Hôm nay,  

‘...theo Luật Pháp Ấn Định... Như Luật Lệ Hiện Hành’

05/05/200600:00:00(Xem: 1784)

(Góp ý với bài "Phản biện bài viết của luật sư Đài", của luật sư Đặng Dũng, viết từ TPHCM).<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Nhân đọc trên Net bài viết của Ls Đặng Dũng, viết để "Phản biện bài viết của Ls Đài" về việc Ls Đài chủ trương quyền chính trị lập Chính Đảng ở Việt Nam, người viết cũng xin được góp một vài ý kiến để rộng đường suy nghĩ cho Đất Nước.

 

Điều người viết xin xác nhận ngay là tác giả của bài nầy không có ý đi vào nội dung việc "phản biện" của Ls Đặng Dũng đối với bài viết của Ls Đài để nói rằng ai đúng ai sai, mà nhân việc Ls Đăng Dũng nêu ra khía cạnh luật pháp của chủ trương thành lập Chính Đảng của Ls Đài, để đề cập đến thể thức "dành quyền hạn chế cho luật pháp" (reserve de lois; riserva di legge), qua thể thức được ghi trong Hiến Pháp 1992 của CSVN, để nêu ra một đặc tính quan trọng mà Hiến Pháp phải có, nếu Hiến Pháp đó không phải chỉ là Hiến Pháp thuyết lý, Hiến Pháp mạo nhận, Hiến Pháp mị dân hay Hiến Pháp có tầm hiểu biết nông cạn về thế nào là Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ.

 

Ai trong chúng ta cũng biết Hiến Pháp văn bản nền tảng, ghi nhận những đạo luật căn bản (Grundgesetz, Đức Ngữ), trên đó một Quốc Gia được xây dựng.

 

Nói như vậy có nghĩa là Hiến Pháp chỉ nêu lên những nguyên tắc nền tảng căn bản để bảo vệ con người (đặc tính bảo chứng tất yếu phải có của Hiến Pháp) và định hướng thể chế và cơ chế Quốc Gia.

 

Hiến Pháp không thể tiên liệu hết mọi trường hợp cá biệt, do đó phần áp dụng tinh thần của Hiến Pháp vào cuộc sống Cộng Đồng, được Hiến Pháp dành lại cho quyền Lập Pháp thường nhiệm sau nầy (Quốc Hội) "chuẩn y hay bác bỏ" các điều khoản luật pháp sẽ được thành hình (Cfr. QUỐC HỘI LÀ GÌ").

 

Hình thức dành quyền lại cho luật pháp, sẽ được thành hình trong tương lai sau khi Hiến Pháp được công bố, thường được viết theo hình thức mà chúng tôi nêu lên ở tựa bài: "... theo luật pháp ấn định,... như luật lệ hiện hành".

 

a) Trước tiên qua cách thức tuyên bố vừa kể, các vị soạn thảo trong Quốc Hội Lập Hiến có ý giới hạn các lối hành xử tác oai, tác quái của Hành Pháp.

 

Hành Pháp (hay Nhà Nước mình) không thể tự mình tùy hỷ ký sắc lệnh, ra nghị định, công bố pháp lệnh để áp đặt lên đầu lên cổ dân chúng những gì mình muốn, mà khi hành xử phải tuân theo thể thức và điều kiện của luật pháp được Quốc Hội chuẩn y và chỉ có Quốc Hội mới có quyền chuẩn y các đạo luật có hiệu lực bắt buộc luật định.

 

Đó cũng là những gì Ls Đặng Dũng trích dẫn điều 68 Hiến Pháp 1992 CSVN:

 

- "công dân có quyền tự do đi lại và cư trú, ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo qui định của Pháp luật".

 

Đó là hình thức thông thường "dành quyền hạn chế cho luật pháp" (riserve di lois; riseva di legge), Hiến Pháp nào cũng dùng đến, tưởng không cần phải viết thêm.

