Hôm nay,  

Dòng Kỷ Niệm Kienando

27/07/200600:00:00(Xem: 1670)

Nguyễn Ngọc Cam Ly.

Ngày 16 tháng 7 là ngày 2000, tôi tham dự buổi lễ truyền thống (*) của môn phái Kienando năm xưa, cách đây đúng 6 năm khi hình ảnh của võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa biểu diễn cây Thanh Long Đao chém không gian nghe vùn vụt, từng nhát đao tung bay quyện vào làn gió như chẻ đôi mục tiêu bao vây quanh võ sư. Từng thế bay nhảy, vung đao múa thế tấn thủ, ôi sao thật đẹp mắt! Và rồi võ sư Đại Nghĩa xuống tấn theo thế thủ thiếu lâm cuối chào tất cả quan khách. Tôi cho là một hoạt cảnh tuyệt đẹp trong ký ức cũ.

Ngày này của những năm trước đây kể từ khi tôi theo học lớp Kienando khóa đầu tiên tại Mỹ 1995, ngày truyền thống Kienando là ngày kỷ niệm sự đánh dấu mỗi năm trôi qua, mỗi bước tiến triển của môn phái từ con số 5 người để rồi vượt hơn 700 người theo học tại các võ đường San Fernando Valley. Nghề võ tại Mỹ đa số là ngành nghề dạy bán thời gian, khác với khung cảnh bên nhà các võ sư có thể sống với ngành võ thuật theo ý muốn. Tôi rời Kienando vì lý do cá nhân, nhưng rồi vẫn theo dõi những họat động của hai võ đường Kienando tại Corbin dành cho mọi người và võ đường CSUN dành cho sinh viên thuộc đại học Northridge, tọa lạc trong vùng thung lủng San Fernando Valley. Võ sư Chưởng môn Nguyễn Lâm vẫn phát triển ngành võ trong cộng đồng Việt Nam và ra ngoài dòng chính (American mainstream), bằng chứng là ngày 15 tháng 7 năm nay số võ sinh ngoài gốc Việt ra còn khá nhiều môn đồ gốc Nga, Mỹ, Mễ, Ba Tư, Tàu, Do Thái,  Singapore, Liban (Lebanon),...

Cách đây không lâu Võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa được một diễn viên Hollywood mời hướng dẫn võ thuật để thụ huấn kỹ năng biểu diễn trong phim ảnh cũng như cho mục đích thể dục và tự vệ. Võ sư Đại Nghĩa làm mê hoặc người địa phương khi tôi theo anh hướng dẫn phái doàn Kienando đi biểu diễn võ thuật do lời mời của vài trường học trong vùng San Fernando Valley, khi các thầy cô biết anh cùng thân phụ là giảng sư Nguyễn Lâm cho các lớp võ tại đại học Northridge.

Tôi nhớ có cô học sinh Mỹ  Cynthia Ashley thuộc trường trung học tại North Hollywood sau khi xem võ sư Đại Nghĩa biểu diễn võ thuật cùng côn đao xong, cô và các bạn đến xin chụp hình, và xin chữ ký và hỏi nhiều câu thắc mắc về "kung fu". Tôi nghe võ sư Đại Nghĩa giải đáp thắc mắc cho đám đông. Trong những binh khí mà ông cha ta dùng để bảo vệ giang sơn bờ cõi khi xưa từ Lý Thường Kiệt xuất sắc với môn đại đao, rồi Lê Lợi, Quang Trung, Trưng Nữ Vương hay Triệu Chinh Nương,... kiếm thuật là môn họ dùng điêu luyện để đánh hạ bọn giặc ngọai xâm quấy nhiễu xứ sở ta. Năm 1075, Nguyên Soái Lý Thường Kiệt mang đại quân gồm 10 vạn binh sang chinh phạt giặc Bắc phương thường sách nhiễu nước ta. Sách sử ghi nhận ông rất giỏi xử dụng đại đao. Đại quân của Lý tướng công chiếm lãnh 3 châu của Bắc phương là Ung châu (tức Nam Ninh) cùng  Khâm châu và Liêm châu (tức Quảng Đông). Sự kiện đáng ghi nhận chính Lý Nguyên Soái thân chinh nhà Tống ở phương Bắc trong cuộc hành quân đầy hiển hách băng sông Như Nguyệt đã sáng tác bài thơ đầy dũng khí để khích động tinh thần binh sĩ:

"Nam Quốc sơn hà, Nam Đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẵng hành khan, thủ bại hư"

Như tiếng lòng yêu nước vì luật trời đã định nước Nam là của dân Nam, giang san anh hùng, bất kỳ ai dùng sức mạnh xâm lăng thì chắc chắn rằng khó tránh khỏi thất bại nặng nề.

