Hôm nay,  

Ngày Tự Do Ngôn Luận

12/05/200600:00:00(Xem: 1266)

Ngày 3 tháng 5 năm 2006. Tại Paris, thủ đô nước Pháp. Tổ Chức Nhà Báo Không Biên Giới gọi tắt là RSF. Lễ kỷ  niệm năm thứ 16 Ngày Tự Do Ngôn Luận Quốc Tế. Tổng kết hoạt động. Năm 2005 là năm đen tối nhứt trong 10 năm trở lại đây của giới báo chí trên thế giới. 10 nhà báo bị giết, 63 người bị thương, 1.300 người bị hành hung hay đe dọa. Á châu là noi báo chí bị độc tài xâm hại nhứt. Nhưng tự do ngôn luận vẫn là thành trì, là vũ khí bảo vệ tự do. Tại hai nước CS lớn còn sót lại ở Á Châu, báo chí và Internet là nạn nhơn trầm trọng của nhà cầm quyền độc tài, đảng trị toàn diện. Việt Cộng và Trung Cộng bản chất coi báo chí là công cụ tuyên truyền cho Đảng Nhà Nước CS. Nên tự do ngôn luận bị bóp nghẹt. Báo chí bị trói chặt. Nhà cầm quyền CS trù dấp, trán áp, ám hại, bắt bớ nhà báo nào và  những ai xài Internet mà họ xét thấy bất lợi lợi cho CS. CS hình sự hóa tội này thành tội gián điệp, tiết lộ bí mật quốc gia để truy tố. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Về Việt Công, Ông Julien Pain, giám đốc văn phòng Internet, nói theo đánh giá của RSF, Hà Nội gia tăng kiểm soát việc truy cặp Internet và bắt giam những người tham gia diễn đàn dân chủ Paltalk. Từ tháng 10 năm ngoái, ba người nói chuyện trên Paltlak bị bắt đến nay người ta chưa biết số phận họ ra sao, giam ở đâu, sức khỏe ra sao. RSF đã can thiệp nhiều lần, nhiều cách mà không kết quả. Hà Nội sợ người dám nói lên sự thật, sợ người binh vực cho nhân quyền, tự do, dân chủ. 

 

Đài phát thanh Quốc tế của Pháp RFI nói, theo báo chí ở Á Châu nhận định, nhà báo ở Việt Nam phải loay hoay và kẹt cứng trong vòng kiểm soát của CS Hà nội. Phải tránh né, luồn lách hết sức khó khăn  để có thể cầm bút và để giữ được miếng cơm manh áo. Thịnh thoảng cũng có tờ báo nói lên một vài sự thật, như tờ TuổiTrẻ ở <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigon. Nhưng chỉ liên quan đến vấn đề xã hội mà thôi. Tuyệt nhiên không dám đụng đến vùng cấm kỵ - là vấn đề chánh tri. Ngay trong vấn đề xã hội, năm rồi một nhà báo khui vụ bê bối của một công ty quốc doanh dược phẩm làm giá để thu lợi cho công ty, hại cho người bịnh mua thuốc, nhà báo ấy là Lan Anh bị truy tố về tội tiết lộ bí mật quốc gia! .

 

Theo RSF, không thấy có một thay đổi nào, một cải tiến nào về quyền tự do ngôn luận trong làng báo Việt Namtrong năm qua dù CS Hà Nội luôn luôn khoa trương nói phát huy dân chủ và cải thiện nhân quyền. Hà nội phát hành  "Sách Trắng" về dân chủ, chỉ để tuyên truyền, nhưng việc làm thì trái ngược. Về tự do ngôn luận, tự do báo chí, lời nói và việc làm của CS Hà Nội hoàn toàn không đi đôi. CS Hà nội vẫn bóp nghẹt hai tự do đó như cách đây năm hay mười năm về trước. Tự do ngôn luận, tự do báo chí giậm chân một chỗ, không đổi mới thay cũ gì cả.

