Hôm nay,  

Virginia: Nhạc Thính Phòng Gây Quỹ Xây Nhà Văn Hóa

05/07/200600:00:00(Xem: 2688)

- Tuyết Mai

 

Trong buổi nhạc thính phòng Chiều Nhớ.

Virginia.- Câu Lạc Bộ  Văn Học Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Đốn và Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới đã  tổ chức  một chương trình nhạc thính phòng “Chiều Nhớ” vào lúc 7:30 chiều Chủ Nhật,  25 tháng 6, 2006 tại Elk Club ở Falls Church, VA. Mặc dầu mưa tầm tã suốt cuối tuần,  nhưng  có hơn bốn trăm khán thính giả đến  tham dự, ngoài sự dự tính của ban tổ chức.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Nam cho biết mục đích của buổi nhạc thính phòng “Chiều Nhớ” là để tưởng nhớ đến bốn cố nhạc sĩ: Hoàng Trọng, Lê Trọng Nguyễn, Văn Phụng và Nhật Bằng.

 Trong phần  mở đầu, Ông Hà Bỉnh Trung,  Hội Trưởng Hội Văn Học Nghệ Thuật /HTĐ đại diện cho BTC có lời chào mừng quan khách. Ông cho biết đây là một sinh hoạt của CLB VHNT/HTĐ,  tổ chức  để đồng hương yêu nhạc thính phòng có dịp thưởng thức những giọng ca vàng từ Cali   và cũng được tổ chức với mục đích gây quỹ để xây nhà Văn Hóa ở HTĐ.  

Bốn ca sĩ nỗi tiếng từ vùng nắng ấm Cali  là Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Huơng và Anh Dũng đã lần lượt trình bày họp ca, đơn ca những nhạc khúc nổi tiếng của bốn nhạc sĩ trên,  đặc biệt với sự phụ họa dương cầm với  Vương Hương,  toàn ban đã cống hiến cho khách yêu nhạc thính phòng vùng HTĐ một chiều nhớ thật đặc sắc.  

Mở đầu, chương trình được hâm nóng với  bản họp ca “Dừng Bước Giang Hồ” với Kim Tuớc,Quỳnh Giao, Mai Hương, Anh Dũng và Hoàng Cung Fa (Con trai Nhạc só Hoàng Trọng). Kế đến nhạc phẩm “Chiều Nhớ” của Nguyeãn Đưùc Nam cũng do toàn ban họp ca.

Sau đó Ca sĩ Anh Dũng đơn ca  bài “Tiếng Dương Cầm” của nhạc sĩ Văn Phụng. Giọng ca của Anh Dũng rất quen thuộc với khán thính giả HTĐ, nhưng đêm nay, với sự phụ họa dương cầm  độc đáo của Vương Hương và dàn âm thanh tuyệt hảo của Hoàng Lộc, tiếng hát và phong cách trình diễn của  Anh Dũng đã “xuất thần”  truyền cảm. Tiếng đàn, tiếng hát thật êm dịu,  xoáy động tâm tư, mọi người  lặng yên lắng nghe trong bàng hoàng xúc động,  nhớ về  người nhạc  sĩ tài hoa - Văn Phụng. Cùng lúc đó trong hàng ghế khán thính giả, hiền thê của Nhạc sĩ Văn Phụng là Ca sĩ Châu Hà  cùng cô con gái  đã cầm tay nhau khóc nghẹn ngào.

Nếu cao điểm của nghệ thuật trình diễn là chuyên chở được sự xúc động của người sáng tác tới người nghe; cả hai,  người sáng tác và người nghe cùng  chung một xúc động thì Ca sĩ Anh Dũng đã rất thành công trong bản nhạc này.

Giữa khung cảnh chìm sâu trong kỷ niệm, đôi tay ngọc ngà của Vương Hương lướt nhẹ  trên phím ngà, tạo những thanh âm,  lúc dìu dặt chơi vơi, lúc thánh thót như suối reo, thật điêu luyện,  đã rót vào tâm tư người nghe những giọt sầu  nồng nàn,  say đắm.

Anh Dũng tiếp tục với  bản “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” cũng của Nhạc Sĩ Văn Phụng. Hai mẹ con Ca sĩ Châu Hà bước ra sàn khiêu vũ, dìu nhau trong tiếng nhạc êm đềm,  ấp đầy  kỷ niệm.   Cả hội trường im phăng phắc, dòng nhạc vượt thời gian, không gian đã thu hút, lôi cuốn khán  thính giả lắng nghe một cách say mê.