Từ ngàn xưa 1075 với đại đao đến ngàn sau của 2000 hay 2006 hay mãi mãi về sau tinh thần Lý Thường Kiệt vẫn nung nấu ý chí bất khuất của người nước Nam. Tôi thích môn cổ sử Việt Nam nói lên lòng yêu nước của người nước Nam.

Ngày truyền thống 2006, em Nguyễn Ngọc Cam Ly, một võ sinh trung kiên, hoàng đai cấp 2, 12 tuổi, là một môn đồ Kienando xử dụng kiếm thuật rất điêu luyện. Với người Nhật có bộ môn Kendo, tức môn Đấu Kiếm, vì "ken" nghĩa là kiếm và "do" là đường. Do đó, Kendo có ý nghĩa là đường kiếm. Hiển nhiên, môn thể thao này bao gồm lý thuyết về phương cách chúng ta xử dụng kiếm giao chiến và bao gồm cả kỹ năng võ thuật trong đó. Kendo là môn kiếm thuật đã có từ thời Trung Cổ ở Nhật. Vào thời kỳ đó, các tay kiếm võ sĩ đạo thực tập môn này như phương cách để triệt hạ, tiêu diệt đối phương. Theo dòng thời gian tiến hóa kiếm chỉ còn là môn thể thao luyện tập khả năng uyển chuyển uốn lách mau lẹ của cơ thể về kỹ thuật biểu diễn và tránh đòn.Tôi quan sát Cam Ly đi bài quyền "Lưỡng Nghi Kiếm" do võ sư chưởng môn Nguyễn Lâm sáng chế, em thật nhanh nhẹ tung kiếm chém không gian, chẻ gió thoảng, né đường gươm của đối phương theo thế võ. Kiếm hay gươm là loại võ khí thông dụng trong những cuộc chiến dựng nước và giữ nước của cha ông chúng ta. Tôi còn nhớ thi ca của Đặng Dung và Nguyễn Công Trứ đề cập về bảo kiếm như sau:

"Quốc thù vị phục đầu tiên bạch,

Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma ""

Đặng Dung

Diễn nghĩa:

"Mô´i thu` đâ´t nươ´c chưa tra" xong thi` đâ`u đa~ ba"c. 

Biê´t ta co`n ma`i kiê´m dươ´i trăng bao nhiêu lâ`n nư~a""

Trong bài "Kẻ Sĩ" nêu chí lớn làm trai, cụ Nguyễn Công Trứ cũng đề cập đến thanh kiếm qua mũi can tương:

"Trong lăng miếu ra tài lương đống,

Ngoài biên thùy rạch mũi can tương"

Rồi trong bài "Chí Nam Nhi" cho thấy binh khí kiếm và cung được Nguyễn tướng quân xử dụng trong thơ của ông nung nấu chí lớn làm trai:

"Nợ tang bồng quyết trả cho xong.

Đã xông pha bút trận, thì gắng gỏi kiếm cung"

Nguyễn Công Trứ

Kienando đến tại đây, rồi đào tạo ra nhiều em trẻ Việt Nam lớn lên trên xứ người mang tinh thần võ thuật quê hương, di chuyển lanh lẹ trong kỹ thuật tự vệ khi luyện võ, đấu gươm. Ngày xa xưa của quê hương khi dòng văn học Hán-Nôm trong sử sách là tinh thần ái quốc của vua và các tướng sĩ nhà Trần được nêu cao. Trong ngày xuân, thơ của tướng quân Trần Quang Khải với khí phách dâng cao cuồn cuộn khi chống chọi quân thù gìn giữ giang san bờ cõi, hãy xem bài "Xuân nhật hữu cảm" (Cảm khái ngày xuân):

"Cố quốc tâm hoàn phi điểu quyện

Ân ba hải khoát túng lân trì

Sinh bình đởm khí luân huân tại

Giải đảo đông phong phú nhất thi...

Khư sầu lại hữu tam bôi tửu

Phủ kiếm du du ức cố sơn" 

Diễn dịch:

(Nước cũ hồn mơ chim mỏi cánh

Ơn xưa bể thẳm cá chùng vây

Bình sinh chí khí giờ chưa nhụt

Ngâm một vần thơ đạp gió xoay...

