Hôm nay,  

Từ Tự Thán Đến Tự Khai, Tự Thú

01/07/200600:00:00(Xem: 2567)

Tuần qua, Sàigòn Times hân hạnh được ông Nguyễn Văn Lộc, Nam Úc Tuần Báo, gửi cho bài viết, "Từ Tự thán đến Tự khai, Tự thú" của tác giả T.V.Trần, trong đó hé lộ những bí mật về âm mưu CSVN thâm nhập hàng ngũ giáo chức Việt ngữ, cũng như chương trình giảng dậy Việt ngữ tại Úc, mà chính tác giả là một công cụ. Sàigòn Times xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Lộc, cùng sự can đảm của tác giả T.V.Trần, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả nguyên văn bài viết.

*

Lời người viết: Không tính những ngoại lệ, thì chẳng bí mật nào mãi mãi là bí mật, cũng như chẳng ai biết trước được ngày mình chết. Và trước khi nằm xuống, hầu như mọi người đều muốn trút bỏ tất cả những ưu tư chất chứa trong lòng khi có dịp. Tôi cũng thế. Nhân đọc được những bài nhận xét về đề thi Việt văn của kỳ thi tú tài năm 2005 do một số thầy cô giáo người Việt ở Nam Úc chọn lựa, tôi quyết định nói ra điều bí mật đã giữ kín 13 năm nay, với hy vọng những người quen biết không còn nhìn tôi bằng cặp mắt e dè và trước khi nhắm mắt lòng mình sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Đây chỉ là sự chọn lựa của cá nhân tôi. Có thể ai đó có sự chọn lựa khác, tôi tuyệt đối không phê phán, bởi mỗi người trong chúng ta có những suy nghĩ khác nhau. Có điều, những gì tôi trình bày là sự thật. Chỉ nơi chốn, tên tuổi và diễn tiến sự việc thì vì lý do an ninh của bản thân cũng như những người liên hệ (trong nước và ở đây), nên tôi không tiện chi tiết ra được, mong người đọc thông cảm. Khi trình bày như thế, không hẳn là tôi giấu được chính quyền CSVN. Chuyện đó không quan ngại, vì tôi chỉ trở về thăm VN khi "nay mai chế độ ấy đã trôi vào quá khứ". - T. V. Trần.
Xin tóm lược lý lịch bản thân: Năm 54 ba tôi đi Bắc tập kết. Hồi ấy tôi được 4 tuổi và em gái tôi mới lên hai. Mẹ tôi ở vậy nuôi con, không bước thêm bước nữa, nhưng ít khi nhắc tới chồng nên trong anh em chúng tôi không có được những hình ảnh của người cha. Dù vậy, sau tháng 4-75 chúng tôi vẫn mong có sự gặp gỡ. Chờ mãi đến tháng 7 năm ấy gia đình tôi mới được báo tin là ba tôi đã mất hồi năm 62, ở một nông trường nào đó ngoài Bắc. Thế là ba tôi không chết trận để thành liệt sĩ, chúng tôi cũng được xếp vào diện gia đình có cán bộ tập kết. Mẹ tôi vẫn giữ được sạp vải nhỏ ngoài chợ. Tôi được chuyển từ trường trung học X về trường Y gần nhà, tiếp tục được đi dạy học. Em tôi được một chân thư ký ở một hợp tác xã thêu ren, mặc dù có chồng đang đi "học tập cải tạo". Cuộc sống lúc nầy có hơi chật vật hơn những ngày trước 75, nhưng tôi không lấy thế làm buồn, bởi tôi tin tưởng vào Đảng, rằng sau chiến tranh đất nước nào cũng thế. Tôi cố gắng khắc phục với hoàn cảnh, phấn đấu trong công việc, bằng tất cả tấm lòng của một nhà giáo, một người dân dưới chế độ mới. Tôi giải thích và khuyên mẹ chia sẻ căn nhà khá rộng của mình cho gia đình ông hiệu trưởng trường tôi từ Bắc vào. Điều nầy có gặp khó khăn với mẹ và em gái tôi lúc đầu, nhưng cuối cùng cũng êm xuôi với lời hứa của ông ta là sẽ tích cực liên hệ những người quen biết để chồng của em tôi được về sớm. Lời hứa ấy đã thành sự thật. Em rể tôi (cấp bậc Trung uý Bộ binh) đã được tha về với đủ thứ bệnh chỉ sau hơn 3 năm "học tập cải tạo". Hôm ấy ông hiệu trưởng sang chung vui và cho biết, "tôi phải kiên