Hôm nay,  

Thảo Luận Cùng Ls. Đài Và Đặng Dũng: Quyền Tự Do Lập Đảng Là Tiền Lệ Pháp Luật Xhcn...

11/05/200600:00:00(Xem: 1928)

Tôi chưa là luật sư dù đã tốt nghiệp đại học luật khoa Sài Gòn cùng thời với ls. Đặng Dũng khóa cuối cùng tổ chức trọng thể với áo mũ đầy đủ theo truyền thống của ngành luật vào năm 1974. Và đã tốt nghiệp khóa bồi dưỡng pháp lý của trường đại học pháp lý Hà Nội tổ chức tại thành phố Hồ chí Minh vào những năm cuối thập niên 80 cho những người tốt nghiệp luật khoa và quốc gia hành chánh củ. Từng tham gia hoạt động và tổ chức sáng lập một trong những văn phòng dịch vụ pháp lý hiếm hoi đầu tiên ở Sài Gòn (tiền thân của những văn phòng luật sư hiện nay). Thế nhưng với chính sách cai trị bằng lý lịch còn nặng nề vào thời điểm đó nên người viết chưa có cơ hội trở thành luật sư thực thụ tại Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namvậy. Sở dĩ người viết giới thiệu hơi rườm rà như trên không ngoài mục đích là đảm bảo tính đồng nghiệp trong thảo luận cùng hai ls Nguyễn Văn Đài, và ls Đặng Dũng trước một vấn đề luật học đầy nhạy cảm. “Quyền tự do thành lập đảng tại Việt Nam”. Vừa được phổ biến trên đài BBC.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060425_quyenlapdang.shtml

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060428_lawyerdangopinion.shtml

 

Trước hết người viết bày tỏ lòng ngưỡng mộ dũng khí của hai ls Nguyễn Văn Đài và ls Đặng Dũng trong việc làm sáng tỏ một vấn đề về luật học bất chấp bạo lực và cường quyền cho dù các bạn tranh luận ở vai trò biện giải hay phản biện và có được sự đồng thuận hay không, các bạn vẫn có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Đây chỉ là sự giải thích và làm sáng tỏ luật pháp, một công việc bình thường của một luật sư trong phạm vi nghề nghiệp ở một xã hội văn minh, trọng pháp.

 

Sự giải thích luật pháp tự thân không phải là một HÀNH VI CHÍNH TRỊ hay HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ dù rằng nội dung của nó liên quan đến chính trị. Tương tự như vậy, các luật sư nhận bào chữa cho các vụ án chính trị đối lập với nhà nước Cộng Sản , thì chính các luật sư đã thực hiện chức năng thuộc phạm vi nghề nghiệp chứ không phải là người hoạt động chính trị. Việc phổ biến rộng rãi một vấn đề luật học không thể bị qui kết là một sự vi phạm pháp luật.

 

Mọi sự trấn áp, đe dọa,bắt bớ tù đày vì một hành vi giải thích luật pháp trong phạm vi nghề nghiệp, đều trái pháp luật và hiến pháp.

 

Các luật sư giải trình luật pháp trên Internet có phải là một hành vi chính trị hay không" Theo tôi đó không phải là một hành vi chính trị để biểu lộ sự đồng tình hay phản đối chế độ hiện hữu mà đó là một công việc phổ biến luật pháp là một trong những chức năng cần có của người trợ tá pháp luật. Nhà nước VN cần phải đặt lại vấn đề tại sao không cho giới luật sư có một tờ nội san , một trang web riêng biệt để thảo luận những vấn đề luật pháp trao đổi chuyên môn nhằm giúp đỡ cho giới luật sư, thẩm phán có được sự đồng thuận trong việc bảo vệ hiến pháp. Tờ báo Pháp Luật hiện nay là một tờ báo nặng về chính trị và thực thi pháp luật, phổ biến rộng rãi trong quần chúng không thích hợp để dung chứa những nội dung luật pháp cần tranh luận.

 

Trong thực tế, dưới chế độ XHCN tất cả mọi lãnh vực từ Luật pháp, Giáo dục, Học đường.... thậm chí cả Tôn giáo đều bị CHÍNH TRỊ HÓA. Vì thế khi ls. Đài mới phân tích một phần nhỏ trong luật học đã sớm trở thành một đề tài chính trị nhạy cảm làm rung chuyển cả một chế độ, thì đó là một điều đáng suy gẫm từ phía nhà nước VN và đảng Cộng Sản chứ không phải từ giới học thuật chuyên môn.

