Hôm nay,  

Báo Mỹ In Thư Ngỏ Dân Việt Xin Đưa Sách Báo, Dvd Vào Vn

13/07/200600:00:00(Xem: 1172)

Sau đây là bản tin của Mạng Lưới Nhân Quyền VN phổ biến ngày 12/7/2006.

QUỐC HỘI HOA KỲ CỨU XÉT QUY CHẾ THƯƠNG MẠI BÌNH THƯỜNG VĨNH VIỄN CHO VIỆT NAM

Quốc Hội Hoa Kỳ sắp cứu xét việc cấp cho Việt Nam Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (Permanent Normal Trade Relations hay PNTR), giúp Việt Nam có điều kiện để xin gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization hay WTO).

Trong khi Quốc Hội xét PNTR cho Việt Nam qua hai dự luật S. 3495 ở Thượng Viện và H.R. 5602 ở Hạ Viện, chúng ta tranh đấu đòi hỏi Quốc Hội kèm theo các điều khỏan về nhân quyền như quyền tự do tôn giáo, tự do thông tin, quyền của người lao động, quyền giao lưu văn hóa phẩm hai chiều trong nguyên tắc công bằng “fair trade” của WTO v.v..

Tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam vẫn còn tồi tệ trong những năm gần đây, vì vậy mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam trong danh sách “các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt” (Countries of Particular Concern hay CPC). Ngày 25-1-2006, Nghị Hội Âu Châu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe hay PACE) đã ủng hộ Nghị Quyết 1481 “lên án mạnh mẽ những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng bởi những chế độ cộng sản độc tài; biểu lộ sự thiện cảm, hiểu biết, và công nhận những nạn nhân của những tội ác này.” Ngày 6-4-2006, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Quyết Nghị 320 đòi hỏi Việt Nam trả tự do tức thời và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm và tuân theo các điều khỏan của Nghị Quyết Âu Châu, nhưng Cộng Sản Việt Nam đã bác bỏ các lời kêu gọi này.

Đặc biệt, các cuộc phản đối công khai chính sách lao động của công nhân Việt Nam liên tục từ đầu năm 2005 đến nay cũng chứng tỏ chế độ cộng sản không có tư cách đại diện giai cấp  công nhân như họ luôn luôn tự nhận. Hàng trăm công nhân đã bị bắt giam chỉ vì phải đình công để đòi quyền lợi chính đáng của họ. Trong khi đó, các tôn giáo vẫn tiếp tục bị đàn áp thô bạo đến mức một số ítn đồ phải chọn con đường tự thiêu để phản đối.

Trước tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền cộng sản Việt Nam, hơn 50 tổ chức và cá nhân đã gởi bức thư không niêm đến Tổng Thống và tòan thể các vị dân cử của Quốc Hội Hoa Kỳ, cũng như đăng nguyên trang trên báo USA Today vùng Hoa Thịnh Đốn ngày 11/7/2006, một ngày trước khi Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện điều trần về dự luật S. 3495. Và có thể không quá cuối tháng Bảy 2006 này, Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện sẽ điều trần dự luật H.R. 5602 cũng như tòan thể Quốc Hội sẽ quyết định về PNTR.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào hải ngọai vui lòng tiếp tay vào công tác quan trọng và gấp rút nầy. Kính xin quý vị ở Hoa Kỳ vui lòng tiếp xúc ngay với các đại diện dân cử liên bang của mình (một dân biểu và 2 nghị sĩ) để nhờ chuyển tới Quốc Hội Hoa Kỳ thỉnh nguyện của chúng ta là đòi hỏi đính kèm theo đạo luật cho Việt Nam được hưởng PNTR các điều khỏan về nhân quyền và dân chủ, nhất là quyền của giới sản xuất sản phẩm để có sự trao đổi thương mại, như công nhân ở Việt Nam và các nhà sản xuất văn hóa phẩm ở Hoa Kỳ.

Để giúp cho việc vận động được dễ dàng, chúng tôi xin đề nghị một vài lời vắn tắt để trình bày với các vị dân cử. Chúng ta có thể tiếp xúc với họ qua việc lấy hẹn để gặp họ, hay phụ tá của họ ở văn phòng địa phương, hoặc gởi thư, gởi fax, gọi điện thọai, viết E-mail. Cách nào cũng đều có tác dụng, trừ phi chúng ta không làm gì cả.