trì, gay go lắm trên mới khoan hồng cho chú ấy đấy!" Năm 85 tôi là đoàn viên đoàn thanh niên CS của phân bộ trường tôi đang dạy. Ông hiệu trưởng đương nhiệm được (hay bị) điều đi nơi khác, một anh hiệu trưởng trẻ từ Bắc vào thay. Nửa căn nhà "chia sẻ" của tôi bây giờ được sang tay cho gia đình anh công an huyện, cũng từ Bắc vào làm chủ với đầy đủ giấy tờ chủ quyền. Số nhà 312 của tôi bây giờ thành 2 số, 312A và 312B. Chúng tôi bắt đầu đánh dấu hỏi, nhưng chẳng dám nói ra, bởi lâu lâu chạm mặt nhau, qua hỏi han qua quít anh công an nầy đã xa gần, "gia đình ta thế mà lại bị liên hệ ngụy quân, ngụy quyền, tiếc nhỉ!" Đầu niên học 91 đang dạy môn Sinh Hóa, tôi được phân công sang dạy môn Văn. Tôi ngạc nhiên lắm nhưng không tìm ra nguyên do, bởi có hỏi thì anh hiệu trưởng cũng chỉ cho hay, "trên sắp xếp như thế, anh cứ yên tâm công tác. Kiểm tra cẩn thận những từ của chế độ cũ một tí là ổn ngay." Một tí ấy của anh ta là chuyện lớn đối với tôi trong việc giữ mồm giữ mép chữ nghĩa quen thuộc. Tôi đã thành công ở khâu nầy. Cuối niên học năm ấy tôi được bầu là giáo viên gương mẫu  (có lẽ nhờ thấm nhuần chữ nghĩa mới của Đảng ta). Nhưng cũng cuối năm ấy đại họa ụp lên đầu anh em chúng tôi: Mẹ tôi qua đời đột ngột vì bệnh cao áp. Thật ra mẹ tôi không chết vì ngã té hay lên cơn. Anh em tôi biết mẹ tôi chết chỉ vì xúc kích, mất nửa căn nhà, uất quá mà không nói được.
Một hôm giữa năm 92, anh hiệu trưởng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Anh ta cho hay, "Trên sắp xếp cho anh đi Úc bồi dưỡng nghiệp vụ một năm đấy, thích không"" Tôi mừng quá đi thôi, trả lời, "Cảm ơn anh, thích chứ! Nhưng sao tôi lại được ưu tiên như vậy"" Anh ta cười cười, "Không ưu tiên cho anh thì cho ai nhỉ" Anh này lạ thật! Con của gia đình cách mạng này, hồ sơ lý lịch tốt này, giáo viên tiên tiến này, phấn đấu và giữ lập trường tốt này, có khả năng ngoại ngữ này... nhưng cũng còn một vài điểm tôi phải làm việc thêm với anh."  Ngưng một lát, anh tiếp, "Nhưng chả cần thiết phải ở đây, chiều ta đến quán cà phê Z nói chuyện đạt hơn. Nhé!" Đúng giờ hẹn, tôi đến quán Z làm việc với anh hiệu trưởng. Vòng đầu anh chi li về những phụ cấp của Nhà nước ta và những gì có được khi đến Úc. Vòng hai là cảm tình riêng cũng như những vất vả, gay go cho anh trong việc đề bạt tôi. Vòng ba, không ngại ngùng, anh cho biết: "Bộ phận bố trí cán bộ đi công tác nước ngoài ra giá mười cây đấy!" Tôi vỡ lẽ. Phân trần rằng không lo nổi, tôi từ chối và cảm ơn lòng tốt của anh ta. Trước khi chia tay, anh lại nói, "Qua liên hệ chúng bảo thế thôi chứ tuỳ khả năng từng người. Tôi nghĩ là ta có thể làm việc lại với họ được. Anh yên chí, gặp các anh ấy tôi sẽ nói hộ anh." Tôi nghe nhưng để ngoài tai vì không mấy hy vọng, chỉ cảm ơn và đứng dậy ra về.
Hai hôm sau, không hẹn trước, anh đến gặp tôi tại nhà. Bắt tay chúc mừng tôi, anh nói, "Trên sáng suốt và ưu tiên cho con em gia đình cách mạng lắm anh ạ. Người ta là thế, nhưng trường hợp anh thì chỉ trà nước cho có lệ thôi. Thế mới phải chứ... cứ thế đi nhé!" Anh ta về rồi, tôi đem giá "chỉ trà nước" nầy nói lại cho vợ chồng em gái tôi hay. Cả hai đứa không suy nghĩ lâu, đồng ý, "Tụi em sẽ chạy '3 cây trà nước' ấy cho anh. Kể như một chuyến đi nước ngoài. Anh đi cho người ta biết ngay đi kẻo trễ. Có thể lúc tụi em hoàn tất hồ sơ HO thì anh đã về, tụi em khỏi phải rắc rối khâu nhà đất."