 

Trở lại những năm cuối thập niên 80 nhà nước Việt Namphục hồi lại sinh hoạt của giới luật sư, tất nhiên đã công nhận luật sư có quyền ăn nói. Quyền giải thích luật pháp là một trong những chức năng chính của người luật sư. Vấn đề còn lại là nội dung luật học đã làm sáng tỏ đó có được đồng thuận hay không là do tranh cãi trên căn bản LUẬT và LỆ chứ không do sự áp đặt chân lý bởi quyền lực chính trị.

 

Và kết luận chung cuộc của tranh luận là thuộc về Tòa án tối cao hay Viện BẢO HIẾN (nếu có) sau này. Việc giải thích luật pháp này không thuộc thẩm quyền của nhà nước, đảng Cộng Sản, Mặt Trận Tổ Quốc, kể cả quốc hội, cho dù quốc hội có quyền soạn thảo và ban hành hiến pháp và luật lệ.

 

Đã đến lúc giới luật sư Việt Namnên hành sử đúng quyền lực và chức năng của mình để giải thích tường tận, công khai mọi vấn đề luật pháp cho người dân hiểu biết quyền lợi của mình, để sống và làm việc theo hiến pháp như :

 

Điều 50: “ Ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng”...

 

Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của luật pháp”.

 

Cảm nhận đầu tiên khi đi vào nội dung thảo luận cùng hai luật sư là sự giới hạn của bài viết chưa giải trình hết mọi khía cạnh luật pháp của đề tài. Người viết cảm thông sâu xa điều đó vì hai luật sư chưa hoàn toàn được độc lập trong vai trò người trợ tá pháp luật dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi quyền lực chính trị, vì vậy người viết xin được chấp bút làm tiếp công việc này.

 

Tôi đồng ý với ls. Đài khi trích nguyên văn điều 68 hiến pháp 1992:” Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú, ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về theo qui định của pháp luật”, không có minh thị qui định quyền tự do thành lập đảng. Thế nhưng tôi lại đồng ý với luận điểm của ls Đài tại Việt Nam có quyền tự do lập đảng trên nguyên tắc “Luật pháp phải được giải thích chặt chẽ” chứ không phải dựa vào trích dẫn thiếu chính xác của ls. Đài.

 

Theo điều 50 hiến pháp: “ Ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị......, xã hội được công nhận” Và hiện này chưa có văn bản luật pháp giải thích nội dung quyền con người về chính trị như thế nào cả. Chúng ta có quyền giải thích đó là quyền tự do thành lập đảng phái, tự do sinh hoạt chính trị vì ý nghĩa này cũng không nằm ngoài nội dung quyền con người về chính trị, xã hội, không trái với tinh thần hiến pháp.

 

Quốc hội có trách nhiệm phải điều chỉnh, bổ sung hiến pháp bằng những tu chính án. Ví dụ như tu chính án chấp nhận hay bác bỏ quyền tự do thành lập đảng tại Việt Nam. Thế nhưng theo nguyên tắc “Bất hồi tố của các đạo luật hình”, các đảng phái đã thành lập trước đó không thể bị truy tố hình sự bởi các đạo luật mới ban hành.

 

Không một ai có thể bị truy tố về tội danh thành lập đảng phái trái phép. Nhà nước Việt Namđã lợi dụng những tội danh khác để triệt tiêu các đảng phái thì đó là một vấn đề pháp luật khác đi ngoài nội dung của bài viết.

 

Từ năm 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã có một chính phủ đa đảng như đảng Cộng Sản, Quốc Dân Đảng, Đại Việt, ... Tại thời điểm này bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh làm căn bản luật pháp Việt Nam không có lời nào nói về tự do thành lập đảng, và hiến pháp 1946 sau đó cũng không quy định sự tự do thành lập đảng thì chúng ta có thể nào kết luận các đảng khác ngoài đảng CSVN là vi phạm hiến pháp hay trái luật pháp chăng"

 

Sự việc ông Hồ Chí Minh nhân danh đảng Cộng Sản mời các đảng phái khác tham gia nội các là một minh chứng rõ ràng NGUYÊN TẮC ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG đã được thừa nhận một cách công khai và mặc nhiên. Sau đó vì nhu cầu chính trị, nguyên tắc đa đảng này chưa được áp dụng đầy đủ theo từng giai đoạn lịch sử. Chứ không thể nói là Việt Namkhông thừa nhận nguyên tắc đa nguyên, đa đảng.

 

Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa và hiến pháp bổ sung 1960 cũng không có điều nào qui định về quyền tự do thành lập đảng, thế mà trên thực tế đã có ba đảng tự do hoạt động đó là đảng Lao Động (tiền thân của đảng Cộng Sản hiện nay), đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội. Sự kiện này lại minh chứng thêm một lần nữa là Việt Namcó quyền tự do thành lập đảng cho dù không có qui định trong hiến pháp. Như vậy, quyền tự do thành lập đảng tại Việt Namđã là một TIỀN LỆ BẤT THÀNH VĂN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XHCN kể từ 1945.

