Hôm nay,  

Những Xoay Xở Của Vnch Và Đại Sứ Martin Khi Đồng Minh Tháo Chạy

20/04/200600:00:00(Xem: 2187)

Bài 3: Ván Bài Cuối Cùng<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Thay Lời kết: Nhìn Baghdad, Nhớ Sàigòn


 


“Allah akbar, Allah akbar” (Chúa là cao cả, Chúa là uy quyền), cả trăm ngàn người quỳ gối, úp mặt xuống đất cầu xin. Những tà áo dài trắng bay lất phất theo chiều gió như cố quạt đi sức nóng gay gắt của miền sa mạc. Một chiếc quan tài bằng gỗ đơn sơ có phủ tấm lông lạc đà mầu nâu được nhóm người đàn ông trịnh trọng khiêng trên vai tiến vào giáo đường. Khi quan tài đã đưa tới góc chân tường về phía đông, tiếng than thở ai oán bắt đầu rên rỉ. Tân Vương Khalid không cầm được nước mắt, ôm mặt nức nở khi thi hài phụ vương Faisal được hạ xuống đặt dưới chân pho tượng Khalid Abdel Aziz. Đó là quang cảnh tang lễ quốc vương Saud al Faisal, xứ Saudi Arabia, người vừa bị chính cháu mình là hoàng tử Faisal Musad Aziz sát hại.


 


Cậu Aziz theo học môn Khoa Học Chính Trị tại Đại học <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Coloradovà Đại học CaliforniaBerkeleytrong nhiều năm. Thích đánh bạc và uống rượu Scotch, điểm học thấp, quanh quẩn chỉ được C và D. Theo cô Christine Surma, một người bạn gái Mỹ thì cậu luôn nhớ tới người anh mình là Khalid. Cậu Khalid đã bị cảnh sát bắn chết khi theo chúng bạn đánh phá đài truyền hình tại thủ đô Riyadh. “Quyết tâm trả thù, đặc biệt là đối với người Ả Rập, là điều mà người thanh niên nuôi trong lòng suốt đời,” một bạn thân của Aziz nhận xét. Aziz cho rằng chính quốc vương Faisal đã dính líu trong vụ này. “Nếu thực sự anh ta đã sát hại người cậu của mình, thì tôi cho đó chỉ là để trả thù mà thôi,” Christine nhận định.


 


* Ông Vua Hảo Tâm


 


Ngày chôn cất Quốc Vương Faisal, TT Thiệu gửi điện chia buồn cùng Hoàng Gia Saudi, cầu xin Allah sớm đưa ngài về nơi cực lạc (KĐMTC, trang 310-318). Vua Faisal là người đã tỏ ý muốn giúp đỡ VNCH trong lúc hoạn nạn. Khi bị cắt hết viện trợ, ông bằng lòng cho vay mấy trăm triệu đôla để mua xăng nhớt và tiếp liệu. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Chính phủ Miền Namvô cùng hân hoan, cảm tạ. Bao nhiêu hy vọng, họp lên họp xuống chuẩn bị thương thuyết. Vua Faisal bằng lòng cho giải ngân thật sớm, VNCH hy vọng sẽ giải quyết được một phần nào vấn đề xăng nhớt, tiếp liệu vào cuối tháng Ba. Nhưng hoạ vô đơn chí, đùng một cái, nhà vua bị sát hại, và ông đã nằm xuống ngày 25 tháng Ba, 1975, ngày quân lực VNCH rút khỏi cố đô Hoàng Triều Huế. Thế là chuyện giải ngân bị khựng. Đâu có ngờ rằng cái chết của ông vua người xứ Saudi lại ảnh hưởng tới khả năng quốc phòng của VNCH vào thời điểm chót.


 


 Dù biết rằng Hoàng Gia Saudi đang rất bận về ma chay và bối rối trong nội bộ, nhưng vì tình thế khẩn trương nên chỉ vài tuần sau, chính phủ VNCH vẫn cử Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc đi Ryadth gặp tân quốc vương Khalid để tiếp tục cầu viện (NT Bắc hiện cư ngụ tại Paris). Ngày 14 tháng 4, tân Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trình diện tân nội các lên Tổng Thống. Ông Thiệu dặn tôi vào gặp ông ngay sau nghi lễ. Vừa vào phòng, ông đưa cho tôi xem một công điện đề ngày 14 tháng 4 do ông Bắc gửi từ Luân Đôn về, báo cáo lạc quan về kết quả chuyến đi: “Tất cả, đặc biệt là vua Haled (Khalid) đã cho tôi những bảo đảm vững chắc về việc tiếp tục yểm trợ và viện trợ kinh tế cho VNCH.” Ông Bắc yêu cầu cho phép ông ghé Washingtonhai ngày để thẩm định tình hình trước khi trở về Sàigòn. Xem ra ông Thiệu có bề lên tinh thần đôi chút và nói tôi nên tiếp tay với ông Bắc làm việc tại Washington. Ông phê vào công điện:


