Hôm nay,  

Mỹ: Sắp Bỏ Trợ Giá Nông Sản Làm Lợi Nông Dân Bất Hợp Lý

09/07/200600:00:00(Xem: 1860)

BEDEN, Md.- Bài điều tra của nhóm phóng viên Dan Morgan, Sarah Cohen và Gilbert M. Gaul của tờ Washington Post tiết lộ: Roger L. Richardson, một nông dân khỏe mạnh 72 tuổi đang trồng 1,500 mẫu bắp tại nông trại Eastern Shore đã có được một năm 2005 đầy may mắn. Nhờ thực hiện kế hoạch khôn ngoan, đầu tư có tính toán và một chút may mắn, ông đã thu hái được 500,000 đô từ vụ mùa. Đã vậy, ông còn được chính phủ liên bang giúp đỡ khi cần và trả cho ông thêm 75,000 đô nữa. Số tiền này được trả từ chương trình ít ai biết đã được thực hiện 20 năm nay của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nhằm giữ vững lợi tức của nông dân  khi giá nông phẩm giảm xuống. Trợ cấp này giúp nông dân không phải bán nông sản với giá thấp khi túng quẫn, cần kiếm tiền. Họ được chính phủ trợ cấp một khoản tiền để sống và chờ bán nông sản khi giá cao lên.

Washington Post trích dẫn dữ liệu của USDA cho thấy, từ Tháng Chín số tiền của chương trình này lên tới 4.8 tỉ đô của người nộp thuế. Số tiền này phần lớn - 3.8 tỉ đô -đi vào túi các nhà nông, như Rachardson chẳng hạn, đã bán nông sản với giá cao hơn.

Sự tài trợ này được gọi là tiền cho mượn trả cho sự thiếu hụt do chênh lệch giá nông phẩm (LDP). Mặc dù khoản tài trợ đó đáng giá tới 29 tỉ đô tiền thuế từ năm 1998, hầu như không có ai ở ngoài các nông trại biết tới. Nhưng ở vùng nông thôn Hoa Kỳ, LDP là đề tài được bàn luận ở tại các sân vườn trong các bữa ăn tối và nướng thịt linh đình của các đội banh các trường trung học và bàn về thời tiết. Mặc dù tên gọi của nó là như vậy nhưng trong nhiều trường hợp cũng không phải là tiền trả để bù đắp vào sự thiếu hụt. Nó là khoản tiền mặt trả cho các nhà nông khi giá thị trường xuống thâp hơn giá tối thiểu do chính phủ ấn định, hoặc là 'giá sàn' nội trong ngày.

LDP là hệ thống trợ giá được thành lập vào năm 1938 đã giúp hàng triệu nông dân khốn cùng trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Chính phủ chống đỡ giá bằng cách mua lại ngũ cốc và bông vải bất cứ khi nào giá thị trường xuống thấp hơn giá sàn. Nhưng vào những năm 1980, chính phủ tích trữ hàng hóa không xuất cảng được trong các kho khổng lồ. Với sự ủng hộ của các nhà dân cử các tiểu bang bông vải và gạo ở phía Nam, năm 1985 Quốc Hội đã ra luật bảo vệ các nông dân khi giá nông sản mất giá trên thị trường: LDP. Chính phủ khuyến khích nông dân bán sản phẩm của họ ra thị trường và trả tiền mặt cho họ trong trường hợp giá nông sản xuống thấp hơn giá sàn. Khi giá gạo giảm xuống vào cuối những năm 1990, tiền mặt trả cho nông dân vọt lên.

Kinh nghiệm của Richardson ở quận Worcester, Maryland là một cách để được hưởng lợi từ LDP. Sau khi thu hoạch bắp vào cuối mùa hè, Richardson cất trữ 190,000 giạ trong kho. Ông chờ giá lên. Ông ta có lý do để hy vọng vì giá bắp tùy thuộc vào các nhà máy Delmarva cung cấp thức ăn cho gà. Trong khi đó tại Midwest, giá cả tuột nhanh đến mức thấp nhất trong 5 năm sau bão Katrina. Tại quận Dekalb, Ill., tiền tài trợ lên tới 46% một giạ trong một ngày Tháng Chín.  Tháng 12, nhà máy xay thức ăn gia cầm ở Eastern Shore hoạt động chậm lại, nhờ vậy mà giá tăng vọt. Richardson bắt đầu bán ra với giá trung bình 2.60 đô/giạ, cao hơn 50% giá ở Chicago. Richardson kêu lên: 'Nó cũng như địa ốc vậy, bây giờ là thời kỳ của bắp, bắp và bắp.'