“Dear Senator (or Congressman/Congresswoman) ….

I’m a voter in your district (or your state). To my knowledge, Congress will consider granting Vietnam the permanent normal trade relation status in the coming days. I would like to ask you to amend or attach to the bill a few human rights conditions that are relevant to the fair trade principle and the fabrics of a sustainable relationship of both countries. The amended bill should include the rights of Vietnam’s workers to form independent labor unions, the rights of Vietnamese American producers of cultural products to export to Vietnam, the rights of the Vietnamese people to have freedom of beliefs, freedom of expressions and other basic human rights in the UN’s Universal Declaration of Human Rights.”

Đây là cửa sổ cơ hội và nó có liên hệ đến chúng ta ở đây cũng như thân nhân, đồng bào của chúng ta ở trong nước, xin quý vị tham dự để tạo sự thay đổi trong ôn hòa và tốt đẹp.

Đính kèm: Thư Ngỏ Gửi Tổng Thống và Quốc Hội Hoa-Kỳ Đăng Trên Nhật Báo USA Today ngày 11 tháng 7. 2006 (bản Anh Ngữ và bản dịch Việt ngữ)

“Lá Thư Ngỏ về Việt-Nam

Của Những Người Bênh Vực Nhân Quyền và Giao Thương Công Bằng Gửi Tổng Thống và Quốc Hội Hoa-Kỳ

Ngày 11.07.2006

Quốc Hội Hoa-Kỳ sắp cứu xét để cho Việt-Nam hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations – PNTR) để mở đường cho Việt-Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization- WTO). Chúng tôi kêu gọi quý vị đòi hỏi chính phủ Việt-Nam phải thoả mãn những điều kiện sau đây mới cho hưởng quy chế PNTR: Chính phủ Việt-Nam phải trả tự do cho tất cả những tù nhân tôn giáo và chính trị, chấm dứt chế độ quản chế tại gia chống lại họ, cho phép và công nhận những giáo hội độc lập và nghiệp đoàn lao động độc lập, và thực sự tôn trọng sự giao thương tự do và công bằng bằng cách cho phép nhập cảng những ấn phẩm và sản phẩm âm nhạc và phim ảnh.

Như quý vị đã biết, tình trạng nhân quyền tại Việt-Nam không thay đổi trong những năm vừa qua. Hậu quả là Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ duy trì Việt-Nam trong danh sách của những nước đáng quan tâm. Ngoài ra, vào ngày 25.01.2006, Quốc Hội Âu Châu đã ủng hộ Nghị Quyết 1481 (2006) ”lên án mạnh mẽ những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng bởi những chế độ cộng sản độc tài và biểu lộ thiện cảm, hiểu biết, và công nhận những nạn nhân của những tội ác này.” Ngày 6.04.2006, Hạ Viện Hoa-Kỳ đã thông qua Nghị Quyết 320 kêu gọi Việt-Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân tức khắc và vô điều kiện và tuân theo những điều khoản của Nghị Quyết Âu Châu.  Không có gì đáng ngạc nhiên khi những nhà lãnh đạo Việt-Nam đã bác bỏ những lời kêu gọi của chúng ta. 

Hơn nữa, những xáo trộn lao động rộng lớn vừa qua tại Việt-Nam đã phản ảnh một sự thật là quyền lao động tại Việt-Nam không được bảo vệ.  Lương trung bình của công nhân Việt-Nam khoảng dưới 1 Mỹ Kim một ngày và điều kiện làm việc rất tồi tệ. Nguyên nhân của sự việc này là công nhân Việt-Nam không được quyền lập nghiệp đoàn độc lập để tự bảo vệ những quyền lợi căn bản của họ.