 


“Vậy là ông Bắc, ông Hưng và ông (Đại sứ) Phượng có thể sẽ là một trio (bộ ba) để lo vấn đề viện trợ tại Mỹ trong tuần lễ crucial (quyết định) này. Nếu vậy thì Thủ Tướng cho ông Hưng đi, và cho cả ông Bắc qua Washington” (KĐMTC, trang 313).


 


Tính ra thì dù tôi có đi ngay, khi tới Washingtoncũng chỉ còn ba ngày trước hạn chót mà TT Ford đã đưa ra cho Quốc Hội biểu quyết quân viện cho Miền Nam. Tôi dự định sẽ thức suốt đêm viết một bài dài in trên hai tờ Washington Post và New York Times để khiếu nại tới Quốc Hội và nhân dân Hoa kỳ. Như đã viết trong cuốn ‘Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập,” (xuất bản năm 1987, trang 549), tôi điện thoại yêu cầu ông Tổng Trưởng Dân Vận đặc phái Giám Đốc Việt Tấn Xã - ông Nguyễn Ngọc Bích, một người bạn từ hè 1960 khi chúng tôi gặp nhau tại thành phố New York - đi theo tôi để giúp chuẩn bị tài liệu, liên lạc với truyền thông Hoa Kỳ.


 


* Xin Đừng Bỏ Phiếu “Không”


 


TT Thiệu muốn hoãn lại việc Quốc Hội sẽ bỏ phiếu vào ngày 19 tháng 4 chống tăng quân viện. Vào giờ phút đó, kế hoạch vay viện trợ là điều duy nhất còn có thể được đặt ra. Ông hy vọng rằng nếu chỉ yêu cầu ‘vay’ tức là đưa ra một sự lựa chọn khác thì có thể Quốc Hội khỏi phải bỏ phiếu về việc ‘cho’ viện trợ. Việc cần làm ngay là phải hoãn quyết định ‘không’.


 


Bởi vậy, việc ‘vay’ viện trợ của Mỹ là việc liên hệ trực tiếp tới chuyến công tác cuối cùng của VNCH và do chính bản thân tôi thi hành.


 


Nguyên thủy kế hoạch vay là như thế này: từ muà hè 1974, khi liên hệ giữa Sàigòn và Washingtonngày một bi đát, TT Thiệu bàn với Đại sứ Martin về việc yêu cầu Quốc Hội cấp một ngân khoản cuối cùng cho Miền Nam. Ý kiến này được một số nghị sĩ, dân biểu Mỹ và báo Washington Post ủng hộ. Tuy nhiên, cũng khó mà thành công nên Tổng Thống cho nghiên cứu một giải pháp phòng hờ, đó là một khoản “vay viện trợ,” như là một ân huệ cuối cùng của Hoa Kỳ đối với đồng minh. Có lần ông Thiệu còn nói châm biếm: “Bây giờ Việt Namđã thành một tình nhân già, sắp bị bỏ rơi rồi.”


 


 


 


Trước khi tôi đi công tác, một bức thư cho TT Ford được soạn thảo sẵn để trên bàn TT Thiệu. Ông dặn là tại Washington, nếu tôi thấy có khả năng tốt về việc này thì điện ngay về để ông ký và đưa cho ĐS Martin. Lời lẽ thắm thiết, bức thư kêu gọi lương tri và lòng trắc ẩn của nhân dân Hoa Kỳ đối với một đồng minh đã chấp nhận bao nhiêu hy sinh thống khổ để giành một cõi sống dưới bầu trời tự do, và giờ đây,


 


“Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc Hội cho VNCH vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc Hội định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu lửa và canh nông của VNCH sẽ được dùng thế chân cho món nợ này... Đây là một hành động cuối cùng của chúng tôi kêu gọi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ với tư cách là một đồng minh.”


