Hôm nay,  

Thơ Thơ – Thuỳ Dzung Phụ Trách

04/05/200600:00:00(Xem: 1580)

Viết Cho Em<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Em à! Giữa cảnh đời xa xứ

Tuyết lạnh bao quanh suốt bốn mùa

Lòng em biết có còn thương nhớ

Năm tháng Sài Gòn nắng với mưa…

 

Mười mấy năm, đời vẫn lạnh trôi

Tình xưa ý cũ mãi xa xôi

Bên con em xếp lòng nhung nhớ

Người đã quên và chuyện đã rồi!

 

Ngày em bước xuống phi trường lạ

<"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Taydắt con thơ, mắt ngỡ ngàng

Chồng em chờ đón, trời băng giá

Ý buổi tương phùng – lạnh tuyết tan!

 

Em cảm ơn, trời nặng thấp mây

Mười năm chờ đợi để hôm nay

Nhìn con em thấy lòng thương cảm

Bến cũ sao đò chếnh choáng say…

 

Để rồi trang giấy đầy ân nghĩa

Xóa hết đi, viết lại chữ đầu

Nụ cười nào nở giờ ly biệt

Cắn chặt răng, đậm nét chữ sầu!

 

Mười mấy năm, đường em cứ bước

Thương con nay tuổi đã trưởng thành

Thỉnh thoảng giữa trời đông rét buốt

Em có buồn chăn chiếu mỏng manh"!

 

Ta cảm đời em gợi ý thơ

Nắng mưa xuân sắc sớm phai mờ

Bước em giờ đã quen đường lạ

Chữ nhớ thương xưa chỉ hững hờ…

 

Nhìn con sắp sửa nên gia thất

Ta biết lòng em thoáng ý vui

Cả một trời xuân em đánh mất

Đất khách rơi rơi…tuyết ngậm ngùi.

 

Thy Lan Thảo

*

 

Nhớ Sáng Tháng Ba Ở Huế

 

Gió Huế tháng ba mát lạnh,

Sáng Huế tháng ba non xanh,

Như lộc cây bàng chớm nụ,

Như tình yêu em và anh.

 

Hơi ấm từ Thuận An đến,

Hơi nước rừng Kim Phụng sang,

Quyện tròn khói mây mờ ảo,

Đuổi nhau đường dọc theo sông.

 

Vừa qua khỏi cầu Đông Ba,

Chơi vơi vùng sương mù dậy,

Hương thơm ngào ngạt ngây người,

Sầu đông lặng im một dãy.

 

Hương thơm tháng ba phố Huế,

Cành cây chi chít giao hoa,

Tóc em li ti sương sớm,

Tiếng cười vang vọng xa xa.

 

Ba mươi mốt năm nhớ Huế,

Nghe tin em vừa qua đời,

Kiếp người mong manh ngắn ngủi,

Chừ nghe Huế rất xa xôi!

 

Hoàng Yến

 

*

 

Nhớ Em Mười Sáu (*)

 

Tháng Tư Đen 2006

 

Tháng Tư nhớ chuyện tan hàng

Nghe câu Vọng Cổ lòng càng buồn thêm

Nhớ hoài những phiên gác đêm

Ôm Em Mười Sáu... êm đềm mát tay

Cùng em thức trắng canh dài

Cùng em gian khổ miệt mài yêu thương

Cùng em gìn giữ quê hương

Cho dân yên ổn, phố phường bình an

Ngờ đâu lệnh bắt đầu hàng

Bỏ Em Mười Sáu... bỏ nàng bơ vơ

Em ơi biết đến bao giờ

Chúng mình có thể bất ngờ gần nhau

Thôi đành mang nỗi thương đau

Hẹn Em Mười Sáu kiếp sau tương phùng.