Việt-Nam có đặc quyền tự do xuất cảng sang Hoa-Kỳ các ấn phẩm, sản phẩm âm nhạc và phim ảnh bao gồm sản phẩm văn hóa, sách báo, đĩa nhạc và hình ảnh, trong đó có những sản phẩm công khai ca ngợi chế độ cộng sản và chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, không một sản phẩm truyền thông và âm nhạc nào của chúng tôi, bao gồm cả những sản phẩm của người Mỹ gốc Việt được phép nhập cảng vào Việt-Nam. Chính phủ Việt-Nam qua những công ty quốc doanh, duy trì độc quyền và trên thực tế cấm nhập cảng những sản phẩm này.  Những nghệ sĩ Hoa-Kỳ gốc Việt thường xuyên bị xách nhiễu và đòi hỏi phải có giấy phép của chính phủ trước khi có thể trình diễn tại Việt-Nam.  Quan niệm “giao thương tự do” này không công bằng và cũng không tự do – hai nguyên tắc căn bản của hiệp định WTO mà chúng ta đã vừa ký với Việt-Nam.

Trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai, Tổng Thống đã tuyên bố rõ rệt rằng “Chính sách của Hoa-Kỳ là tìm kiếm và hỗ trợ những phong trào và định chế dân chủ tại mọi quốc gia và văn hóa, với một mục đích tối thượng là chấm dứt các chính thể chuyên chế tàn bạo trong thế giới của chúng ta.” Chúng tôi hi vọng rằng Tổng Thống sẽ giữ lời hứa đối với trường hợp Việt-Nam và hành vi của chính quyền này.

Chúng tôi kêu gọi quý vị từ chối không cho chế độ độc tài cộng sản Việt-Nam hưởng quy chế PNTR cho đến khi những điều kiện kể trên được thỏa mãn.

Cám ơn quý vị về vai trò lãnh đạo và việc tiếp tục hỗ trợ nhân quyền.  Xin Thượng Đế phù hộ quý vị và quốc gia Hoa-Kỳ.”

Cuối thư là chữ ký hàng trăm đại diện hội đoàn và cá nhân, trong đó có các nhà dân chủ như Trần Kim Anh, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Chính Kết, LM Nguyễn Văn Lý, LM Chân Tín...

Bản Anh ngữ đã in trên báo USA Today, ngày 11-7-2006.

(Xin xem chi tiết ở: http://www.vietnamhumanrights.net).


Sau đây là bản tin của Mạng Lưới Nhân Quyền VN phổ biến ngày 12/7/2006.

QUỐC HỘI HOA KỲ CỨU XÉT QUY CHẾ THƯƠNG MẠI BÌNH THƯỜNG VĨNH VIỄN CHO VIỆT NAM

Quốc Hội Hoa Kỳ sắp cứu xét việc cấp cho Việt Nam Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (Permanent Normal Trade Relations hay PNTR), giúp Việt Nam có điều kiện để xin gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization hay WTO).

Trong khi Quốc Hội xét PNTR cho Việt Nam qua hai dự luật S. 3495 ở Thượng Viện và H.R. 5602 ở Hạ Viện, chúng ta tranh đấu đòi hỏi Quốc Hội kèm theo các điều khỏan về nhân quyền như quyền tự do tôn giáo, tự do thông tin, quyền của người lao động, quyền giao lưu văn hóa phẩm hai chiều trong nguyên tắc công bằng “fair trade” của WTO v.v..

Tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam vẫn còn tồi tệ trong những năm gần đây, vì vậy mà Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam trong danh sách “các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt” (Countries of Particular Concern hay CPC). Ngày 25-1-2006, Nghị Hội Âu Châu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe hay PACE) đã ủng hộ Nghị Quyết 1481 “lên án mạnh mẽ những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng bởi những chế độ cộng sản độc tài; biểu lộ sự thiện cảm, hiểu biết, và công nhận những nạn nhân của những tội ác này.” Ngày 6-4-2006, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Quyết Nghị 320 đòi hỏi Việt Nam trả tự do tức thời và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm và tuân theo các điều khỏan của Nghị Quyết Âu Châu, nhưng Cộng Sản Việt Nam đã bác bỏ các lời kêu gọi này.