Kế đến là tiếng hát Quỳnh Giao với nhạc phẩm “Yêu” cũng của Văn Phụng. Theo Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới thì nhà thơ Huy Trâm đặt lời cho bản nhạc này.  Ca sĩ Quỳnh Giao trước đây ở Virginia mười tám năm, sau về Cali, lâu lắm Cô mới có dịp về hát ở Virginia. Thời gian trôi qua nhanh, Quỳnh Giao vẫn  giữ vóc dáng thanh tú, nhỏ nhắn, giọng ca trong sáng.  “Yêu” là một nhạc phẩm trữ tình nổi tiếng, nên khi Quỳnh Giao cất giọng hát thì những kỷ niệm xa xưa  ào ạt  kéo về trong tâm tư mỗi người; lời ca, tiếng nhạc như hòa quyện vào nhau gợi nhớ một thuở  mộng mơ, hẹn hò, lãng mạn …  Triệu Vinh,  ca sĩ địa phương nốì tiếp chương trình với bản “Suối Tóc”  của Văn Phụng. Băng Thanh trong nhạc phẩm “Bóng Người Đi” cũng của Văn Phụng. Văn Phụng có nhiều nhạc phẩm nổi tiếng, đã chiếm một chổ thật đẹp trong lòng người mến mộ và trong vườn hoa  văn học nghệ thuật dân tộc.

Trong phần tưởng nhớ  Cố Nhạc Sĩ  Lê Trọng  Nguyễn,  mở đầu là Tam ca “Tiếng Tơ Đồng”  với Quỳnh Giao, Kim Tước và Mai Hương trong nhạc phẩm “Cát Biển”. Sau đó Ca sĩ Kim Tước trình bày nhạc phẩm “Tìm Nơi Em”.  Lâu lắm Ca sĩ  Kim Tước mới về trình diễn ở HTĐ, với thời gian  tiếng hát của Kim Tước có khác hơn trước, nhưng vẫn cao vút,  điêu luyện, lôi cuốn khán giả thưởng thức,  theo dõi, lắng nghe  từng lời ca, nốt nhạc.

Thính giả đã quá quen thuộc với tiếng hát của Kim Tuớc trên đài phát thanh, nên tiếng hát của Kim Tước đã trở thành tiếng nói tâm tình của cả một thế hệ, chỉ cần  một vài âm điệu  đủ gợi  nhiều người nhớ lại những kỷ niệm êm đềm, những hoài cảm khôn nguôi trên quê hương yêu dấu. 

Và cũng để tưởng nhớ Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, Anh Dũng trình bày  nhạc phẩm “Nắng Chiều”, Quỳnh Giao hát “Sao Đêm” và  Mai Hương trong “Chiều Bên Giáo Đường”  với  sự phụ họa dương cầm của Vương Hương.

 “Nắng Chiều” là một trong những bản nhạc bất hủ của âm nhạc Việt Nam. Bản này được dịch ra tiếng Nhật, trình chiếu trên Đài truyền Hình Đông Kinh và dịch ra tiếng Hoa phát thanh ở Đài Loan. Trong chiều nhớ,  hiền thê của Nhạc sĩ Lê Trọng nguyễn là Bà Nguyễn Thị Nga cho biết đôi điều,  Nhạc sĩ Lê  Trọng Nguyễn sinh năm 1926  tại Điện Bàn, Quảng Nam,  học ở  Thăng Long, Hà Nội. Ông đã tự học âm nhạc và học hàm thụ nhạc ở trường Ecole Universelle tại Pháp. Ông là hội viên của Hội Nhạc Sĩ Pháp S.A.C.E.M. Bản nhạc đầu  tiên là “Ngày Mai Trời Lại Sáng”, được sáng tác năm 1946,  năm ông 20 tuổi.  

Nhạc phẩm  “Nắng Chiều” được sáng tác năm 1953, khởi từ nguồn cảm hứng khi  đi qua một làng quê êm đềm, thơ mộng. Nhưng  hai năm sau,  1955 nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  mới hoàn tất  và xuất bản. Năm 1957 Ban  nhạc Toho Geino của Nhật đến Saigon, trưởng ban nhờ các nhạc sĩ chọn một bản nhạc VN nổi tiếng để ca sĩ Nhật  trình diễn. Mười hai bản được trình,  bản "Nắng Chiều” được chọn  và Ca sĩ Nhật Midori Satsuki đã hát bản này ở Saigon và trên Đài Truyền Hình Đông Kinh . Kế đến Ki Lo Ha đem bản nhạc này về Đài Loan dịch ra tiếng Hoa và được mệnh danh tại Đài Loan là “Bài tình ca hay nhất của thập niên 1970”.