 

Phương Hoài Sơn

 

(*) Súng trường M16

 

*

 

Bâng Khuâng Thuở  ấy 

 

Có chàng trai vừa nhận đời Thuỷ Thủ

Tóc mây bồng ôm gợn sóng mênh mông

Bước phiêu lưu vời vợi xa trông

Anh lặng ngắm mây hồng in bóng nước

Rồi mơ ước chuyện tình bao Thu trước

Nghìn Thu sau không đến được bến  bờ

Dệt  mộng vàng ôm kín những vần  thơ

Ngày tháng xa xôi anh tiếc nhớ

Vùng đất lạ bước chân ai bỡ ngỡ

Đi bên em lòng rộn rã dập dồn

Trên cát vàng in vội bước chân son

Trong đêm vắng sương rơi vương mái  tóc

Em hiện hữu mắt môi viền thạch ngọc

Mình có nhau trong một quảng đường đời

Đã xa rồi bao năm tháng chơi vơi

Ngày gặp lại làm sao ta có được

Bởi đời anh như con tàu trên nước

Bước cheo leo theo ngọn sóng bạc đầu

Vượt Trùng Dương nghìn hải lý về đâu

Miền đất hứa ngày xưa nay đã mất 

 

Tôn Thất Phú Sĩ

 

*

 

Lệ Châu

 

Đã mấy thu rồi, hả bể dâu"

Những hình bóng cũ nay về đâu"

Có ai đốt lại lò hương ấy

Mà nhớ vô cùng, hỡi Lệ-Châu!

 

Ta nhớ em như nhớ tháng ba:

Ngày giờ có đó, nghĩ không ra!

Chính ta chẳng hiểu mơ hay tỉnh;

Ta ở đây mà nhớ chính ta!

 

Ta nhớ ta là một tiếng im,

Con thuyền không bến, máu không tim,

Không hoa cho một làn hương quyện,

Không tổ nương nhờ một cánh chim!

 

Ta có đầu ta - một thánh-thư:

Biết đường, đâu ngại ngã ba, tư!

Lòng ta có lửa mà không bếp,

Như thiếu trùng-dương cho hải-ngư!

 

Thiếu một thần-giao, một cảm-thông;

Đời không tri-kỷ, không tâm-đồng;

Bơ-vơ như trận kình nghê-chiến:

Biển cả tung-hoành một lão-ông!

 

Rồi bỗng đâu đây giữa gió khơi

Có em bỗng gọi, có ta "ơi!"

Thuyền như nhắm bến, chim tìm tổ,

Đêm muốn hừng đông, hận muốn vơi ...

 

Em đến - gần mà như muôn trùng,

Không tên, không lấy cả hình-dung...

Nhưng em đã đến, bằng xương thịt,

Đã sưởi lòng ta ... ấm lạ-lùng!

 

Em có là tiên... hay là... ma

Thì em cũng đã có yêu ta!

Tình em là một nguồn thi-hứng:

Bút rỉ mười năm... lại nở hoa!

 

Em đã theo ta mỗi bước chân,

Hòa trong hơi thở, nhập trong gân!

Có em là bạn... nên từ đó

Ta có niềm vui tự bản-thân...

 

Nhưng, bỗng tứ bề nổi bão đêm:

Kình-ngư còn lại bộ xương lem!

Đất thành hoang đảo! dân thành rợ!

Ngư-phủ vào tù, lạc dấu em...

 

Nỗi nước khôn khuây, lại nỗi nhà,

Nỗi mình khắc-khoải một mình ta!

Bao nhiêu kỷ-niệm vào tro bụi

Như những kê vàng, quá-khứ xa ...

 

Ôi! Những ngày xanh, những ước mơ

Tan như ảo-ảnh mống trời mưa!

Thời-gian liệm lấp vào quên-lãng

Những mộng vàng son hóa mộng hờ!

 

Rồi có hôm nào như hôm nay:

Gió nào gợn sóng, lá nào bay ...

Cho ta gợi lại trong tâm-tưởng

Một thoáng ân-tình, thoáng rượu say...

 

Thanh Thanh

 

*

 

Đêm Sầu 

 

Lồng lộng đêm sa, trăng rụng trắng

Hiên khuya lốm đốm mảnh trăng tan

Bóng ai phơ phất gầy như liễu

Mắt ướt tay nâng chén nguyệt tàn

 

Hồ đêm lóng lánh ngàn sao rụng

Sáo trúc thuyền trăng thánh thót vang

Ngàn lau xao xác triền hoang lạnh

Gió động ngàn dâu, sầu chứa chan!

