Hôm nay,  

Góc Nhạc Cổ Điển

29/04/200600:00:00(Xem: 2135)

Chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và bài vở của bạn đọc về mọi vấn đề liên quan đến nhạc cổ điển như ca kịch opéra, ballet, kỹ thuật (recording), album mới, concert bạn mới đi nghe...Thư từ bài vở xin gởi về <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

classical@vietbao.com

 

Câu chuyện cổ điển

 

Mỗ Gia

 

Mỗ Gia thuở nhỏ may mắn được bố mẹ cho đi học đàn violin. Mở đầu như vậy không có ý muốn nói là nhờ vậy mà Mỗ Gia yêu thích nhạc cổ điển. Ngược lại nữa là đằng khác, Mỗ Gia thay vì được đi chơi phải ở nhà tập đàn nên còn đâm ra thù nhạc cổ điển. Cái thứ nhạc gì i ỉ khi chậm khi nhanh, khi bé khi to chẳng ra làm sao cả.

 

Giòng thời gian đằng đẵng trôi qua, thấm thoát Mỗ Gia đã trở thành một thiếu niên tuấn tú. Rồi đột nhiên Việt Cộng vào. Mọi thứ đều đảo lộn. Những bài "nhạc vàng" âm điệu đơn giản, lọt lỗ tai, lời nhạc vô thưởng vô phạt tự nhiên trở thành một thứ vũ khí nguy hiểm, chống phá cách mạng, cần phải bị tiêu diệt tận gốc. Nửa đêm đội dân phòng đập cửa nhà Mỗ Gia tịch thu các cuộn băng nhạc ủy mị mà Mỗ Gia ngây thơ mở oang oang trong đêm vắng.

 

Nghiệm ra rằng Việt Cộng sợ người sống, ngại tiếng đời còn Mỗ Gia thì khiếp Việt Cộng nên Mỗ Gia đành xoay sang tìm hiểu nhạc cổ điển. Tác giả thì phần lớn đã rời bỏ cõi đời từ hồi nào. Các bài nhạc thì thường là hòa tấu không lời, mà nếu có lời đi nữa thì ngay cả những người mà ngôn ngữ của lời nhạc là tiếng mẹ đẻ cũng chỉ nghe được chữ mất chữ còn nên có lời cũng kể như không.

 

Thoạt đầu Mỗ Gia chỉ nghe được một vài bài quen quen mà ngày nào đó Phạm Duy đặt lời cho Thái Thanh hát như là "Giòng sông xanh" của Johan Strauss, "Ave Maria" của Schubert hay "Nhạc sầu Tristesse" của Chopin. Nghe lại âm hưởng xưa cũng vui vui mà cũng buồn buồn đúng theo như ý nghĩa của tựa bài. Nhưng "một giòng sông xanh xanh, trắng trắng, xanh xanh" riết cũng nhàm, Mỗ Gia mon men tìm của lạ.

 

Nguồn nhạc dạo đó chẳng được dồi dào, không phải cứ chạy ra tiệm lựa bài mình thích mua về. Theo như truyền thống của nước cộng sản nhạc cũng do nhà nước phân phối. Học trường nhạc nên thỉnh thoảng Mỗ Gia cũng được giấy phép ra cửa hàng quốc doanh để mua dĩa hát. Không phải xếp hàng dài như mua nhu yếu phẩm vì dĩa nhạc mua ra chẳng bán lại lấy lời được. Và cũng đúng theo tinh thần xã hội chủ nghĩa có gì mua nấy không cần phải lựa chọn. Nhạc nhà nước thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy dĩa của nước mẹ vĩ đại Liên Sô. Do vậy mà bước đầu tiên trong hành trình tìm hiểu âm nhạc cổ điển của Mỗ Gia là các bài nhạc vĩ đại "mang tinh thần cách mạng cao độ" như Liên Sô chống Đức Quốc Xã trong bài "Symphony Leningrad" của Shostakovich hay Nga chống Napoleon trong bài "1812 Overture" của Tchaikovsky. Không lời nhưng cũng phải gán nghĩa thì mới được nhà nước chuẩn y.