Tiêu sầu cậy đến dăm ba chén

Gõ kiếm non xưa vọng nhớ về)

Trong cuộc kháng chiến chống quân Bắc phương xâm lược, giặc Nguyên Mông xâm lăng lần thứ hai năm 1285, tướng Trần Quang Khải được lệnh vua Trần Thánh Tông giao cho tăng viện cho cánh quân của Trần Nhật Duật, tức người tướng cũng là em ruột của ông trấn đóng ở vùng Thanh Hoá và Nghệ An. Theo chiến thuật của giặc Bắc phương toan tính, giặc tấn công ta bằng hai hướng: hướng thứ nhất với 50 vạn quân của triều đình Nguyên Mông do Thoát Hoan chỉ huy từ biên giới phía Bắc đánh xuống; hướng thứ hai với 10 vạn quân do Toa Đô chỉ huy, từ đất Chiêm Thành (Vùng mà ngày nay là Quảng Trị) đánh ngược lên theo thế gọng kìm, đích điểm của giặc là tiến chiếm thủ đô Thăng Long của ta. Tháng tư năm Ất Dậu (1285), vua nhà Trần bàn với nhị vị tướng quân Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật tổ chức phản công lại liên quân của Thoát Hoan và Toa Đô, một kế hoạch đồng bộ được triển khai binh pháp khi mở ra Chiến dịch Hàm Tử, hai anh em Trần tướng quân được lệnh bí mật vượt qua vùng tạm chiếm đóng của quân giặc từ mạn Nam để tiến quân ra phía Bắc, phá tan vở mộng bành trướng của giặc ngoại xâm tiến chiếm Thăng Long thành. Ngày 06 tháng 06 cùng năm Ất Dậu Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng đại quân nhà Trần trở về kinh đô Thăng Long, tổ chức ăn mừng chiến thắng. Trần Quang Khải đã cảm khái mà viết bài thơ rằng:

“Đoạt sáo Chương Dương Độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san”

(Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)

Diễn nghĩa:

“Cướp gươm giặc ở bến đò Chương Dương

Bắt giặc Hồ (tức giặc Nguyên) ở cửa Hàm Tử

Thời thái bình nên gắng đem hết trí tuệ

và sức lực để xây dựng đất nước

Muôn đời còn mãi núi sông này”.

Sách sử ghi nhận hai võ tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật vốn điêu luyện kiếm thuật. Cam Ly thi triển bài quyền "Lưỡng nghi kiếm" cho thấy nét độc đáo của việc xử dụng kiếm thuật không hổ thẹn là hậu duệ các Trần tướng quân. Lưỡng nghi kiếm là bài quyền ôn nhu khi ta trông đường kiếm múa may, nhưng có lúc mãnh liệt khi tấn công hay đỡ đòn, có lúc lại uyển chuyển, mềm mại khi tránh né đòn. Bài quyền này dược võ sư Nguyễn Lâm khai sáng do nguyên tắc thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, kiếm thức diễm ảo, công thủ liên hoàn, bài quyền mang tính chất tự vệ và mỹ thuật.

Binh khí được giảng dạy phổ thông trong võ phái Kienando là côn. Côn được chia ra nhiều loại như trường côn, đỏan côn, tề mi côn, đơn tiết côn, song tiết côn (hoặc còn gọi là lưỡng tiết côn, đặc ngữ trong tiếng Anh là nanchaku theo phiên âm Nhật Bản). Ngày truyền thống năm nay cô Lynelle Millitate đại diện võ phái đi bài quyền "Phá bát quái trận đơn tiết côn". Lynelle theo học tại hai võ đường CSUN và Corbin được 5 năm. Cô có đam mê võ thuật và văn hóa Á châu. Trước đây cô cho biết cô bị chứng bệnh thiếu máu trầm trọng (severe anaemia). Cô điều trị theo các phương pháp y khoa mà không khỏi. Khi đi học cô cảm thấy mệt mỏi, thở khó, chóng mặt, thường bần thần, choáng váng va cảm nhận sự yếu ớt của cơ thể. Quả thật Lynelle là một phụ nữ mảnh khảnh. Nhân một hôm ghi danh cho khóa học mới cô phải lấy thêm một môn phụ (elective class), cô xem trong sách ghi danh của trường (school catalog) có môn Kienando Kung Fu, thoạt dầu cô nghĩ là võ Trung Hoa, cô chọn học thử. Sau một khóa huấn luyện căn bản cô cảm thấy thích thú khi xoay người đi quyền, khi hít thở khí công, hay khi ngồi yên tĩnh tọa thiền. Lạ lùng thay sau mấy tháng tập võ Lynelle thấy căn bệnh khó thở và mệt mỏi do chứng anaemia từ từ biến mất. Cô nói là cô nghĩ vì năng tập võ điều độ qua các phương pháp vận động cơ thể, hít thở khí công và thiền tịnh đã màu nhiệm giúp cơ thể điều hoà khí huyết khi các kinh mạch trong cơ thể được khai thông, đặc biệt là các chất hormone lâu nay bị tắt nghẽn tại các kinh mạch vốn rối loạn do hệ quả anaemia, và cuối cùng những hệ thần kinh mạch đã được luân lưu điều hòa. Cô đọc thêm sách võ thuật và trân quý môn võ, đặc biệt môn Kienando mà trường đại học CSUN đem đến cho cô sự quen biết thích thú, và nó như môn học thể dục thẩm mỹ, như liều thuốc chữa bệnh cho sức khoẻ tốt đẹp. Lynelle là một trong 5 huấn luyện viên cao cấp bên phía người ngoại quốc dùng Anh ngữ.