 

Bạch Loan

 

*

 

Lời Bông Đùa Cần Thiết

 

Đêm ngọt ngào hương động

Đưa ta qua nửa đoạn đường tình

Chẳng giật mình hờn dỗi

Trăng sao biệt xứ vô hình

Rồi mốt mai dẫu muộn

Anh về ngang núi xưa

Nhìn mưa hoa xuống tóc

Đâu người thưa thớt thưa!

Gõ cửa lòng thế kỷ

Vang vọng lời bông đùa

Truyền ấm môi ngục tối

Oan hồn hát thánh ca

 

Phạm Tường

 

*

 

Ý Thương

 

Từ đó đôi bờ cách Đại dương

Tâm tư mòn mỏi suốt con đường

Biết ai tâm sự, niềm u ẩn

Chia sẻ cùng tôi kỷ niệm buồn

Đất khách trông mong hoài cách biệt

Quê nhà nỗi nhớ vạn trùng dương

Đò xưa bến vắng còn đâu nữa

Để mảnh tình ta với đoạn trường

 

Giờ đây cuộc sống đổi thay nhiều

Lối hẹn đâu rồi những tiếng yêu

Hình bóng năm xưa mờ nắng nhạt

Còn đâu cảnh cũ buổi sương chiều

Vần thơ tâm sự, lòng mơ tưởng

Dòng nhạc u buồn, nỗi quạnh hiu

Giấy trắng bút nghiên còn đọng mực

Tìm đâu kỷ niệm, một lần yêu...

 

Nguyễn Vạn Thắng

 

*

 

Tâm Sự Người Tÿ Nạn Ngày 30-4

 

Từ ngày phải bỏ nước lưu vong,

Xa cách quê hương quá khổ lòng!

Ở tạm nơi quê người vất vưởng,

Sống nhờ tại đất khách long đong!

Không tròn việc dưỡng nuôi cha mẹ,

Chẳng vẹn điều thờ phượng tổ tông!

Héo hắt tâm can người tÿ nạn,

Từ ngày phải bỏ nước lưu vong!

 

Cô Gia

 

*

 

Tâm tình người lạc xứ

 

Nhớ cảnh năm xưa

Một ngày thất trận

Nắng lịm tắt trên bầu trời hiu quạnh

Khói sương mờ phủ kín cả không gian

Hồn bâng khuâng thương vận nước nghiệt oan

Tim bật khóc, khung trời đầy ai oán

Cuộc đời ly tán

Biển sóng mênh mông

Thuyền lênh đênh nhìn bến cũ hoài mong

Lòng khắc khoải, đớn đau, đời lạc xứ

Cố quên đi lòng bên lòng tự nhủ

Gắng tìm nhau sưởi ấm khối tình chung

Cách biệt nghìn trùng

Mong hoa tình nở

Triệu con tim làm sao chung nhịp thở

Thắm tình người ưu ái đến tìm nhau

Chia xẻ niềm đau

Dựng xây hy vọng

Taytrong tay vượt trên ngàn cơn sóng

Dẫu biển đời khốn khổ với oan khiên

Ta cùng nhau xây giấc mộng đoàn viên

Trên đất mẹ dấu yêu, tình dân tộc

Đi về đâu hỡi Nam Quan, Bản Giốc

Xót xa lòng ngấn lệ suối Phi Khanh

Yên ấm sao đành

Quê hương dần mất

Đứng lên đi giống Tiên Rồng bất khuất

Hãy tìm về hun đúc triệu con tim

Trao cho nhau trọn vẹn những niềm tin

Cùng tiến bước, chia nhau từng hơi thở

Sẽ có một ngày

Hoa tình rộn nở

Trang sử hùng tô đậm chữ  liệt oanh

Taytrong tay chung nhịp khúc quân hành

Dòng máu thắm rửa hờn căm tổ quốc

Kết tin yêu cùng xoay dời vận nước

Vén mây trời, trăng sáng rọi lung linh

Xé đêm đen tạo lại ánh bình minh

Cờ lộng gió quê hương ngày hội mới.