Đặc biệt, các cuộc phản đối công khai chính sách lao động của công nhân Việt Nam liên tục từ đầu năm 2005 đến nay cũng chứng tỏ chế độ cộng sản không có tư cách đại diện giai cấp  công nhân như họ luôn luôn tự nhận. Hàng trăm công nhân đã bị bắt giam chỉ vì phải đình công để đòi quyền lợi chính đáng của họ. Trong khi đó, các tôn giáo vẫn tiếp tục bị đàn áp thô bạo đến mức một số ítn đồ phải chọn con đường tự thiêu để phản đối.

Trước tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền cộng sản Việt Nam, hơn 50 tổ chức và cá nhân đã gởi bức thư không niêm đến Tổng Thống và tòan thể các vị dân cử của Quốc Hội Hoa Kỳ, cũng như đăng nguyên trang trên báo USA Today vùng Hoa Thịnh Đốn ngày 11/7/2006, một ngày trước khi Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện điều trần về dự luật S. 3495. Và có thể không quá cuối tháng Bảy 2006 này, Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện sẽ điều trần dự luật H.R. 5602 cũng như tòan thể Quốc Hội sẽ quyết định về PNTR.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể đồng bào hải ngọai vui lòng tiếp tay vào công tác quan trọng và gấp rút nầy. Kính xin quý vị ở Hoa Kỳ vui lòng tiếp xúc ngay với các đại diện dân cử liên bang của mình (một dân biểu và 2 nghị sĩ) để nhờ chuyển tới Quốc Hội Hoa Kỳ thỉnh nguyện của chúng ta là đòi hỏi đính kèm theo đạo luật cho Việt Nam được hưởng PNTR các điều khỏan về nhân quyền và dân chủ, nhất là quyền của giới sản xuất sản phẩm để có sự trao đổi thương mại, như công nhân ở Việt Nam và các nhà sản xuất văn hóa phẩm ở Hoa Kỳ.

Để giúp cho việc vận động được dễ dàng, chúng tôi xin đề nghị một vài lời vắn tắt để trình bày với các vị dân cử. Chúng ta có thể tiếp xúc với họ qua việc lấy hẹn để gặp họ, hay phụ tá của họ ở văn phòng địa phương, hoặc gởi thư, gởi fax, gọi điện thọai, viết E-mail. Cách nào cũng đều có tác dụng, trừ phi chúng ta không làm gì cả.

“Dear Senator (or Congressman/Congresswoman) ….

I’m a voter in your district (or your state). To my knowledge, Congress will consider granting Vietnam the permanent normal trade relation status in the coming days. I would like to ask you to amend or attach to the bill a few human rights conditions that are relevant to the fair trade principle and the fabrics of a sustainable relationship of both countries. The amended bill should include the rights of Vietnam’s workers to form independent labor unions, the rights of Vietnamese American producers of cultural products to export to Vietnam, the rights of the Vietnamese people to have freedom of beliefs, freedom of expressions and other basic human rights in the UN’s Universal Declaration of Human Rights.”

Đây là cửa sổ cơ hội và nó có liên hệ đến chúng ta ở đây cũng như thân nhân, đồng bào của chúng ta ở trong nước, xin quý vị tham dự để tạo sự thay đổi trong ôn hòa và tốt đẹp.

Đính kèm: Thư Ngỏ Gửi Tổng Thống và Quốc Hội Hoa-Kỳ Đăng Trên Nhật Báo USA Today ngày 11 tháng 7. 2006 (bản Anh Ngữ và bản dịch Việt ngữ)

“Lá Thư Ngỏ về Việt-Nam

Của Những Người Bênh Vực Nhân Quyền và Giao Thương Công Bằng Gửi Tổng Thống và Quốc Hội Hoa-Kỳ

Ngày 11.07.2006

Quốc Hội Hoa-Kỳ sắp cứu xét để cho Việt-Nam hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations – PNTR) để mở đường cho Việt-Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization- WTO). Chúng tôi kêu gọi quý vị đòi hỏi chính phủ Việt-Nam phải thoả mãn những điều kiện sau đây mới cho hưởng quy chế PNTR: Chính phủ Việt-Nam phải trả tự do cho tất cả những tù nhân tôn giáo và chính trị, chấm dứt chế độ quản chế tại gia chống lại họ, cho phép và công nhận những giáo hội độc lập và nghiệp đoàn lao động độc lập, và thực sự tôn trọng sự giao thương tự do và công bằng bằng cách cho phép nhập cảng những ấn phẩm và sản phẩm âm nhạc và phim ảnh.