 

b) Hình thức kế đến là hình thức "dành quyền hạn chế tăng cường đối với luật pháp" (riserve renforcée de lois; riserva rinforzata di legge), thường được dùng để bảo vệ các quyền có liên hệ mật thiết với tự do cá nhân:

 

- "Mọi người có quyền tự do được phát biểu và truyền bá tư tưởng bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh, có quyền được thông tin không ai được cấm cản, từ những nguồn tin mà ai cũng có thể thu nhận được. Tự do báo chí và tự do thông tin bằng đài phát thanh và điện ảnh được bảo đảm. Không thể chấp bất cứ một sự kiểm duyệt nào.

 

Các quyền nầy có giới hạn trong các luật lệ tổng quát và các nguyên tắc có liên quan đến việc bảo vệ thanh thiếu niên và quyền của mỗi người được tôn trọng danh dự của mình" (Điều 5, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

 

Điều vừa kể cho thấy Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức (CHLBD) cấm mọi sự kiểm duyệt đối với quyền tự do ngôn luận và truyền bá tư tưởng của con người, "không thể chấp nhận bất cứ một sự kiểm duyệt nào".

 

Để giới hạn cách hành xử quyền tự do vừa kể đối với mỗi người, Hiến Pháp giao lại cho Quốc Hội soạn thảo ra "các luật lệ tổng quát và các nguyên tắc...", như hình thức "dành quyền giới hạn cho luật pháp", chúng ta bàn đến ở đoạn a).

 

Nhưng không phải giao là "khoán trắng" để Quốc Hội soạn thảo và chuẩn y luật pháp thế nào tùy hỷ, mà là phải soạn thảo và chuẩn y luật pháp có mục đích "bảo vệ thanh thiếu niên và quyền của mỗi người được tôn trọng trong danh dự của mình".

 

Đó là lằn mức "hạn chế tăng cường đối với luật pháp" của Hiến Pháp 1949.

 

Ngoài ra định hướng được Hiến Pháp 1949 nêu ra vừa kể, mọi đạo luật nhằm giảm thiểu, giới hạn, kềm kẹp tự do ngôn luận và truyền bá tư tưởng sẽ được coi là những đạo luật vi hiến và do đó vô hiệu lực và sẽ mang lại hậu quả phải có cho những ai "soạn thảo và chuẩn y" một đạo luật vi hiến.

 

Hành vi đó sẽ phải nhận lãnh hậu quả trước Viện Bảo Hiến quyết định (Điều 18, id.).

 

c) Nhưng rồi Hiến Pháp bảo đảm tự do cho con người không những chỉ có vậy.

 

Đối với những quyền tự do cá nhân liên quan mật thiết đến thân thể và đời sống con người, Hiến Pháp còn dành cho mình một hình thức khác, "dành quyền tuyệt đối cho tư pháp" (riserve absolue au pouvoir judiciaire; riserva assoluta al potere giudiziario)

 

Đó là những gì chúng ta có thể đọc được ở điều 13 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc:

 

- "Tự do cá nhân bất khả xâm phạm.

 

Không thể chấp nhận bất cứ một cuộc kiểm soát, lục xét trưng thu nào, cũng như bất cứ mọi hình thức giảm thiểu tự do cá nhân nào khác, nếu không do án trác có lý chứng của cơ quan tư pháp, và chỉ trong các trường hợp và theo thể thức luật định" (Điều 13, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

 

Trong điều khoản vừa được trích dẫn, chúng ta thấy Hiến Pháp dùng hình thức "hạn chế cho luật pháp" như ở đoạn a), "... chỉ trong các trường hợp và theo thể thức luật định", dĩ nhiên là luật do Quốc Hội chuẩn y chớ không nghị định, sắc lệnh, pháp lệnh được Hành Pháp tung ra tùy hỷ.

 

Và rồi một khi kiểm chứng, có được các điều kiện "trong các trường hợp và theo thể thức luật định" như Hiến Pháp bắt buộc, nhân viên công lực hay cảnh sát, công an cũng chưa có đủ yếu tố để "kiểm soát, lục xét, trưng thu" giới hạn cuộc sống riêng tư và tự do cá nhân. Hiến Pháp đòi buộc như là điều kiện tuyệt đối để có thể xâm phạm hay giảm thiểu tự do cá nhân là phải có "án trác có lý chứng của cơ quan tư pháp".

 

Chỉ có "án trác có lý chứng của cơ quan tư pháp" mới là lệnh cuối cùng cho phép cảnh sát, công an hành xử can thiệp vào đời sống tư riêng của con người.