 

Mới tập tễnh nghe nhạc cổ điển lại gặp phải những bài nặng ký như vậy nên Mỗ Gia đành theo phe tà mà đầu hàng vô điều kiện. Rồi tình cờ Mỗ Gia tìm được quyển sách tựa đề na ná là "Tìm hiểu âm nhạc cổ điển Tây phương" của Tiến Bách. Quyển này không biết dịch từ đâu nhưng có những phần giới thiệu tiểu sử và phân tích nhạc của từng tác giả qua các thời kỳ. Vui vui mà gợi lại được cái cảm tưởng của một thời hoành tráng hay vô tư khác hẳn cái đời sống hằng ngày của một nước Việt trong gông cùm. Mỗ Gia lại một lần nữa mon men tìm nghe nhạc cổ điển.

 

Thời ấy ở Sàigòn còn có một chương trình nhạc cổ điển trên radio băng tần FM. Đài thường phát bài của những tác giả thời "cổ điển" và "lãng mạn' như Beethoven, Mozart cho đến Brahms, Chopin. Nhạc những thời này âm điệu dễ nghe, tiết tấu quen thuộc nên Mỗ Gia cảm thấy thoải mái hơn khi nghe nhạc. So với các bài nhạc tuyên truyền "Như có bác Hồ" hay "Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây" thì quả nhạc cổ điển là nơi ẩn núp an toàn của Mỗ Gia. Mà nghĩ cho cùng thì có lẽ chẳng riêng gì Mỗ Gia mà cả miền <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namcũng đi tìm nơi lẩn tránh sự nhồi sọ văn hóa. Sàigòn bùng lên phong trào chơi nhạc classical guitar. Đói đó nhưng đầy đường chỗ nào cũng bán những bản photocopy nhòe nhoẹt nhạc guitar của Bach, Fernando Sor, Carulli. Người miền Namngấm ngầm phản kháng một cách tiêu cực.

 

Nhớ những bữa khuya tên bạn rủ lại nhà chờ radio phát lại chương trình buổi trưa, nghe cho bằng được bài nhạc "Serenade" cho Flute, Violin và Viola của Beethoven mà hắn tình cờ nghe được "hay quá là hay". Nhớ ông cậu sa cơ thất thế ngồi bán chợ trời, để dành lại cho thằng cháu những dĩa nhạc cổ điển do người hôi của đem bán hay mang đồ nhà đẩy đi mua gạo. Nhớ những bữa trưa nắng đạp xe lên thư viện Trung Tâm Văn Hóa Pháp mượn dĩa nhạc cổ điển rồi len lén cầm thêm mấy dĩa nhạc Dalida, Christophe kẹp vào giữa (nghe nhạc cổ điển nhưng Mỗ Gia vẫn không quên được nhạc pop). Rồi những ban đêm mở nhạc thật nhỏ để khỏi "làm phiền lòng hàng xóm", vểnh tai lên nghe, hay kê máy cassette thật sát loa để thâu nhạc và dặn mọi người đừng nói lớn tiếng để khỏi lẫn tiếng ồn. Có lẽ nhờ vậy mà Mỗ Gia có được sự tập trung cần thiết để cảm nhận giòng âm thanh đọng lại từ ngàn xưa.

 

Qua xứ người, vì kế sinh nhai Mỗ Gia bỏ nghề đàn (nghe oai hơn là tại mình không đủ năng khiếu để theo đuổi nghiệp cầm ca). Mỗ Gia vẫn gắng giữ lại chút ít và tham gia trong những giàn nhạc tiêu khiển. Một lần nữa âm nhạc cổ điển chỉ còn là những nốt nhạc cần phải rặn ra từ cây đàn khó nắn. Nhưng như một người bạn đồng hành lẩn lút, cái cảm giác sảng khoái hay hồi hộp ngày xưa đôi khi vẫn hiện về trong một khoảnh khắc theo tiếng nhạc gợi tình nhẹ nhàng êm ái hay ầm ĩ thôi thúc.

 

Mỗ Gia không có tham vọng nhận định chân giá trị nền âm nhạc của các ông Tây mũi lõ nhưng nếu chỉ xét nhạc cổ điển như là nhạc đệm cho cuộc đời Mỗ Gia thì quả chúng cũng đã có ít nhiều giá trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.