 


Để giúp tôi thi hành công tác, TT Thiệu nhờ ĐS Martin yểm trợ. Martin đánh điện về cho Ngoại Trưởng Kissinger:


 


“Tôi báo cáo để Ngoại Trưởng biết rằng ông Thiệu đề nghị nếu việc xin thêm $722 triệu quân viện có thể bị Quốc Hội bác bỏ, ta nên tìm cách hoãn ngày bỏ phiếu lại. Mặc dầu ông Thiệu không muốn nói ra nhưng rõ ràng rằng cả ông ta lẫn tất cả mọi người khác đều không biết rồi sự việc sẽ ra sao (nếu QH bỏ phiếu chống)"”


 


 Sau đó ông đã gửi một công điện nữa để đề nghị thẳng việc VNCH xin vay. Và ngày 17 tháng Tư, cũng trong mật điện 0709, ông Ellerman nói thêm chi tiết về kế hoạch này:


 


“Trong một thông điệp khác cũng qua ngả này (đường giây mật), ông Đại sứ đã nêu ý kiến về việc VNCH xin vay một khoản tiền là $5 tỷ như một giải pháp để tránh sự bế tắc hiện nay tại Quốc Hội (về việc cấp thêm quân viện).


 


Tại sao VNCH chỉ muốn vay có $3 tỷ mà ông Ellerman lại nói là $5 tỷ" Sau này, khi thăm viếng cựu Đại sứ Martin lúc về hưu, tôi có hỏi, và ông trả lời: “Với Quốc Hội Mỹ, nếu muốn $3 tỷ thì phải xin $5 tỷ,” rồi thêm: “Chính phủ Miền Namtoan tính như vậy là đúng, vì vào lúc đó, nó thực tế hơn là xin thêm quân viện.”


 


Đề cập tới tính cách khả thi của kế hoạch vay, Ellerman viết tiếp:


 


“Tôi tính toán sơ sơ là với lãi suất 3%, 10 năm ân hạn, và 25 năm cho thời gian hoàn trả thì thấy rằng có thể khả thi được. Chúng tôi đã yêu cầu ông Cooper nghiên cứu về vấn đề này. Xin ông vui lòng hỏi xem tiến bộ ra sao, và điều quan trọng hơn cả là đừng cho Bộ Ngoại Giao cũng như cơ quan USAID (Viện Trợ Mỹ) biết.


 


Báo cáo cho Toà Bạch Ốc biết về chuyến đi của ông Hưng


 


Ngay từ khi nhận được chỉ thị cuả TT Thiệu để đi công tác, tôi đã tỏ vẻ dè dặt với ĐS Martin về Bộ Ngoại Giao Mỹ, và nói tôi còn phải tham khảo ý kiến của Tiến sĩ Warren Nutter, Cựu Phụ Tá Quốc Phòng (cũng là ông thày cũ của tôi ở Đại học Virginia) xem sao đã rồi tuỳ tiện, mới bàn việc này với Bộ Ngoại Giao. Vì vậy, Ellerman đã viết cho ông Butler“điều quan trọng hơn cả là đừng cho Bộ Ngoại Giao và cơ quan USAID biết,” và dặn ông ta tìm ông Hưng để nhắn nhủ. Mật điện 0709 viết tiếp:


 


 


 


“Ông Hưng, Tổng Trưởng Kế Hoạch đã rời Sàigòn đi Washington lo việc vận động về viện trợ nói chung và để đề nghị ý kiến xin vay tiền nói riêng, một ý kiền hầu như chỉ do mình ông ta về phiá VNCH. Có thể là ông ta sẽ bắt đầu đưa đề nghị này với Bộ Ngoại Giao và cơ quan USAID trước; ông ta hành động như vậy là vì tin tưởng rằng nhân dân Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng chấp nhận. Chúng tôi coi đây là một giải pháp cuối cùng mới phải dùng đến, và việc xúc tiến còn tuỳ theo những tính toán ""(của các ông) về phản ứng của Quốc Hội.


 


“Ông có thể tìm gặp ông Hưng và cho ông ấy biết rằng chính ông và ông Cooper cũng đang làm việc về vấn đề này (xin vay), nhưng ông ta phải tôn trọng những suy luận của chúng ta về việc đánh giá phản ứng của Quốc Hội.” 