 

Và dĩ nhiên "án trác có lý chứng" đó của tư pháp, người dân có quyền kiểm chứng hoặc qua cơ quan tư pháp ở thứ bậc cao hơn (Điều 19, đoạn 4 Hiến Pháp 1949 CHLBD), hoặc qua Viện Bảo Hiến (Điều 93, đoạn 4a Hiến Pháp 1949 CHLBD).

 

Qua ba hình thức vừa kể,

 

- "dành quyền hạn chế cho luật pháp",

 

- "hạn chế tăng cường đối với luật pháp"

 

- và "dành quyền tuyệt đối cho tư pháp",

 

chúng ta thấy rằng càng tiến lại sát gần bản thân và cuộc sống con người, từ tự do cư trú qua tự do ngôn luận và tiến đến tự do trên thân thể và cuộc sống riêng tư, Hiến Pháp càng lúc càng dành những điều kiện khắt khe hơn đối với luật pháp và nhứt là đối với Hành Pháp, cơ quan hành xử luật pháp, để bảo vệ hữu hiệu hơn cho con người.

 

d) Không những vậy, để bảo vệ trọn vẹn con người, các Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu còn đưa ra những điều kiện bất di dịch, không thể vượt qua, đối với bất cứ cơ chế nào của Quốc Gia, Lập Pháp, Hành Pháp hay Tư Pháp cũng vậy:

 

- "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm" (Đieàu 1, đoạn 1 Hieán Phaùp 1949 CHLBD).

 

- "Không có bất cứ một trường hợp nào, trong đó một quyền căn bản của con người bị vi phạm đến nội dung thiết yếu của nó" (Điều 19, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

 

- "Mọi bạo lực trên thân xác và cưỡng chế tinh thần của người bị giảm thiểu tự do đều sẽ bị trừng phạt" (Điều 13, đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),

 

- "Hình phạt không thể nào chứa đựng những cách đối xử vô nhân đạo và phải có mục đích cải hóa người bị kết án" (Điều 27, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

 

Qua những gì vừa kể, chúng ta thấy rằng các Hiến Pháp Tây Âu, đặc biệt hai Hiến Pháp mà chúng tôi có dịp học hỏi và nghiên cứu vì liên quan đến việc làm của chúng tôi, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và 1949 CHLBD, không "khoán trắng" Lập Pháp chuẩn y, Hành Pháp áp dụng và Tư Pháp phán quyết cách nào tùy hỷ, "theo luật pháp ấn định,... như luật lệ hiện hành", mà là đứng ra "ấn định và hiện hành" trước, nêu ra phương hướng, đặt điều kiện và lằn mức không thể vượt qua.

 

Chúng tôi không hân hạnh có được Hiến Pháp 1992 của Đảng và Nhà Nước CSVN mình trong tay, nên không được biết Hiến Pháp 1992 mình có những điều khoản tiên liệu như vừa kể, để bảo vệ con người hay không. Xin Ls Đặng Dũng tra cứu giúp chúng tôi.

 

Nếu chẳng may Hiến Pháp 1992 mình vô tình hay hữu ý, vì có tầm hiểu biết nông cạn về Hiến Pháp hay cố ý viết ra một loại Hiến Pháp mạo danh, Hiến Pháp 1992 mình "khoán trắng" cho Đảng và Nhà Nước, Quốc Hội cũng như Toà Án Nhân Dân "... theo luật pháp ấn định,... theo luật lệ hiện hành" rảnh tay tác oai, tác quái cách nào tùy hỷ lên đầu lên cổ dân chúng thấp cổ bé họng.

 

Chúng tôi nêu lên câu hỏi vừa kể với tâm trạng nghi ngờ về phẩm chất có khả năng bênh vực con người của Hiến Pháp 1992 mình, do những gì mới xảy ra cách đây không lâu cho anh em Tin Lành ở Sàigòn.

 

Nếu Hiến Pháp mình có những điều khoản như

 

- "Mọi bạo lực trên thân xác và cưỡng chế tinh thần của người bị giảm thiểu tự do đều sẽ bị trừng phạt".