Các nhà dân cử thường bị tràn ngập bởi những lời phiền trách của các nhà đại diện nông trại, bị tổn thất do LDP quá cao ở khắp tiểu bang và các quận. Trong những trường hợp đó thường họ chuyển hướng, dựa hẳn vào USDA.

Một thí dụ, Tháng 6-2002, các nghị sĩ tiểu bang South Dakota đã yêu cầu phải sửa đổi những điều bất công: các nông dân trồng bắp ở Iowa bán được 9 xu/giạ trong khi ở South Dakota thì chỉ có 7 xu. Nỗ lực để cân bằng số tiền tài trợ được giao cho một nhóm nhân viên của Văn Phòng Nông Sản của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ tại vùng nông thôn Kansas City. Mỗi ngày làm việc, họ kiểm soát các dịch vụ trên mạng, gọi các nhà dự trữ ngũ cốc khắp vùng Trung Tây và thăm dò ý kiếm của 19 thị trường ngũ cốc chính yếu, nơi mà các nhà chế biến thực phẩm lớn đến mua. Đến 4 giờ chiều, các viên chức của Bộ Nông Nghiệp tụ lại quanh một bàn họp và nối điện thoại đến tổng hành dinh ở Washington. Nhóm này ấn định giá LDP cho ngày hôm sau đối với bắp, lúa mì và 15 loại nông sản khác cho hơn 3,000 quận. Ong Bert Farrish, chủ tịch Văn phòng Nông Dân của Bộ Nông Nghiệp tại Washington than phiền rằng 'Quốc Hội đã mang lại cho chúng tôi quá nhiều điều phiền toái, phức tạp.'

Vụ mùa năm ngoái, nông dân bán bắp với giá trung bình khoảng 1.90 đô/giạ, chỉ thấp hơn giá sàn khoảng 5 xu. Và họ đã nhận khoản trợ giá trung bình 44 xu. Khoản tiền sai biệt này lên tới tổng cộng 3.8 tỉ đô. Cũng trong năm 2004, sự kiện tương tự cũng đã xảy ra khi LDP trợ cấp cho nông dân 27 xu khi họ bán nông sản thu hoạch. Khoản tiền mà nông dân được hưởng như của may mắn từ trên trời rơi xuống lên tới 2.7 tỉ đô.

Nhưng nay thì do tác dụng toàn cầu hóa, sự hỗ trợ giá cho nông trại, đặc biệt là tiền bù giá LDP đã bị tấn công mạnh mẽ. Tại diễn đàn kinh tế của nhóm 8 nước kỹ nghệ hàng đầu hồi năm ngoái tại Gleneagles, Scotland, TT Bush đã chỉ trích các tổ chức nông trang Hoa Kỳ khi nói rằng khoản trợ cấp cho các nông trại từ các nước kỹ nghệ giàu sẽ bị loại bỏ. Như thế có nghĩa là kết thúc LDP.

Vấn đề chính của LDP là làm hỏng giá nông sản toàn cầu bởi chính sách khuyến khích sản phẩm thặng dư.

Theo Summer, chuyên viên kinh tế của University of California, các nông dân ở nước ngoài sẽ bị thiệt hại vì LDP khiến cho chúng ta trồng nhiều bắp hơn khả năng của chúng ta. Ong đã cố vấn cho Brazil để nước này tranh cãi thành công tại WTO năm ngoái rằng LDP và trợ cấp khác của Hoa Kỳ đã gây ra khủng hoảng giá bông vải trên thế giới.

Các cuộc thương thuyết về giao thương toàn cầu đã tan vỡ trong ngày Thứ Bảy hỗn loạn sau khi cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và các nước khác về vấn đề giảm trợ cấp nông nghiệp bị bế tắc.

Các nhà dân cử ở tiểu bang nông nghiệp Midwestern - phần lớn ủng hộ TT Bush trong hai cuộc bầu cử tổng thống vừa qua - đã thề sẽ giữ chính sách LDP.

Những người ủng hộ nói rằng LDP giúp cân bằng cán cân thương mại Hoa Kỳ và khuyến  khích thị trường ngũ cốc một cách có hiệu quả. Họ cũng nói rằng các nước Liên Âu và châu Á cũng tài trợ nông nghiệp của họ ở tầm mức cao hơn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.