 

Ngoài ra quyền tự do thành lập đảng đã có truyền thống lịch sử bắt nguồn từ thời kỳ chống Pháp. Những đảng Việt Nam QDĐ, Đại Việt, và cả Đảng Cọng Sản đều bí mật thành lập đâu cần ai cấp phép, bất chấp áp bức và bạo quyền đô hộ. Và Chưa bao giờ các đảng phái này bị yêu cầu xuất trình giấy phép thành lập cả. Thế thì tại sao các đảng phái sau này không phát huy truyền thống lịch sử oai hùng này"

 

Do vậy những ai bào chữa cho nguyên tắc độc đảng và cấm quyền tự do thành lập đảng là sai về mặt pháp lý và trái với truyền thống lịch sử Việt Nam.

 

Từ trước đến nay, tất cả các đảng phái Việt Nam, kể cả đảng Cộng Sản đều chưa hoàn thành THỦ TỤC HÀNH CHÁNH thành lập đảng đối với Nhà Nước quản lý, bởi lý do Việt Nam chưa có luật định. Như vậy chúng ta có thể nào nói Đảng Cộng Sản Việt Namvi phạm pháp luật chăng" (cho dù Đảng Cộng Sản được định danh minh thị trong hiến pháp Việt Nam). Việc đăng ký thành lập đảng phái chỉ là những thủ tục hành chánh (theo luật định nếu có"). Sự kiện chưa hoàn thành thủ tục hành chánh này bởi lý do khách quan của lịch sử, không có nghĩa là các đảng phái không được quyền hoạt động. Các đảng phái Việt Namlà những thực thể từng hiện diện trong sinh hoạt chính trị Việt Namrất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, ở trong nước hay ở hải ngoại. Đó là một thực tế khách quan không thể phủ nhận.

 

Hiện nay không thể nói là có ổn định chính trị bền vững, một khi các đảng phái đã gia tăng hoạt động bí mật hay công khai làm ảnh hưởng đến tất cả các tầng lớp xã hội ở một mức độ nhất định trong chiều hướng đi lên. ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ĐÀN ÁP HAY TIÊU DIỆT ĐẢNG PHÁI, MÀ PHẢI ĐẶT TẤT CẢ CÁC ĐẢNG PHÁI TRONG MỘT SÂN CHƠI CHÍNH TRỊ CHUNG DƯỚI BÓNG LUẬT PHÁP. Vì càng đàn áp, nhân tâm càng ly tán, càng nổi lên đấu tranh. “Có áp bức là có đấu tranh”. Đó là qui luật.

 

Có thể sử dụng giải trình này, để xét lại hành vi trước đây của Nguyễn Vũ Bình làm đơn xin thành lập đảng TỰ DO - DÂN CHỦ, trên ý nghĩa đấu tranh trực diện với Cộng Sản là một hành vi dũng cảm. Thế nhưng về phương diện hành chánh đây là một việc làm không cần thiết, nhà nước Việt Namcho dù có đồng ý cũng không thể giải quyết đơn xin, vì không có cơ sở pháp lý.

 

Về phương diện chính trị, hành vi này lại là một điều tối kỵ. Tại sao xây dựng một đảng phái chính trị để đấu tranh nghị trường, BÌNH ĐẲNG với các đảng phái khác mà lại làm đơn xin phép đảng Cộng Sản cho thành lập" Hành vi này là MỘT TIỀN ĐỀ CỦA LỆ THUỘC CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT LỘ TRÌNH ĐỘC LẬP TRONG ĐẤU TRANH DÂN CHỦ.

 

Trong thực tế từ 1945 cho đến nay đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra sức tiêu diệt các đảng phái và các nhà đấu tranh dân chủ bằng bạo lực mà vẫn không thành công. Ngoại trừ đảng Dân Chủ và Xã Hội củ tại miền Bắc tự tuyên bố giải tán, còn lại tất cả các đảng phái khác chưa hề tuyên bố giải tán, lại còn phát sinh nhiều đảng phái mới, vẫn hoạt động bền bỉ, và hiện diện trong từng nhịp đập của đất nước. Chưa có văn bản pháp luật Việt Namnào minh thị đặt đích danh một đảng phái nào ngoài vòng pháp luật cả.

 

Đảng CS đã dựa trên nguyên tắc đấu tranh CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN để không chấp nhận nguyên tắc ĐỒNG SINH TỒN CHÍNH TRỊ trên lãnh thổ Việt Nam. Giờ đây sự nghiệp cách mạng vô sản đã bị phá sản. Một khi tuyên bố chấp thuận cho đảng viên làm kinh tế, thì bản chất đảng Cộng Sản đã hoàn toàn thay đổi, tuy rằng chưa có sự công nhận chính thức.