 

- "Hình phạt không thể nào chứa đựng những cách đối xử vô nhân đạo...",

 

thì làm gì công an mình có thể xông vào nhà đột phá, chửi bới, đánh đập, bắn giết, bắt bỏ tù "bọn Tin Lành đang quy tựu nhóm năm, nhóm bảy tại các tư gia để cầu nguyện, đọc kinh, nghe tin mừng Phúc Âm, vì nhà thờ tụi nó bị ủi sập""

 

Ở Âu Châu, ai ngược đãi, bỏ đói, đánh đập hay bỏ rơi con chó đều có thể bị Hội Bảo Vệ Súc Vật (Animalista) tố cáo và có thể được lãnh từ 2 tháng đến 3 năm tù ở.

 

Ở Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namcông an mình có thể đột phá gia cư, chửi bới, đánh đập bắn giết, bắt bỏ tù con người theo đạo Tin Lành, "... theo luật pháp ấn định,... theo luật lệ hiện hành".

 

Ở Việt Namcon người bị đối đãi thua con chó ở Âu Châu.

 

Ở một khoản Ls Đặng Dũng đưa ra lý lẽ để biện hộ cho tính cách tự do dân chủ trì trệ do Đảng và Nhà Nước mình hành xử "... theo luật pháp ấn định,... theo luật lệ hiện hành". Lý lẽ của Ls Đặng Dũng đưa ra để biện hộ không có tính cách thuyết phục.

 

Theo Ls Đặng Dũng thì "đối với quyền chính trị thành lập Đảng, thì rõ ràng ai cũng biết, hiện nay, theo Hiến Pháp 1992, thì quyền chính trị thành lập Đảng chưa được, (chứ không phải là không được) thể hiện (trg. 2)

 

Lý do của sự chậm trễ "chưa được" vừa kể, cũng như chưa có thể thi hành lưỡng đảng thay vì đa đảng, là do "chính là phải dựa trên sự trưởng thành về dân chủ của Nhà Nước và người dân qua thời gian dài, mà xuất phát của nó phải từ đa đảng sẽ dần bớt đi để hướng tới một thể chế lưỡng đảng và điều nầy sự trưởng thành chính trị nào cũng phải kéo dài hàng chục năm chứ không thể áp đặt chủ quan là được" (trg. 2).

 

Hiểu như vậy, chúng ta thấy rằng không biết bao nhiêu năm nữa Việt Nammới thực sự có tự do dân chủ.

 

Nếu người dân chỉ muốn đứng ra thành lập Đảng thôi, như ý kiến của Ls Đài, còn "chưa được", thì việc đi đến lưỡng đảng như các nước văn minh khác, từ đa đảng đến lưỡng đảng, phải có "sự trưởng thành chính trị... kéo dài hàng chục năm" nữa.

 

Và từ đây cho đến tương lai vòi vọi, thâm thẩm đó của nền dân chủ văn minh, Đảng và Nhà Nước mình cứ tạm thời "... theo luật pháp ấn định,... theo luật lệ hiện hành" hành xử quyền lực Quốc Gia tùy hỷ, áp đặt lên đầu lên cổ dân chúng!

 

Có lẽ đọc những dòng nầy Ls Đặng Dũng không lưu ý, nhưng những gì chúng tôi trích dẫn, là trích dẫn từ Hiến Pháp 1947 Ý Quốc và Hiến Pháp 1949 CHLBĐ.

 

Hai Hiến Pháp vừa kể được người Ý và người Đức viết ra ở những năm ngay sau thế chiến thứ hai vừa chấm dứt.

 

Đất nước của họ cũng đổ nát do chiến tranh và họ sống với mức sống cùng cực, không thua gì thảm trạng đất nước chúng ta của năm 1975.

 

Vậy mà họ đã soạn thảo ra được Hiến Pháp không những cho phép thành lập chính đảng, coi như là một trong những quyền bất khả xâm phạm của người dân, mà còn khuyến khích người dân hãy thành lập chính đảng để cộng tác hướng dẫn và xây dựng Quốc Gia:

 

- "Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ định hướng đường lối chính trị Quốc Gia" (Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

 

Câu văn vừa kể cho thấy không những tổ chức Quốc Gia không cấm cản, "không được" hay "chưa được" thành lập chính đảng, như Hiến Pháp 1992 của mình, được Ls Đăng Dũng cho biết ở trên, mà Quốc Gia còn khuyến khích người dân hãy gia nhập chính đảng để "... cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ, định hướng đường lối chính trị Quốc Gia".

