Hôm nay,  

Những Người Hay Đùa

20/05/200600:00:00(Xem: 1567)

Ôi khủng bố, nhơn danh mi mà bao nhiêu người gặp rắc rối. Nhớ lại thời đầu biện pháp chống khủng bố mới thực hiện ở Mỹ.

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Ông Hội Trưởng PGHH Hải Ngoại đi dự lễ Khai sáng PGHH ở <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />WashingtonDC. Khi chuyển máy bay tại Phi Trường Quốc tế Chicago,  Ông qua máy dò, đèn chớp đỏ, chuông reo vang. Ông được mời vào phòng đặc biệt và người viết bài này yêu cầu được vào để giúp. Thử lại, chuông lại cứ reo, đèn lại cứ chớp dù -- tội nghiệp -- Ông đã mọi vật ly thân. Sĩ quan an ninh lúc đó mới nhìn kỹ cái bụng bị thương mổ thẹo đường dài hơn một gang tay rưởi, và hỏi. Ông Hội Trưởng trả lời tỉnh bơ, VC bắn. Và cười nói tiếp chơi chơi, đạn còn ở trong, bác sĩ ở Việt Namnói không lấy ra được vì nằm chỗ nghiệt, động là liệt người. Sĩ quan tỏ vẻ hiểu và đưa qua máy X Ray. Đúng như rằng, viên đạn AK còn đó, chuông reo, đèn đỏ chớp là phải. Vị sĩ quan an ninh  xin thông cảm, Ô Hội Trưởng PGHH  là người tu  hiền cười vui vẻ,  nhưng đã lỡ một chuyến bay.

 

Chuyện tương tự cũng đã xảy ra cho một dân biểu Mỹ qua máy thăm dò phát hiện vũ khí khủng bố. Máy reo đèn chớp khi  Ô Dân biểu qua cổng dò xét trước khi được lên máy bay. Vị dân biểu được mời vào phòng đặc biệt khám lại. Dù đã làm người nguyên thủy Adam rồi, nhưng đèn cứ chớp, chuông cứ reo với Ông Dân biểu.

 

Sĩ quan hỏi ra và biết cơ sự thương tật và biết đây là đại diện dân khả kính, cựu quân nhân bị thương, người được Tổ Quốc thưởng Trái Tim Hồng, nhân dân trọng vọng. Sĩ quan báo lên cấp trên, cấp trên báo lên Bà Bộ Trưởng Giao Thông vận tải.

 

Bà này điện thoại xin lỗi. Vị dân biểu nói Ông đâu có biết đặc tính của máy mà khai trong mình xương xóc kẹp nhiều kim loại để an ninh dễ làm việc. An ninh làm đúng phận sự có gì đâu mà phiền, đáng khen nữa là khác.

 

Và mới đây một cuộc tranh luận bùng nổ cũng vì  vấn đề chống khủng bố. Nhựt báo USA Today phát hành khắp nước Mỹ khui ra một danh sách hàng triệu người bị cơ quan an ninh NSA lén thu thập số điện thoại, sơ yếu lý lịch và nghe lén điện đàm.

 

Mới nghe người ta tưởng chuyện đùa, chuyện con cá tháng Tư. Quyền bảo vệ sự riêng tư là một trong những nguyền tối thượng của người Mỹ. Tòa án phải có lý do chánh đáng và luật định mới có thể ra án lịnh làm. Cơ quan chánh quyền hay chủ nhơn công ty  lơ mơ vi phạm làm điều đó có thể bị tù và bồi thường nặng. Nhưng chuyện làm lén của NSA đó lại là chuyện có thật.

 

Chuyện tưởng như đùa do những người hay đùa làm ấy lại chuyện quốc gia đại sự, do những chiến sĩ  thầm lặng chống kẻ thù số 1 là quân khủng bố Al Qaeda, những người có nhiệm vụ bảo quốc an dân làm. TT Bush phải lên ra - dô không báo trước trình bày khúc nôi, cơ sự, tại sao Ông phải ra lịnh làm như vậy. Đây là vấn đề quốc gia đại sự, vì lý do bảo quốc an dân, nên đích thân Ông mới đồng ý cho phép cơ quan an ninh quốc gia NSA làm chuyện đó.

 

Chưa đâu, còn nữa, báo Le Monde của Pháp, nhơn vụ trên có nhắc lại một số chuyện tưởng như đùa mà có thật khác nữa. Ly kỳ hơn vì đụng chạm đến quyền tự do đi đứng của một vài vị làm ra chính sách của Mỹ, từng gây sóng gió trong xã hội Mỹ trong mùa bầu cử.  Cơ quan an ninh hiện đã lập ra một danh sách 30.000 ngưiời bị cấm đi máy bay.