 

Như vậy vào thời điểm này, trên cơ bản mục đích đấu tranh cho dân giàu nước mạnh, dân chủ, tự do cho Việt Nam của tất cả đảng phái kể cả đảng Cọng Sản tuy có khác biệt về đường lối thực hiện nhưng không phải quá đối nghịch nhau về mục đích đấu tranh đến mức phải tiêu diệt lẫn nhau (trên thực tế muốn tiêu diệt cũng không thực hiện được), phải chăng đã đến lúc các đảng phái có thể (")ngồi lại với nhau trong đấu tranh nghị trường. Tình trạng đa nguyên đa đảng đã là một hiện thực không cần phải bàn cãi nữa.

 

Đảng Cộng Sản phải ”Vượt qua cái bóng của mình” để thừa nhận sự thật này như đã từng thừa nhận Việt kiều hải ngoại (Cho dù họ đối nghịch hay đồng thuận với đảng Cọng Sản) là vốn quý, là khúc ruột ngàn dậm mà một thời đảng đánh giá họ là bọn phản động, ma cô, đĩ điếm theo gót ngoại bang vậy, phản bội tổ quốc. (tham khảo thêm vấn đề này ở bài “Góp ý Đại Hội 10, bài 3/3 “ TẠI SAO KHÔNG DỰA TRÊN QUYỀN LỢI TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CSVN” ở www.ptdcvn.org, www.doi-thoai.com, www.phusa.net) .

 

Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước Việt nam trên căn bản hiến pháp 1992 ở điều 4: Có nội dung nguyên văn như sau:

 

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

 

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

 

Hiến Pháp Việt Namkhông có quy định nào cho đảng Cộng Sản là đảng DUY NHẤT và lãnh đạo TOÀN DIỆN. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào minh thị qui định quyền lãnh đạo này có ý nghĩa toàn diện. Cũng như không có văn bản pháp luật nào quy định đảng Cộng Sản là đảng duy nhất được quyền hoạt động tại Việt Namcả. Như vậy bao nhiêu năm qua đảng Cộng Sản đã VI PHẠM HIẾN PHÁP một khi còn duy trì tình trạng ĐỘC ĐẢNG, và LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN.

 

Một điều cần bàn cãi ở đây là hiến pháp Việt nam còn bỏ ngỏ là không MINH THỊ cấm các công dân Việt Namvà đảng phái khác tham gia chánh quyền trong vai trò đồng lãnh đạo hay chia xẻ quyền lãnh đạo đất nước. (Điều 53 hiến pháp ghi rỏ: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”. Có giải thích chặt chẽ hiến pháp như vậy thì chúng ta mới không ngạc nhiên khi có một ông bộ trưởng ngoài đảng xuất hiện trên chính trường Việt Nam.

 

Điểm cuối cùng thảo luận trong đề tài này là người viết không đồng ý với ý kiến của ls Đài về phương thức thành lập đảng. Bởi lý do là ý kiến của ls. Đài không có tính KHẢ THI trong một tình thế chính trị mà đảng Cộng Sản chưa chính thức tuyên bố từ bỏ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN hay từ bỏ bạo lực cách mạng (")thì không thể công khai lập ủy ban vận động, làm lễ chính thức hoạt động được.

 

Nếu ai đó công khai lập ủy ban vận động, chắc chắn sẽ bị tiêu diệt ngay trong trứng nước. Các đảng phái chỉ có thể bí mật thành lập và hoạt động tranh thủ quần chúng theo khả năng và vị thế xã hội của mình không cần theo một qui củ nào cả, cho đến khi có luật pháp chính thức hay cho đến khi có được đảm bảo trong một phạm vi quyền lực chính trị nào đó mới có thể chính thức hoạt động công khai được.

 

Điều chú ý ở đây các đảng phái hoạt động KHÔNG CẦN phải tranh thủ sự đồng tình công nhận của đảng CSVN (cho dù đảng CS đang lãnh đạo các cơ quan quyền lực). Vì trên nguyên tắc đảng CS cũng sẽ là một tập thể chính trị giống như các tập thể chính trị khác cùng hoạt động trong khuôn khổ luật pháp (Nếu có sau này").

 

Tóm lại, trên lý thuyết tại Việt Namcó quyền tự do thành lập đảng, và không vi phạm hiến pháp và luật pháp. Những người đấu tranh cho dân chủ có phát huy được quyền tự do này hay không trong thực tế lại là một vấn đề thuộc về phạm vi đấu tranh chính trị, không nằm trong nội dung của đề tài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.