 

Hiểu như vậy, người dân Ý hay người dân Đức, ngay từ năm 1947 và 1949, đứng trên đất nước đổ nát của họ do Benito Mussolini và Rudolf Hitler độc tài hét ra lửa, đẩy hàng triệu người như súc vật vào các lò sát sinh và xuống các mồ chôn tập thể, đã là những người đã có kinh nghiệm dân chủ, trưởng thành về chính trị hơn cả Nhân Dân, Đảng và Nhà Nước mình ở năm 1992 và ngay cả hiện nay nữa sao"

 

Hỏi cách khác, sau trên 31 năm đỉnh cao trí tuệ lãnh đạo đất nước trong "Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc" của Đảng và Nhà Nước ta, dân mình vẫn "chưa trưởng thành chính trị", còn tụt hậu, kém cỏi, mọi rợ hơn người Ý và người Đức sau cơn độc tài khủng khiếp của họ sao"

 

Nói như vậy là chúng ta quá coi thường trình độ hiểu biết của một dân tộc có "bốn ngàn năm văn hiến".

 

"Bốn ngàn năm văn hiến" của chúng ta, chúng ta đang để ở đâu" Hay đã bị Xã Hội Chủ Nghĩa bóp nghẹt và bị coi như giẻ rách"

 

Nếu không, thì vì lý do gì Hiến Pháp 1992 mình vẫn còn tuyên bố quyền thành lập chính đảng "vẫn chưa được" bố thí cho nhân dân.

 

Hiến Pháp 1992 mình, cả Đảng và Nhà Nước vẫn coi nhân dân ta là "trẻ con chính trị sao"".

 

Điều gì đã làm cho người Âu Châu, người Ý và người Đức, họ "trưởng thành chính trị" liền, bảo đảm liền cho các quyền tự do của con người, mở tung cánh cửa nhân bản và dân chủ cho người dân của họ có quyền hành xử:

 

- "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi mỗi người triển nở nhân cách của mình..." (Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

 

Trong khi đó thì sau trên 30 năm "Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc", chỉ có mỗi quyền tự do lập đảng mà Ls Đài muốn lên tiếng cũng "chưa được"!

 

Và chắc chắn với kinh nghiệm những gì đã xảy ra ở Nga và Đông Âu, chúng tôi có thể đoan chắc với Ls Đăng Dũng rằng, Đảng và Nhà Nước mình có cai trị thêm vài chục năm nữa trong "Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc", Nhân Dân ta cũng chưa trưởng thành chính trị đủ để có thể thay đổi câu trả lời "chưa được" thành lập chính đảng đối với đòi hỏi của Ls Đài.

 

Bởi lẽ các Quốc Gia Nga và Đông Âu, qua trên 70 năm Xã Hội Chủ Nghĩa hay Cộng Sản Chủ Nghĩa vẫn là những Quốc Gia Độc Đảng Cộng Sản cai trị, cho đến ngày họ sụp đổ năm 1989.

 

Như vậy Nhân Dân của các Quốc Gia vẫn luôn luôn là những con người ấu trỉ về chính trị, sau 70 năm vẫn vậy!

 

Nếu người dân Ý vừa chôn xong Benito Mussolini, năm 1947 họ đã không những cho phép mà còn khuyến khích người dân của họ hãy thành lập chính đảng, "... để cùng nhau cộng tác, theo phương thức dân chủ, định hướng đường lối chính trị Quốc Gia", bởi vì họ nhận thức rằng con người ở địa vị trung tâm điểm và tối thượng trên quyền lực Quốc Gia, và bổn phận của quốc Gia được thiết lập nên để phục vụ con người:

 

- "Bổn phận của Quốc Gia là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của người dân, không cho phép họ triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

 

Nếu người Đức vừa chôn xong Rudolf Hitler, năm 1949 họ đã có thể viết được "Mọi người dân Đức đều có quyền thành lập hiệp hội và đảng phái" (Điều 9, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD), bởi vì con người đối với họ ở dịa vị trung tâm điểm và tối thượng, tổ chức Quốc Gia có nhiệm vụ kính trọng và bảo đảm cho thực hiện mọi quyền căn bản của con người, trong đó dĩ nhiên có quyền thành lập chính đảng vừa kể:

 

- "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó.