 Năm hôm sau tôi nộp "cho trên" 3 cây vàng qua tay ông hiệu trưởng và chờ đợi. Một tháng trước khi lên đường, tôi được gọi tới Sở Giáo Dục và Đào Tạo bổ túc hồ sơ. Ở đây cho hay là tôi vẫn được đi bồi dưỡng nghiệp vụ với giá hời như thế, nhưng với một công tác đi kèm. Chẳng cần hỏi thêm nhiều, tôi nhận công tác. Tôi và 9 người nữa (7 nam, 2 nữ) đến Adelaide, tiểu bang Nam Úc đầu tháng 2 năm 1993. Khóa học được tổ chức tại trường A. Phụ trách lớp nầy là một giáo viên nữ (sang Úc theo diện đoàn tụ) và một giáo viên nam (vượt biên). Liên hệ thường xuyên với chúng tôi là một giáo viên còn trẻ (tiếng Việt chưa đạt lắm). Mỗi tuần chúng tôi chỉ ngồi lớp 2 buổi, thời giờ còn lại là những gặp gỡ một số giáo viên người Việt và người Úc đang công tác ở các trường có dạy ngôn ngữ Việt. Trọng tâm của những buổi tiếp xúc chỉ xoáy vào các điểm: Những đổi mới của Nhà nước ta; Tình quê hương dân tộc đối với lớp trẻ ở nước ngoài; Những kinh nghiệm bản thân trong nghề nghiệp; Hàng ngũ giáo chức với bổn phận xây dựng đất nước sau chiến tranh;  Những bổ sung trong ngôn ngữ Việt v.v... Có thể khẳng định, tôi là người tích cực trong những buổi tiếp xúc nầy.
Cuối tháng 10 năm 93, hai cán bộ giáo dục trong nước sang Úc dưới dạng trao đổi văn hóa. Một ưu tiên thật bất ngờ nữa đến với tôi. Các ông ấy cho tôi hay: "Trên đã bố trí cho anh ở lại Úc tiếp tục công tác với tư cách tạm trú. Hộ chiếu gia hạn từng 6 tháng một. Tuyệt đối giữ kín việc nầy cho đến khi về nước..."
Thưa tất cả người Việt ở Úc! Tôi chấp hành nghiêm chỉnh lời dặn "tuyệt đối giữ kín" ấy. Mười ba năm rồi tôi chưa thổ lộ với ai chuyện nầy, ngoại trừ vợ tôi hiện tại. Nhưng, tôi đã không còn nghiêm chỉnh "tiếp tục công tác" cho chế độ ấy nữa kể từ tháng 9 năm 96.