 


Trân trọng,


 


MARTIN


 


Toà Bạch Ốc phản ứng như thế nào về ‘vay’ viện trợ"


 


Sau đây là câu trả lời. Cũng theo văn bản 7196 từ Toà Bạch Ốc (ngày 19 tháng 4, 1975):


 


4. “KHOẢN VAY $5 TỶ


 


CÁC ÔNG COOPER VÀ STEARMAN ĐÃ BÀN ĐỊNH VẤN ĐỀ NÀY HÔM QUA, VÀ TÔI ĐÃ NÓI CHUYỆN VỚI CẢ HAI ÔNG NGÀY HÔM NAY. Ý KIẾN CHUNG LÀ CHÚNG TA KHÔNG CÓ CÁCH NÀO LÀM ĐƯỢC VIỆC NÀY TRONG HOẢN CẢNH HIỆN TẠI. TÔI CHƯA ĐỌC NHỮNG CÔNG ĐIỆN MỚI TỚI NÊN CHƯA CÓ NHỮNG CHI TIẾT, NHƯNG NẾU (việc vay mượn) ĐÒI HỎi QUỐC HỘi PHẢI CHUẨN CHI THÌ THẬT LÀ KHÓ, ÍT NHẤT LÀ CHO TỚI KHI TÌNH HÌNH (ở Miền Nam) ĐƯỢC ỔN ĐỊNH.


 


Bình luận:


 


Lúc ấy Hoa Kỳ chỉ còn lo tháo gỡ, không muốn phiền lụy gì thêm nữa. Tôi bàn công việc với Tiến sĩ Warren Nutter, cựu Phụ Tá Quốc Phòng, ông cố vấn cho tôi rằng khỏi phải tiếp xúc với phiá Hành Pháp nữa, vì họ đã phủi tay hết rồi. Bởi vậy tôi lảng tránh, và tiếp tục hoạt động một mình.


 


Cảnh cáo hay đe dọa"


 


Ông Butler viết tiếp:


 


“TÔI CHƯA GẶP ĐƯỢC ÔNG HƯNG, NHƯNG SẼ TIẾP TỤC TÌM ÔNG ẤY; TÔI ĐỒNG Ý RẰNG NẾU ÔNG TA CỨ TỰ MÌNH TRANH THỦ CHO KHOẢN VAY NÀY THÌ SẼ TAI HỌA CHO ÔNG TA (it would be a disaster for him).


 


Tại sao lại tai hoạ" Chắc là vì tôi đã đi trật đường rầy chăng" Thay vì gặp các quan chức bên Hành Pháp, tôi tìm gặp ngay vị Tuyên Úy Thượng Viện Hoa Kỳ là Mục Sư Edward Elson, một người rất có uy tín tại Quốc Hội (sáng nào ông cũng cầu nguyện với thượng Viện trước khi khai mạc), và là chỗ thân tình từ lâu. Tôi nhờ ông cố gắng thuyết phục các nghị sĩ cứu xét một khoản vay thay vì bỏ phiếu ‘không’. Ông Elson hứa sẽ cố giúp nhưng cho hay có thể là đã quá muộn.


 


 


 


Trong khi chờ đợi câu trả lời để đánh điện về cho TT Thiệu, sáng ngày 18 tháng Tư, anh bạn Lê Văn sắp xếp để tôi lên đài VOA phỏng vấn về đề mục “còn nước còn tát.” Tôi vừa ngồi chờ trước chiếc micro trong phòng thu âm thì Lê Văn bước vào. Thay vì phỏng vấn, anh lại đưa ngay cho tôi xem bản tin các hãng thông tấn đánh đi: “Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện vừa bỏ phiếu chống việc tăng quân viện cho VNCH. Ủy Ban Bang Giao quốc tế cũng vừa chấp thuận việc cho quyền TT Ford dùng quân đội Hoa Kỳ để di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam.


 


Lúc đó là 10 giờ 30 sáng ngày 18 tháng Tư, 1975, một thời điểm đối với tôi thật là khó quên. Làm sao diễn tả được những xúc động của mình lúc ấy" Ê chề, chua xót, thất vọng hoàn toàn! Khi tạm biệt TT Thiệu tại Dinh Độc Lập để đi Mỹ ngày 15 tháng Tư, tôi thấy ông có vẻ đăm chiêu, lo lắng nhưng không có dấu hiệu gì là tuyệt vọng. Tôi nghĩ rằng chắc cũng còn thời gian để hoạt động. Lúc tới phi trường Baltimoremột người bạn ở Toà đại sứ VNCH tại Washingtonra đón. Vừa thấy tôi và ông Bích, anh ấy tương cho một câu: “Giờ này mà còn công tác gì nữa"” Tôi nổi giận: “Mấy anh bỏ cuộc nhanh thế, còn nước vẫn còn tát.” 