Như quý vị đã biết, tình trạng nhân quyền tại Việt-Nam không thay đổi trong những năm vừa qua. Hậu quả là Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ duy trì Việt-Nam trong danh sách của những nước đáng quan tâm. Ngoài ra, vào ngày 25.01.2006, Quốc Hội Âu Châu đã ủng hộ Nghị Quyết 1481 (2006) ”lên án mạnh mẽ những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng bởi những chế độ cộng sản độc tài và biểu lộ thiện cảm, hiểu biết, và công nhận những nạn nhân của những tội ác này.” Ngày 6.04.2006, Hạ Viện Hoa-Kỳ đã thông qua Nghị Quyết 320 kêu gọi Việt-Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân tức khắc và vô điều kiện và tuân theo những điều khoản của Nghị Quyết Âu Châu.  Không có gì đáng ngạc nhiên khi những nhà lãnh đạo Việt-Nam đã bác bỏ những lời kêu gọi của chúng ta. 

Hơn nữa, những xáo trộn lao động rộng lớn vừa qua tại Việt-Nam đã phản ảnh một sự thật là quyền lao động tại Việt-Nam không được bảo vệ.  Lương trung bình của công nhân Việt-Nam khoảng dưới 1 Mỹ Kim một ngày và điều kiện làm việc rất tồi tệ. Nguyên nhân của sự việc này là công nhân Việt-Nam không được quyền lập nghiệp đoàn độc lập để tự bảo vệ những quyền lợi căn bản của họ.

Việt-Nam có đặc quyền tự do xuất cảng sang Hoa-Kỳ các ấn phẩm, sản phẩm âm nhạc và phim ảnh bao gồm sản phẩm văn hóa, sách báo, đĩa nhạc và hình ảnh, trong đó có những sản phẩm công khai ca ngợi chế độ cộng sản và chính sách của chính phủ. Tuy nhiên, không một sản phẩm truyền thông và âm nhạc nào của chúng tôi, bao gồm cả những sản phẩm của người Mỹ gốc Việt được phép nhập cảng vào Việt-Nam. Chính phủ Việt-Nam qua những công ty quốc doanh, duy trì độc quyền và trên thực tế cấm nhập cảng những sản phẩm này.  Những nghệ sĩ Hoa-Kỳ gốc Việt thường xuyên bị xách nhiễu và đòi hỏi phải có giấy phép của chính phủ trước khi có thể trình diễn tại Việt-Nam.  Quan niệm “giao thương tự do” này không công bằng và cũng không tự do – hai nguyên tắc căn bản của hiệp định WTO mà chúng ta đã vừa ký với Việt-Nam.

Trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai, Tổng Thống đã tuyên bố rõ rệt rằng “Chính sách của Hoa-Kỳ là tìm kiếm và hỗ trợ những phong trào và định chế dân chủ tại mọi quốc gia và văn hóa, với một mục đích tối thượng là chấm dứt các chính thể chuyên chế tàn bạo trong thế giới của chúng ta.” Chúng tôi hi vọng rằng Tổng Thống sẽ giữ lời hứa đối với trường hợp Việt-Nam và hành vi của chính quyền này.

Chúng tôi kêu gọi quý vị từ chối không cho chế độ độc tài cộng sản Việt-Nam hưởng quy chế PNTR cho đến khi những điều kiện kể trên được thỏa mãn.

Cám ơn quý vị về vai trò lãnh đạo và việc tiếp tục hỗ trợ nhân quyền.  Xin Thượng Đế phù hộ quý vị và quốc gia Hoa-Kỳ.”

Cuối thư là chữ ký hàng trăm đại diện hội đoàn và cá nhân, trong đó có các nhà dân chủ như Trần Kim Anh, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Chính Kết, LM Nguyễn Văn Lý, LM Chân Tín...

Bản Anh ngữ đã in trên báo USA Today, ngày 11-7-2006.

(Xin xem chi tiết ở: http://www.vietnamhumanrights.net).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.