Toàn dân ngóng đợi

Về bến yêu thương

Bướm tung tăng hoa gấm khắp nẻo đường

Bầy én lượn mùa xuân nồng hội ngộ

Khắp non sông,  qua rồi, cơn thống khổ

Kết hoa lòng xây dựng lại quê hương

Trao cho nhau trọn vẹn chữ yêu thương

Dòng nước mắt cuộn trào dâng hạnh phúc.

 

Phạm Thanh Phương

 

*

 

Bài Ca Tiếp Lửa

 

(Riêng cho ngày Quốc hận 30/4 - xin gởi về Quê hương và Đồng bào Việt Namtrong và ngoài nước.)

 

Có những con đường chưa hề đi tới

Có những anh em chưa gặp bao giờ

Mà một ngày huyền diệu tựa vần thơ

Tụ họp lại như gia đình thân mến

Chị tiểu bang gần, xe hơi chạy đến

Anh cách đại dương lướt gió bay về

Ơi, một Diên Hồng thôi thúc tình quê

Xin chung sức, chung lòng, cùng quyết chiến!

Hùng tráng quốc ca, đau buồn tưởng niệm

Bên những bài thơ tranh đấu kiên cường

Đất nước sôi lòng Nguyễn Huệ, Trưng Vương

Vì tổ quốc mà sông dời , núi chuyển

Vì mong ước của người dân nước Việt

Đã vang lên từ khắp nẻo địa cầu

Từ tháng Tư nào, áp bức, hờn đau

Xô dân tộc vào trường thiên thống hận!

Người ở lại đã sống đời thú vật

Không tự do, không dân chủ, nhân quyền

Tài sản ruộng vườn từ thuở Tổ Tiên

Bỗng một buổi, đảng bảo là của.... đảng!

Phụ nữ, trẻ em, chợ người, đảng bán

Chẳng khác con buôn bán vịt, bán gà

Ôi cái thiên đường quái đản, gian ngoa

Như chuyện dâng Tàu Nam Quan, Bản Giốc....!

Kẻ ra đi, xác trôi trên ngọn sóng

Cùng với tang thương mảnh vụn con tàu

Hoặc kinh hoàng hải tặc bắt theo sau

Rồi mất biệt trên cõi đời dấu vết!

Ai may mắn, thắng tử thần, thoát chết

Thì Tự Do, ôi, giá đắt vô cùng!

Đắt bởi biển Đông sóng gió hãi hùng

Bởi súng công an, búa dao hải tặc...

Dài mấy chục năm quê người lưu lạc

Nhưng hôm nay, họp mặt, một gia đình

Cảm xúc dâng trào, ánh nến lung linh

Khi hát quốc ca trong hờn vong quốc

Hãy thêm lửa, tiếp tay người trong nước

Đang đấu tranh, đối diện với tà quyền

Lừa mị, độc tài, tàn bạo, đảo điên

Phải gục chết, ngày ba miền quật khởi!

 

Ngô Minh Hằng

 

*

 

Làm Sao Biết Được Đứa Văn Nô

 

Làm sao biết được đứa văn nô"

Thú  thật chuyện ni dễ thấy mồ:

Lải nhải tấn công người chống cộng

Ồn  ào ve vuốt lũ bưng bô

Quốc gia đả cộng thì moi móc

Cộng sản buôn dân lại ngó lơ

Thơ phú  ru đời, "phi chính trị"

Rõ ràng chính nó: đứa văn nô!

 

Trần Chiêu Yên

 

*

 

Làm Sao Biết Được Đứa Bưng Bô"

 

Kính họa bài thơ "Làm Sao Biết Được Đứa Văn Nô" của Trần Chiêu Yên đại gia

Bưng bô giống hệt đứa "Văn Nô"

 

Như qủy dạ xoa mới đội mồ

Chửi Chúa mắng cha mồm dẻo nhẹo

Thờ Hồ khen cộng miệng bi bô

Sao vàng nền đỏ, anh "hồ hởi"

Sọc đỏ cờ vàng, chị giả lơ

Len lỏi diễn đàn hòng kết nghĩa

Chutoàn "nghĩa vụ" đứa bưng bô.