 

Trời,  máy bay là phương tiện di chuyển của những người làm ăn lớn, làm chánh trị cấp cao và lớn, lo vấn đề quốc gia đại sự mà lại cấm 30.000 người không được đi. Tước đoạt quyền tự do di chuyển trong một đất nước rộng một phần tư Địa Cầu, gồm 50 tiểu bang, một ở giữa Thái bình Dương, một ở  tận Bắc Cực, thủ đô lại ở bờ Đông Đại Tây Dương, quyền lợi Mỹ bàng bạc khắp thế giới - là một điều khó có thể tưởng tượng được.

 

Nhưng đây là chuyện có thật. Ngày 18-5 đặc phái viên ở WashingtonDCcủa báo Le Monde khui ra trên báo Le Monde phát hành ở Pháp về chuyện như đùa ấy. Năm 2004, TNS Ted Kennedy đã một lần bị cấm không cho lên máy bay đi từ Washington DC sau phiên họp Thượng Viện để về Boston của tiểu bang nhà của Ông, nơi Ong là một trong hai vị đại diện dân cử  duy nhứt ở Thượng Viện liên bang Mỹ. Lý do vì tên của Ông bị trùng nằm trong danh sách cấm đi máy bay ấy.

 

Không phải vì Ông là một nghị sĩ lão làng, một nhận vật hàng đầu của Đảng Dân Chủ đối lập với chánh quyền Cộng Hòa của TT Bush mà bị kiếm chuyện làm khó dễ như Thủ Tướng Hunsein làm khó dễ dân biểu trưởng khối đối lập Miên đâu. Lý do chánh vì tên Ông trùng với một người khác bị cơ quan an ninh cấm đi máy bay vì tình nghi khủng bố và không tặc.

 

Trong bài báo ấy  và trên báo Mỹ trước đâỹ cũng có xuất hiện những tin cấm bay cười ra nước mắt như thế. James Moore tác giả cuốn sách nói về TT Bush và Cố vấn Karl Rove; Robert Johnson, một cựu quân y sĩ, một ứng cử viên Dân Chủ ở TB New York chống Chiến Tranh Iraq cũng bị cấm bay. Không phải ai cũng có thể biết tại sao mình bị cấm bay như TNS Kennedy. Phải kiện tụng, phải nhờ Liên hội Bảo vệ Quyền Tự do Dân sự Mỹ ( ACLU), nhiều luật sư tài giỏi can thiệp  mới biết tại sao tên mình bị ghi vào cái danh sách quái ác ấy.

 

Theo tìm hiểu của đặc phái viên báo Le Monde tại Washington DC, trước cuộc khủng bố 911 năm 2001, Cơ Quan An Ninh Hàng Không cũng có một danh sách cấm bay, nhưng chỉ có  11 người thôi. Sau cuộc khủng bố 911, vào đầu tháng 12 danh sách lên 594 người. Một năm sau lên 1.000 người, Và bây giờ lên 30.000 người.  Còn số người khiếu kiện vì bị ngăn chận không lên máy bay để xác minh mỗi năm nhiều hơn nữa.

 

Riêng trong hai năm Liên hội Bảo vệ Quyền Tự do Dân sự Mỹ ( ACLU) đã thụ nhiệm can thiệp mạnh 225 trường hợp bị cấm bay. Cơ quan An ninh Hàng không có hai danh sách, một bị cấm bay, một phải qua thủ tục khám xét an ninh nghiêm nhặt. Những người cấm bay không nhất thiết bị cấm di chuyển, có thể mướn xe để đi thoải mái.   theo giải thích của  cớ quan An ninh hàng không  nói với Ô. JayStanley, của ACLU.

 

Cái khổ không riêng cho những người bị cấm bay và người bị khám xét đặc biệt, mà cho những người bị trùng tên và những người sợ có tên mình trong danh sách ấy nữa.. Cơ quan An Ninh Hàng Không không tiết lộ danh tánh, chỉ khi nào  người nào bị cấm hay xét gắt mới biết. Và chính cơ quan an ninh hàng không cũng không biết trong danh sách 30.000 người đó có tên quân khủng bố hay không vì cơ quan an ninh chống khủng bố không chia xẻ tin tức và không muốn tên quân khủng bố bị lộ vì đang theo dõi.

 

Biết trước không được. Bị mới biết. Bị oan sai trùng tên họ mà xin rút xoá tên ra còn khó hơn nữa. Cơ quan An Ninh Hàng Không chỉ biết thi hành, khi biết oan sai cũng không biết phải báo cáo cho cơ quan nào vì không có ghi tên tên cơ quan nào yêu cầu ghi một người  bị cấm bay vào danh sách.

 

Cơ quan thi hành mà còn vậy huống hồ gì người dân bị oan sai.  Theo nhận định của  Jay Stanley thuộc ACLU, cách làm danh sách theo kiều đó biểu lộ quan niệm muốn khuyến khích ghi thêm vào danh sách và muốn cản trở việc rút tên ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.