Bản “Sao Đêm” được tác giả Lê Trọng Nguyễn thích nhất về phương diện nghệ thuật. Một nhạc sĩ tại Pháp cho biết nét nhạc trong bản này có tính chất  cổ điễn Tây Phương và nội dung cho thấy một sự đam mê, lãng mạn. Đó  là một tình chất không thể thiếu vắng trong tâm hồn nghệ sĩ.

Trong dịp này Cậu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật và Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới đã vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Túc,  vùng HTĐ. Ông Hà Bỉnh Trung đại diện cho CLB VHNT /HTĐ trao tặng Nhạc sĩ Nguyễn Túc một tấm “plaque” lưu niệm và Mai Hương Quỳnh Giao cùng hợp ca bản nhạc “Bốn Mùa Thương Nhớ” của nhạc sĩ Nguyễn Túc.

 CLB VHNT/HTĐ cũng trao tặng quý  phu nhân của các Cố nhạc sĩ Leâ Trọng Nguyễn,Văn Phụng và Hoàng Cung Fa đại diện cho gia đình Hoàng Trọng, mỗi người một bó hoa tươi. 

Chương trình được nối tiếp với phần tưởng nhớ Cố Nhạc sĩ Nhật Bằng qua các nhạc phẩm “Khúc Nhạc Ngày Xuân”   do tam ca Tiếng Tơ Đồng họp ca.  Mai Hương trong “Tình Nghệ Sĩ”  và “Hội Hoa Đăng”. Tiếng hát của Mai Hương cũng là tiếng hát của những hoài niệm rất bình yên.

Trong suốt chương trình ”Chiều Nhớ”  với  23  nhạc phẩm chọn lọc, giọng ca của Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao, Anh Dũng   có lúc dào dạt  êm đềm, có lúc thánh thót như suối reo,  cùng  lúc mười ngón tay của nhạc sĩ  dương cầm Vương Hương nhảy múa trên cung tơ;  đã đưa mọi người về một vùng trời kỷ niệm thân yêu, quê xưa, đất mẹ.

Một ngạc nhiên thích thú trong chương trình “Chiều Nhớ” là ở phần cuối  Hoàng Tiếp,  một vì sao đang lên trong vòm trời  âm nhạc HTĐ trình bày nhạc phẩm “Hoa và Em”;  thơ của nhà thơ  Hà Bỉnh Trung, được Bác sĩ, Nhạc sĩ Văn Sơn Trường phổ nhạc.

Hoàng Tiếp hiện ở Richmond, Virginia. Trong thời gian gần đây anh chịu khó về HTĐ trình diễn trong những chương trình văn nghệ  cộng đồng, từ thiện. Với giọng ca trầm ấm,  anh được giới  nghệ sĩ trong vùng chiếu cố, mời trình diễn “live” trên cùng sân khấu  với các ca sĩ Thúy Nga Paris By Night  trong dịp Mother’s Day năm  nay, ở Alexandria, Virginia.

Qua bản nhạc “Hoa và Em”,  ca sĩ Hoàng Tiếp cho khán thính giả HTĐ  thấy khả năng ca diễn của anh không thua gì các ca sĩ của Thúy Nga Paris By Night như Nguyên Khang, Quang Lê, Trần Thái Hòa.. Nhạc sĩ Văn Sơn Trường và nhà thơ Hà Bỉnh Trung rất vui  sướng và cảm động thấy ca sĩ Hoàng Tiếp đã  rất truyền cảm, diễn đạt  được  hết tình ý  chất chứa trong lời ca nốt nhạc. Cả hai nhạc sĩ Văn Sơn Trường và nhà thơ Hà Bỉnh Trung là hai nhân vật rất  nổi tiếng trong vườn hoa văn học nghệ thuật vùng HTĐ.

Trong thời gian gần đây Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật vùng HTĐ và Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới đã cố gắng  không ngừng trong việc   tổ chức những sinh hoạt văn học nghệ thuật, như trình diễn  nhạc thính  phòng hay  chương trình  văn nghệ lớn  với nhiều ca sĩ nổi tiếng từ Cali về. Việc tổ chức  vừa  để cung ứng món ăn tinh thần  cho đồng hương vùng HTĐ, vừa  để gây quỹ xây Nhà Văn Hóa vùng HTĐ do CLB khởi  xướng một năm nay.

Với “Chiều Nhớ”,  CLB VHNT/HTĐ và Nguyệt San Kỷ Nguyệt Mới đã biến một chiều mưa tầm tã ở HTĐ thành  một  buổi chiều  thật đẹp, thật đáng nhớ;  đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.  Chương trình được kết thúc với  bản  “Túi Đàn” do toàn ban họp ca, theo sau là phần dạ vũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.