 

NTCC

 

*

 

Phải Đồng Loạt Đứng Lên Hạ Cờ Máu!

 

Kính tặng sinh viên Việt Namtại UTA và đồng bào tị nạn CS.

 

Tất cả hãy đồng loạt đứng lên!

Cùng sinh viên gióng tiếng Nhân Quyền

Quê nhà dân nước tròng nô lệ

Đất khách làm người khó đứng yên!

Quyết chiến! Tâm thành như súng lệnh

Đương đầu! Chí quyết tựa cung tên!

Thiên Vương Phù Đổng vung roi sắt

Cờ Máu đốn phăng giữa trận tiền!

 

Xà Beng

 

*

 

Mùa Quốc Hận Tháng Tư Đen

 

Kính họa bài "Mùa Quốc Hận 2006" của Tiểu Bảo.

 

Chao ơi lũ rắn - Rắn đìu hiu

Bảng đỏ cấm đi - Đi ngược chiều

Tổ quốc tang thương vì độc đảng

Muôn đân đói rách bởi luân triều

Trung ương, cán lớn tiền như nước

Làng bản, thần dân của chắt chiu

Cứu nước toàn dân mau đứng dậy

Chớ như "Cung oán Nguyễn Gia Thiều".

 

Quốc Lân

 

*

 

Sài Gòn Muôn Năm

 

Sàigòn, trả lại tên Sàigòn,

Tên đã gắn liền với nước non.

Hòn ngọc Viễn Đông luôn sáng chói,

Sàigòn muôn thuở mãi vàng son.

Không ai được phép thay tên khác,

Cho đến ngàn sau mãi mãi còn

Dân tộc Việt Namtha thiết gọi:

Sàigòn! Đẹp lắm hỡi Sàigòn!

 

Phương Hoài Sơn

 

*

 

Niềm Đau Hôm Nay

 

Kính tặng những người lính già VNCH trên đất Mỹ.

 

Anh đến nơi này miền Đông Bắc Mỹ,

Trời Boston tuyết đổ lạnh đêm buồn,

Đời tha hương nghẹn lên tiếng khóc,

Thân đã già tóc đã ngả màu sương!

 

Đoạn đường đời đến đây là đoạn cuối"

Hay phải còn trôi nổi đến phương nào"

Làm sao biết" Ngày về quê hương nhỉ"

Hay phải chờ đất tổ đổi thay màu!

 

Ngày khôn lớn, anh đi làm lính chiến.

Theo cuộc đời chinh chiến khắp muôn phương,

 Bao mộng ước đã tàn theo binh biến,

Đành giã từ vũ khí biệt quê hương!

 

Tháng Tư đó! Quê nhà đầy tang tóc

Thương bạn bè, khóc hận vẫn chưa nguôi

Máu tim anh đang ngậm hờn vong quốc

Cứ trào tuôn trong huyết quản hận đời.

 

Thời lao lý những năm dài chợt nhớ

Từ Ba Sao, Thanh Hóa- Hoàng Liên Sơn

Những địa danh đi vào trang lệ sử

Mỗi lần nghe sôi sục chữ căm hờn

 

Anh đến nơi này miền Đông Bắc Mỹ

Mùa tuyết rơi phủ trắng cả khung trời

Nhìn tương lai mịt mờ xa vạn kỷ

Anh thấy đau thương ôn lại quãng đời

 

Anh ở nơi này năm chờ tháng đợi

Những mùa đông buốt giá nhói tim anh

Con đường nhân nghiã tìm chưa ra lối

Bốn bể một nhà- Tình nghiã đệ huynh

 

Anh làm sao hiểu được tình nhân thế"

Biết nhắn cùng ai hỡi đất trời

Biết làm sao gặp đươc người tri kỷ

Để  kết tình thương giữa cuộc đời

 

Thanh Khâm

 

*

 

Mối Nhục Thù

 