 

Đại hội Đảng thứ 10 cũng không thấy một triển vọng đổi mới  nào về hai quyền tự do ngôn luận và báo chí.  Cũng nhũng con người ấy, cũng môi trường độc tài đảng trị ấy, cũng cái biên chế sống lâu lên lão làng (nomenclaturat truyền thống của CS) ấy - Tổng bí thư tái nhiệm, nhân vật hạng 4 lên hạng hai trong Bộ Chánh trị để làm Chủ tịch Nước và Phó Thủ Tướng thứ nhứt lên Thủ Tướng; vẫn như cũ thôi. Với khung cảnh ấy, não trạng ấy thì guồng, cơ chế khống chế, kiểm soát, gọng kềm kiểm duyệt báo chí và phát biểu của người dân vẫn như xưa.

 

Thế cho nên theo RSF, nếu khắp thế giới hiện có  37 cấp lãnh đạo độc tài quân phiệt, giáo lãnh, chánh đảng, đang nắm quyền hành quốc gia bị xem là hung thần của các nhà báo, thì ông Tổng bí Thư của Đảng CS Việt Nam, Nông Đức Mạnh là một hung thần khét tiếng, được nhắc đến nhiều lần!

 

Còn về Trung Cộng theo Đài RFI, người Anh Cả Đỏ này của VC cũng coi báo chí là công cụ tuyên truyền cho Đảng Nhà Nước CS nên cũng bóp nghẹt  tự do ngôn luận, trói chặt báo chí, và bắt bớ, ám hại nhà báo nào, những ai dùng Internet CS  xét thấy không lợi cho CS.

 

RFI đưa ra một thí dụ điển hình mới nhứt. Một người trẻ là Ngô Hào giỏi làm phim tài liệu, hai tháng nay bị bắt mất tích, chỉ vì đã làm một khúc phim liên quan đến một nhánh Tin Lành nhà cầm quyền không thừa nhận và đã phát biểu trên Internet ý kiến của Anh. Mật vụ trả lời cho bà chị là đã bắt vì Anh vi phạm pháp luật, nhưng không cho biết giam ở đâu, và cũng không cho luật sư gặp mặt. Đây là một trường hợp mới của một chuỗi dài nhiều nhà báo bị trù dập, bắt bớ, giam cầm chỉ vì đề cập đến các vụ nông dân nổi dậy chống cướp đất, hay nhũng tin nhà máy nổ ô nhiễm môi sinh.

 

Khác với VC nghèo dùng công an kiểm soát người sử dụng Internet, TC giàu hơn nên mua chuộc các công ty Mỹ để giúp kiểm soát từ đầu nguồn, khóa nguồn cung cấp hay thanh lọc nguồn trung chuyển. Một nhà báo ở Hong Kongbị bắt vì công ty Yahoo tiết lộ lý lịch người chuyển tin. Google đồng ý chận đầu nguồn không cho người Trung Quốc tìm tài liệu mà Bắc Kinh cấm kỵ không cho dân xem như vụ bắn sinh viên ơ Thiên An Môn, tàn sát Pháp Luân Công. Cái giá mà TC dùng để trả cho các công ty tin học Tây Phương phải làm điều thiếu đạo đức nghề nghiệp truyền thông đó, là cho phép vào thị trường Internet ở Trung Quốc hiện có 100 triệu người gắn Internet.

 

Kết luận RSF nói vì những hành động phản nhân quyền của những nhà cầm quyền độc tài ấy, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF và loài người chánh trực hàng ngày vận động, theo dõi các sinh hoạt báo chí trên khắp thế giới. Chiến đấu gay go, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi.  Cuộc chiến chưa kết thúc, vì tự do ngôn luận là quyền thiêng liêng, bất khả tương nhượng của Con Người với tư cách Con người trên Trái Đất này.

 

Thực vậy, bao lâu mà người dân chưa được tự do nói lên ý kiến, quan điểm, lập trường, nguyện vọng chân chính của mình, và chia xẻ ý kiến đó một cách tự do cho người khác, ngày đó Loài Người còn phải tranh đấu cho tự do ngôn luận, tự do báo chí. Độc tài, chuyên chính là kẻ thù của hai quyền đó. Độc tài CS, đảng trị toàn diện là kẻ thù số 1 của tự do ngôn luận và tư do báo chí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.