 


Thế nhưng bây giờ thì một giọt nước cũng chẳng còn. Tôi lủi thủi xách cặp ra về. Đài VOA nằm trong cao ốc Bộ Y Tế, Giáo Dục và An Sinh (HEW), chỉ cách Quốc Hội có ba phố. Lái xe vài phút là đã đi qua toà nhà có cái tháp vòng cung khổng lồ ấy rồi. Bao nhiêu suy nghĩ trong tâm trí. Và tôi thầm nghĩ: cả một cường quốc, với năm vị Tổng Thống có dính líu, bao nhiêu hứa hẹn, bao nhiêu cam kết, để rồi rút cuộc cũng chỉ thế này thôi! Chẳng ‘cho’ thêm, cũng chẳng muốn ‘cho vay,’ xong là xong, chỉ có vậy. Nghĩ loay hoay làm sao mà trên đường về, tôi lại lái xe đi lạc. Đường xá ở thành phố này thì tôi quá quen thuộc, quen hơn ở bất cứ tỉnh nào khác, kể cả Sàigòn, Hà Nội, Thanh Hoá (quê tôi), vì Washington là nơi tôi đã sinh sống lâu nhất.


 


Khi chẳng còn giọt nước nào để tát, buổi chiều tôi đến ngay nhà Mục sư Edward Elson Tuyên Úy Thượng Viện (ngụ tại Đại lộ Cathedral) yêu cầu ông giúp tôi kịp thời thay đổi sứ mạng: tập trung vào việc cứu giúp người Việt tỵ nạn.


 


Đó là ngày thứ Sáu, 18 tháng Tư. Ngày mai cuối tuần, Toà Bạch Ốc còn phải sửa soạn những thủ tục cuối cùng cho chuyền đi New Orleans của TT Ford vào thứ Tư, 23 tháng Tư.


 


Hôm ấy, TT Ford thủng thẳng bước vào ‘giảng đường’ của Đại học Tulane, rồi dõng dạc tuyên bố trước hàng ngàn sinh viên, với đầy đủ truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế:


 


“Đối với Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Namđã kết thúc…


 


“Nước Mỹ có thể lấy lại được niềm hãnh diện đã có trước (chiến tranh) Việt Nam. Nhưng niềm hãnh diện ấy sẽ chẳng có thể đạt được bằng cách tham dự trở lại cuộc chiến mà riêng đối với Mỹ nó đã chấm dứt rồi.”


 



Giảng đường như muốn vỡ ra vì tiếng vỗ tay, huýt sáo, la hò, vui mừng. Thế là đã xong. Từ nay, ứng cử viên Gerald Ford có thể tập trung lo tranh cử chức Tổng Thống vào năm 1976.


 


Ngày 5 tháng Tư, 1975, sau khi thẩm định tình hình tại Việt Nam theo lệnh TT Ford, chính Tướng Fred Weyand đã báo cáo cho ông Ford rằng VNCH chưa bỏ cuộc. Tình hình quân sự thì hết sức nguy ngập và họ đang gần kề sự thất bại hoàn toàn,  “Tuy nhiên Miền Namcòn đang làm kế hoạch để tiếp tục chống giữ với những tài nguyên còn lại của họ…Chúng ta đã giơ tay ra cho nhân dân Miền Namvà họ đã nắm lấy. Giờ đây, họ đang cần đến bàn tay giúp đỡ ấy hơn bao giờ hết…“Uy tín của Hoa Kỳ, trong cương vị một nước đồng minh, hiện đang bị thử thách tại Việt Nam…” (KĐMTC, trang 267).


 


* Thay lời kết


 


Nếu những toan tính cuối cùng của VNCH và sự yểm trợ của ĐS Martin được Washingtonđồng ý thì tình hình đã như thế nào"


 


Rất có thể là kết cục đã khác.


 


Theo như Đại sứ Martin, nếu có tiếp liệu và nếu Washingtonkhông lộ diện quá rõ là bỏ rơi Miền Namrồi, thì lúc đó VNCH còn có thể cầm cự được thêm ít lâu nữa. Chắc chắn rằng cũng không lâu, nhưng vẫn còn có chút khả năng để điều đình một giải pháp chính trị. Ông Martin cho rằng, theo giải pháp chính trị mà ông (và Đại sứ Pháp Merillon) vận động lúc đó, sự chuyển tiếp chắc sẽ có bề ôn hoà hơn và khả năng cao là đã không có các trại học tập, cải tạo tiếp theo sau. Một cuộc chiến lâu dài tất phải kết thúc, nhưng nó đã có thể kết thúc một cách bớt đau thương hơn, ít hơn là những vết thương lòng mà sau hơn 30 năm cũng chưa được hàn gắn.           


