ thơ mộng. Với tôi Đà Lạt bắt đầu từ tờ mờ sáng theo tiếng chuông công phu của chùa Linh Sơn, lúc mà thiên hạ hầu hết còn đang nồng say giấc điệp trong màn đêm sương núi phủ đầy. Đà Lạt của những gánh rau cải, báp sú, cà rốt, mận dâu, nặng nhọc trên đôi vai tuổi thơ để đổi lấy miếng cơm và nơi ngủ. Kỹ niệm về Đà Lạt là thế đó, hằn sâu trong tâm tư bất hạnh một phần đời như vết móng ngựa xe thồ cắt sâu trên ngõ làng và trái tim non không bao giờ biết rung động.

Cho nên những câu chuyên mà tác giã đã kể cho ta nghe về kỹ niệm của đời mình, qua một đời sống tối tăm và lặng lẽ, giống như các nhân vật liên hệ người mẹ, người cha ruột cha ghẻ, bà ngoại, kể cả những người dưng kẻ lạ, từ những chặng đường tình cờ đã gặp, khi phải bước qua để kiếm sống trong bao năm dài. Cái đời sống tối tăm lại tiếp tục ở Nha Trang, Vũng Tàu, nơi nào khi nhắc tới cũng toàn là những dâu bể chua sót của kiếp nghèo.

Cuối cùng trời cũng thương người, nên phần đời còn lại của kẻ bất hạnh cũng đã có hạnh phúc với một gia đình đầm ấm, một phần thưởng của hóa công dành cho người lương thiện.

Tóm lại ngoài phần tự truyện vô cùng cảm động,nói lên sự chịu đựng và hượng thiện đáng kính phục của tác giả, hầu hết các chương kế trong ký sự đều là những biên khảo giá trị về các nơi chốn mà người viết đã sống và đã qua như Bến Tre, Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu.. với văn phong vừa trữ tình lại mộng mơ,có một mầu sắc riêng biệt pha lẫn sự tiếc hận thấm thía, khiến cho người đọc dễ cảm thông, khi phải thưởng thức những trang sử liệu.

Cảm ơn tâm tình của Bến Tre miền quê ngoại, đã cho tôi những phút nhớ quê hương nồng thấm của một thời đã qua, của người, của mình, của cả dân tộc phải hứng chịu nổi trầm kha đau khổ, bất công thời vong quốc và chiến tranh.. Xin mời mọi người cùng giở những trang sách, để cùng tác giả làm một cuộc hành trình thăm quê trong tâm tưởng, biết đâu sẽ phôi pha phần nào nổi nhớ nơi chân trời cũ, mà ai cũng muốn tìm về.

Tàn Thu 10-2006

Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di

Mường Giang

***

TỰ SỰ CỦA TÁC GIẢ BẾN TRE MIỀN QUÊ NGOẠI

Hầu hết người đời ai cũng muốn che dấu sự thật nhất là chuyện buồn của đời mình. Sự dấu diếm đó một phần để mình khỏi đau lòng khi phải khơi lại dỹ vãng, phần khác không muốn ai biết tới đời tư của mình, nhất là những mãnh đời không may mắn.

Với tôi, một đứa trẻ không phải là kẻ mồ côi nhưng lại bị chính cha mẹ mình ruồng bỏ, khiến cho cả quảng đời thơ ấu phải sống cảnh lang thang đói rách khắp quê người, cho nên những chuyện đau lòng mà tôi viết ra, thật sự là nên hay không nên, tôi không biết, vì tôi chĩ thấy trong quãng đời tối tăm kia, còn có rất nhiều kỹ niệm và thâm tình mà ta cần phải ghi , để nhớ lại những người nay đã gần hết tìm về chân trời cũ, không còn thù hận, khổ đau của kiếp đời.

Hơn nửa đời người sống kiếp bèo giạt hoa trôi, tả tơi như đám lục bình trên sóng nước Ba Lai, từ lúc còn chăn trâu mót lúa ở chốn quê nghèo, cho tới khi lăn lộn trong ngỏ tối đường cùng, lang thang hành khất, ngủ nhà ga, băng đá kể cả sống nhục khắp nơi, để kiếm ăn, kiếm sống, đã khiến cho trái tim cằn khô sõi đá,nhưng không nở để cho bụi thời gian chôn vùi quá khứ, trong đó có tôi, có cuộc đời, nên đành phải ghi lại, dù rằng tôi biết nó có đáng chi cái kiếp lam lũ bất hạnh của mình.

Bến Tre miền quê Ngoại, Sài Gòn chốn chôn nhau cắt rốn cho tới những nơi tạm dung Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu rồi Guam, Ha Uy Di và nơi nào chăng nữa, nói cho cùng thì cũng chỉ là chốn đi rồi về, cái cảnh đời mà ai cũng phải trải qua nhưng ít ai muốn nhắc tới. Tóm lại đây cũng chỉ là một ký sự vương vãi khắp quê hương mà tôi trên bước đường cùng, đã góp nhặt lại để trang trải hồn mình.

Riêng tôi, nay con cái đã lớn và tất cả được may mắn thành danh khi bước vào ngưởng cửa đời, cũng là lúc tôi cảm thấy cô đơn trống vắng. Nhưng thôi dù thế nào chăng nửa, thì cũng chỉ là định mệnh của cuộc đời, do trời sắp đặt, buồn vui hay than trách cũng thế mà thôi, rốt cục cũng chỉ có ta và bóng sóng đôi trong dòng đời.

Không biết đến bao giờ thế nhân mới không còn những kẽ không nhà không cửa, ngủ nơi băng đá vệ đường hay trong tối ba muơi phải nép mình nơi hiên lạnh, lặng nhìn thiên hạ đang cài chặt then cửa để vui vầy trong cảnh tết, còn ta thì rơi nước mắt, nhận thêm một chiếc lá vàng nữa rơi xuống bờ vai phận nghèo. Đời buồn như vậy tại sao không nhớ"

Lahaina tháng 9-2006

Nguyễn Thị Hải

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.