 

Những quyền căn bản sẽ được kể sau đây là những quyền bắt buộc đối với Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, như là quyền đòi buộc trực tiếp" (Điều 1, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

 

Cũng vậy, người dân Hoa Kỳ vừa chiến thắng xong, đuổi quân Anh Hoàng về mẫu quốc, năm 1776 đã tuyên bố địa vị tối thượng của con người:

 

- "Mọi người được dựng nên bình đẳng như nhau.

 

Mọi người được ban cho một số quyền bất khả nhượng. Trong các quyền nầy, quyền được bảo toàn mạng sống và quyền tìm kiếm hạnh phúc là những quyền thượng đẳng" (Tiền Đề Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776).

 

Trong khi đó thì trên 70 năm Cộng Sản Chủ Nghĩa ngự trị, nhân dân Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết vẫn "chưa được" quyền thành lập chính đảng. Đảng Cộng Sản vẫn là đảng độc tôn cho đến ngày sụp đổ năm 1989, bởi lẽ con người trong Cộng Sản Chủ Nghĩa hay Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là người công dân, mà quyền và nhiệm vụ phải được Đảng và Nhà Nước xác định, tùy hỷ bố thí cho "... theo luật pháp ấn định, theo luật lệ hiện hành" mới có:

 

- "Nhân Dân Sô Viết (hay Đảng Cộng Sản Sô Viết), được hướng dẫn bằng các tư tưởng chũ nghĩa khoa học và chính trị của Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết, thiết định quyền, tự do và bổn phận bắt buộc đối với người công dân, các nguyên tắc tổ chức, mục đích cho Xã Hội Chủ Nghĩa của toàn dân" (Tiền Đề, đoạn XIV, Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết).

 

Như vậy, "quyền, tự do và bổn phận bắt buộc đối với người dân" phải được Đảng và Nhà Nước "thiết định" cho mới có, và cho đến bao giờ Đảng và Nhà Nước chưa thiết định, thì "chưa được", chớ không phải Đảng và Nhà nước "có bổn phận kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó" (Điều 1, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).

 

Bởi đó vị Giáo Sư Tiến Sĩ Luật Hiến Pháp dòng tên ở Đại Học La Sapienza (Roma) đã nói một câu bất hủ:

 

- "Trong ý thức hệ Cộng Sản không có con người!" (P. Hortz S.J., La Nuova Costituzione Sovietica, in Civiltà Cattolica 1978, 40).

 

Và vì không có con người, nên con người trong ý thức hệ Cộng Sản là một con số không, không có bất cứ một địa vị và quyền và tự do nào, nếu không "... theo luật pháp ấn định,...theo luật lệ hiện hành" được Cộng Sản "ấn định, hiện hành" tùy hỷ bố thí cho.

 

Hiểu như vậy, người ta có thể hiểu được tại sao công an mình ở Sàigòn có thể xông vào tư gia chửi bới, đánh đập, bắn giết, bắt bỏ tù "bọn Tin Lành đang đọc kinh, thờ phượng" không khác gì súc vật.

 

Và cho đến bao giờ Đảng và Nhà Nước mình, vì quyền lợi của Đảng và các Đồng Chí Đảng Viên chưa tiện tùy hỷ "thiết định" bố thí cho, thì chắc hẳn Ls Đài "chưa được" quyền lập chính đảng.

 

Một ý thức hệ không có con người như vậy không còn có cách gì khác để xử dụng hơn là được cho vào sọt rác, như Nga và Đông Âu đã hành xử trên mười mấy năm nay.

 

Mục đích của Quốc Gia Việt Nam được thành lập để phục vụ con người, hay con người Việt Nam là dụng cụ để phục vụ Quốc Gia của Đảng và Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa, nhứt là phục vụ Xã Hội Chủ Nghĩa quốc tế"

 

Hỏi để mọi người Việt Namtrả lời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.