 


Ông Đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại Miền Nam cứ nhất quyết rằng cho tới ngày 27 tháng Tư, 1975, Bắc Việt vẫn còn đồng ý điều đình một giải pháp chính trị, và chỉ đổi ý vào đêm hôm ấy. Sau này ông cũng đã trình bày lại với Quốc Hội Mỹ y như thế. Sự việc này cũng được chính Ngoại Trưởng Henry Kissinger khẳng định trong cuộc họp báo ngày 5 tháng Năm, 1975 (KĐMTC, trang 391).


 


Tại sao Bắc Việt lại đổi ý đêm 27 tháng 4 để chỉ dùng giải pháp quân sự là tiến vao Sàigòn bằng xe tăng" Liệu lời tuyên bố của TT Ford vào ngày 23 tháng 4, có ảnh hưởng gì tới sự kiện này không"


 


  Rồi hậu qủa của việc bỏ rơi Miền Namthì như thế nào" Uy tín của Hoa Kỳ bị thiệt hại ra sao" Để trả lời những câu hỏi này, một cách đơn giản nhất là cứ nhìn xem thái độ và hành động của các nước trên thế giới đối với uy tín của Hoa kỳ trước và sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. Một phần nào, điểm này đã được bàn đến trong cuốn KDMTC (trang 465-466). Ngày trước chỉ có mình Liên xô là mối đe doạ đối với nước Mỹ. Bây giờ thì kể cả lãnh tụ của mấy quốc gia nho nhỏ cũng nhao nhao thách đố, đe dọa. Từ Irantới Syria, Lebanon, Afghanistan, El Salvador, tới Venezuela, Bắc Hàn, Iraq. Và sau khi Miền Namsụp đổ, Mỹ đã phải tham chiến bao lần, một phần cũng là vì đối phương đã coi thường sức mạnh của Hoa Kỳ.


 


  Như ông Robert Thompson (chuyên gia về du kích, cố vấn cho chính phủ Hoa Kỳ) đã nhận xét trong báo cáo cho TT Ford chỉ hai tháng trước khi sụp đổ:


 


“Miền Nam đang sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, và nếu có được sự ủng hộ tối thiểu để khích lệ nhân dân họ và để ngăn cản Hà Nội, giúp họ kiên trì giai giẳng đủ lâu, thì sẽ đi tới chỗ chấm dứt được sự can dự của Hoa Kỳ. Thế nhưng, nếu không được yểm trợ, Miền Nam sẽ sụp đổ trước sự hổ thẹn muôn đời của Hoa Kỳ,” (KĐMTC, trang 236-237).


 


Mới đây, chính TT Bush đã phải nhắc đến sự việc là cả lãnh tụ nhóm Al Queda cũng đã cho rằng Mỹ sẽ tháo chạy ở Iraqgiống như ở Việt Nam. Trong một văn thư của Ayman al-Zarwahi gửi cho tư lệnh chiến trường là Abu Musab al-Alzarqawi do tình báo Mỹ bắt được, có câu:


 


“Sự việc có thể biến chuyển mau lẹ hơn là ta tưởng. Những hậu quả về việc sụp đổ của sức mạnh Hoa Kỳ tại Việt Nam- và việc họ bỏ chạy và bỏ rơi những người đã theo họ - làm cho chúng ta nên suy nghĩ… Ta phải sẵn sàng bắt đầu ngay.”


 


Tiếng Pháp có câu “plus ça change, plus ça revient au même” (the more things change, the more they stay the same). Càng nhìn Baghdad, tôi lại càng nhớ Sàigòn.


 


***


 


“Vang vang trời vào xuân,” thế là Tháng Tư đã tới rồi. Cảnh vật vừa ra khỏi một mùa đông giá lạnh và đang bắt đầu lấy lại sức sống. Trên đường từ khu Đại Họcvề nhà, khi băng qua chiếc cầu trên giòng sông Potomac, tôi đã thấy hoa anh đào nở rội, dệt lên những tấm thảm trắng hồng, điểm thêm cho vẻ đẹp lộng lẫy của thủ đô. Phong cảnh nơi đây thật nhộn nhịp mà sao lòng mình vẫn nao nao, không quên được bao nhiêu cảm xúc của những giờ phút vào Tháng Tư năm ấy.


 


Rồi tôi lẩm bẩm:     


 


“Chiều nay gửi tới quê xưa,


 


Biết là bao thương nhớ cho vừa!”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.