Đấy là những sơ lược về bản thân của tôi sau năm 75. Sở dĩ tôi không chi tiết nhiều những năm từ 92 đến 96, bởi tôi nghĩ là chưa cần, người đọc có thể hiểu thêm sau nầy, vì như tôi đã thưa, chẳng bí mật nào mãi mãi là bí mật. Điều cần thiết hôm nay là tôi muốn tự thú với cộng đồng người Việt hải ngoại ở Úc, công tác kín tôi đã nhận trước khi được sang Úc bồi dưỡng nghiệp vụ là: "Tạo liên hệ mật thiết với những giáo viên Việt kiều đang phụ trách môn tiếng Việt tại các trường bản địa để lập đầu cầu cho cán bộ ta dễ dàng sang công tác sau nầy." Đến đây có người sẽ thắc mắc, tại sao tôi lại có sự thay đổi như thế" Thưa, rất dễ hiểu: Gần 30 năm nín thở để qua sông, chẳng ai điên đến độ chui trở lại xuống sông để phải tiếp tục nín thở!  Hơn nữa lúc ấy gia đình vợ chồng em gái tôi đã đi Mỹ và nửa căn nhà còn lại để đặt bàn thờ mẹ tôi cũng mất luôn. Ngoài ra, một động lực khác đã dẫn tôi đến quyết định dứt khoát, là khoảng đầu năm 96 tôi đọc được những lời Tự Bạch của Vũ Thư Hiên (trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày). Tự Bạch (của một người hiện còn sống, có trình độ nhận xét cao, từng là đảng viên nòng cốt của đảng CS, hưởng đầy đủ bổng lộc của chế độ... rồi cũng bị tù đày 9 năm chỉ vì có tư tưởng thân Nga) ấy đã cho tôi biết thêm những gì tôi không thể biết. Tôi xin dẫn ra đây một ít đoạn chính, dành cho những ai chưa có dịp đọc qua, hoặc đã đọc qua rồi nhưng vì những lợi nhỏ hay vì những chiếc bánh vẽ của CSVN mà quên đi. Vũ Thư Hiên đã thổ lộ: "Trong chín năm tù tôi chỉ làm được một việc có ích cho bản thân và cho những người mà tôi thương yêu, là giã từ được ảo ảnh về một chủ nghĩa Cộng sản được tô vẽ như là thiên đường dưới thế. Sự nhìn lại đời mình cũng như sự quan sát số phận của đồng bào trong những nhà tù tôi đi qua đã mang lại cho tôi cái nhìn tỉnh táo về một thể chế xã hội, trong đó con người dù muốn dù không đều đánh mất mình".
Nhận xét nầy tôi hoàn toàn đồng ý với ông Vũ Thư Hiên. Sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tôi đã thấy tôi không còn là tôi, một nhà giáo đúng nghĩa. Gần hai mươi năm (tính đến lúc tôi rời VN) từ khi chấm dứt chiến tranh, Cộng sản vẫn cai trị nhân dân bằng thứ luật tùy tiện của Đảng. Về kinh tế thì từ nông thôn đến thành thị, những gia đình không thuộc diện ưu tiên của Nhà nước hay không có thân nhân ở nước ngoài giúp đỡ, vẫn chịu cảnh khó khăn, thiếu thốn. Thậm chí có nhiều gia đình bị nghèo đói hơn cả lúc còn chiến tranh. Còn cởi mở" Thưa không đâu. Mấy mươi năm sống trong chế độ, làm việc với họ nhiều, tôi hiểu. Thế giới có thể đổi thay từng ngày, nhưng muôn đời giống gà không thể hóa thành chim để bay xa được. Sau một thời gian dài từ bóp cổ đến le lưỡi rồi nới lỏng tay, nhiều người tưởng rằng chế độ đã cho nhân dân ta tự do. Thật sự thì không phải như vậy. Cho đến bây giờ ở VN chỉ có một số tự do đúng nghĩa: Việt kiều hải ngoại tự do gởi tiền về nước, người dân trong nước tự do cong lưng làm ra tiền và cán bộ CS từ cấp nhỏ đến cấp lớn tự do tham nhũng! Những tuyên truyền bịp bợm, bắt bớ, tù đày, đàn áp, vẫn không giảm thiểu so với thời Nam, Bắc còn chia đôi, thời ông Vũ Thư Hiên còn là đảng viên của đảng cộng sản.

Vậy xin đừng cho rằng những gì ông Vũ Thư Hiên nói ra cách đây 40 năm chỉ là chuyện quá khứ, rồi bỏ qua. Vì như ông đã suy nghĩ: "Quá khứ sẽ chẳng có ích cho ai bởi sự hồi tưởng đơn thuần. Nhưng quá khứ có ích khi con người lấy nó để làm cái suy gẫm, rút ra từ trong lòng sự kiện của nó bài học cho tương lai. Tôi không lên án một xã hội nay mai sẽ trôi vào quá khứ. Tôi không dám đặt cho mình mục đích buộc tội, vì lịch sử thường có sự lặp lại. Ở đây tôi chỉ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo. Tôi cũng không thể đóng vai người buộc tội được bởi xã hội mà tôi sống, tôi không đơn thuần là nạn nhân. Về mặt nào đó, trong chừng mực nào đó, tôi còn là thủ phạm. Tôi viết vì không thể không nói lên tiếng nói của mình. Tôi quan niệm kẻ không dám nói 'không' trước tội ác là kẻ đồng lõa với tội ác".
Cả cuốn sách gần 800 trang, ông Vũ Thư Hiên đã trình bày tất cả sự thật về những xấu xa, nghịch lý, vô nhân đạo không thể tưởng tượng nổi, trong chế độ mà ông và thân phụ ông đã một thời phục vụ. Rồi thay cho những lời cuối, ông đã thành thật: "Xin hãy coi đây là lời sám hối trước đồng bào của cha tôi (Vũ Đình Huỳnh, cựu vụ trưởng Vụ Lễ Tân, bí thư của ông Hồ Chí Minh từ những ngày đầu kháng chiến) nay đã không còn. Nó được thực hiện theo lời trăn trối của Người."  Tác giả (Vũ Thư Hiên).
Thưa tất cả người Việt hải ngoại ở Úc! Do đồng ý với  ông Vũ Thư Hiên, im lặng là đồng lõa, nên tôi đã có những tự khai và tự thú hôm nay. Và cũng như cụ Vũ Đình Huỳnh, xin người đọc coi đây là lời sám hối cuả tôi về những gì tôi đã tiếp tay với chế độ ấy trong thời gian hơn 20 năm nín thở để qua sông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.