Tôi hỏi cô cho nhận xét cuối cùng, cô vui cười cho biết Kienando là môn võ Việt vì theo lịch sử nó được khai sinh tại Việt Nam, do người Việt khai triển các thế căn bản của kung fu thuở xa xưa để tạo ra những bài quyền đặc thù. Trong câu chuyện hàn huyên, tôi đồng ý với ý nghĩ của Lynelle. Trong quan điểm tương tự khi chúng ta so sánh bên phạm vi nhạc cũng vậy, ví dụ như các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Nam Lộc hay Lam Phương khi dùng 7 note nhạc căn bản của người Tây phương sáng chế như Re, Do, Mi, Fa, Sol, La, Si để sáng tác ra những ca khúc Việt Nam thì không thể bảo là nhạc họ làm của phương Tây được.

Theo ý niệm như vậy khi suy diễn bộ môn võ thiếu lâm (mà người Mỹ quen dùng nhóm từ ngữ "shaolin kung fu") nguyên thủy do Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) hay Đạt Ma Sử Tổ sáng chế, ông đã du hành từ Ấn Độ sang định cư tại miền núi Tung Sơn, Trung Quốc, trong những năm 448-527 Công Nguyên, để truyền bá phật pháp và võ thuật để tự vệ trước thiên nhiên và thú dử. Những thế võ được Đạt Ma Sử Tổ triển khai dựa vào biểu tượng của loài cầm thú như hổ, báo, long, phụng, hạc, khỉ, rắn,.. thì lời nhận xét cuối cùng theo sự ghi nhận chủ quan của tôi thì người Trung Hoa đã "cầm nhầm" môn võ của người Ấn Độ vì tự ái dân tộc từ nguồn gốc. Thiếu lâm sẽ không là đặc quyền "của riêng" là võ của người Tàu. Thiếu lâm sẽ không là đặc quyền "của riêng" là võ của người Tàu, mà còn có thiếu lâm mà nhiều nguồn gốc khác nhau như Ấn Độ, Tây Tạng, Mã Lại, Mông Cổ, Thái Lan, Cao Miên ,... và Việt Nam khi được địa phương hóa. Và còn có thiếu lâm mà nhiều nguồn gốc khác nhau như Ấn Độ, Tây Tạng, Mã Lại, Mông Cổ, Thái Lan, Cao Miên ,... và Việt Nam khi được địa phương hóa.

Xin cho tôi kết luận dựa theo nhận xét của Lynelle Millitate là được địa phương hóa là có nhiều nhánh Thiếu lâm từ Việt Nam, để tránh nỗi ám ảnh từ sự chiếm lãnh nhiều thứ của người Trung Hoa cũng vì tự ái dân tộc trong tôi. Chính tự ái dân tộc khiến tôi không vui khi nếu một người Trung Hoa nào đó "cầm nhầm" món phở của người Việt hay món Spaghetti của người Ý, chỉ vì người Trung Hoa đã tự hào về sự thông minh khi sáng chế ra nguyên tắc làm mì sợi đầu tiên trên thế gian này, tự nguyên tắc văn minh bá quyền.

Năm 2006 đánh dấu 34 niên kỷ niệm thành công liên tục của võ phái Kienando, tôi tham dự với niềm vui vì các thiếu niên theo học ở đó, họ lớn lên trong khuôn khổ võ thuật. Dù bất cứ bộ môn võ nào, bỏ ra ngoài niềm hãnh diện riêng tư thì võ thuật giúp ích khi luyện tập đều đặn thường thường tốt cho sức khoẻ; Và với các em thiếu nhi thì cần thêm võ đức và lòng tự tin từ võ đạo để tô luyện các em nên người và giúp đời. Đó là nhận xét cuối cùng của bài viết này vậy.

Việt Hải Los Angeles

(*):Ngày truyền thống 16 tháng 7 cũng là sinh nhật của Võ sư Chưởng môn, người viết bài xin kính chúc ông: "Phước như Đông Hải, Thọ tỉ Nam Sơn".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.