Trời thảm đất sầu ngày tháng tư

Cộng Nô soán chiếm hận nghìn thu

SƠN HÀ một cõi đầy tang tóc

ĐẤT NƯỚC ba miền khắp ngục tù

DÂN nuốt đau thương đành tỵ nạn

DÂN ôm cay đắng phải hồi tu

Tháng TƯ ngày ấy không thay đổi

QUỐC HẬN mang theo mối nhục thù

 

Tha Nhân

 

*

 

Vịnh Đứa Ba Hoa

 

Đám nào cũng có mặt thằng nầy

"Hòa Hợp" ồn ào chính NÓ đây

Lớn tiếng vu oan chê bọn xấu

Rộng mồm bốc phét tưởng mình hay

Huênh hoang tự đại nên sa chước

Hấp tấp tự cao mới lún lầy

Nó nói ngon lành sao ngửi háng

Còn khoe thành tích lạ lùng thay!

 

TamThang3

 

*

 

Lời Cô Gia Nói Quả Không Sai

 

Kính họa vận bài “Thùng rỗng kêu to” ở SGT số 458 viết nhân đọc bài “Biết để làm gì” trong mục “Hương Giáo đề thơ” (SGT 457).

 

Lời Cô Gia nói quả không sai,

“Thùng rỗng kêu to”, cứ tưởng tài.

Mần tội xóm giềng thêm điếc ráy,

Khiến cho thiên hạ phải cau mày.

Nghe hù, nghe dọa mà ngao ngán,

Thấy dập thấy trù những bẻ bai.

“Thùng rỗng kêu to” ghê thiệt chớ,

Lời Cô Gia nói quả không sai.

 

*

 

Nhân Cách Hóa Cái Thùng

 

Đứa Nam Man mượn bộ vần trong bài “Thùng rỗng kêu to” của Cô Gia đại gia ở mục “Thơ thẩn mà chơi”, SGT số 458, (sai, tài, mày, bai, sai) để viết thêm bài này.

 

Tên này thiệt đáng... để tay sai,

Vừa dốt, vừa ngu, lại bất tài.

Ngó hắn nhiều khi em chóng mặt,

Nhìn va lắm lúc tớ chau mày.

Luống thương nó, đứa sao ngờ nghệch,

Mà giận ai, người khéo bẻ bai.

Vừa sử dụng y vừa đánh giá,

Tên này thiệt đáng... để tay sai!

 

*

 

Sao Không Xuống Đường “Trâu Đánh”"

 

Đọc bản tin “Phỉ báng tôn giáo đến thế là cùng: tượng Hồ Chí Minh ngồi trên chính điện với Phật” (DV 739) được biết chùa mang tên Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương mới khánh thành ngày 18.3.06. Trong bản tin cho biết “tượng Hồ Chí Minh sơn son thếp vàng được đặt trước tượng Phật Thích Ca trên Phật đài trong chính điện”. Đọc tin trên, đứa Nam Man viết thêm bài này.

 

Trong ngoài có cả lố sư thầy,

Và, biết bao nhiêu … đây.

Bữa đó không ai lên tiếng hết,

Hôm rồi có đứa ngậm mồm ngay.

Xưa kia chắc khó yên như vậy,

Trước đó nào cam chịu thế này.

Ắt có “xuống đường trâu đánh” hỉ,

Nhưng giờ... thì chịu phép xuôi tay!"

 

*

 

Tâm Sự Với Con Nhân Ngày 30 Tháng Tư

 

Nhân đọc bài “Sinh ngày 30 tháng Tư” của Ngô Nhân Dụng trong VL số 1969 mà đứa Nam Man viết bài này để tâm sự với thằng con trai là Lâm Hàng Cửu Luân (tự Chú Bi).

 

Trong những kẻ sanh sau tháng này,

Không ngờ cũng có mặt con đây.

Vừa bừng mắt, đã nghe thù hận,

Mới lọt lòng là nếm đắng cay.

Sớm biết suy tư đời tÿ nạn,

Đành cam chấp nhận cảnh lưu đày.

- Từ con theo vận nước trôi nổi,

Có hận cháy thành chịu vạ lây"

 

NamMan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.