Hôm nay,  

Nỗi Lo Âu Của Các Nhà Cung Cấp Thiết Bị Xe Hơi Đức

28/06/200300:00:00(Xem: 1606)
xh_06282003_4
Những nhà cung cấp đồ phụ tùng xe hơi tại Đức đang lo âu cho sự sống còn của họ bởi vì các ngân hàng đang rút dần những khoản tín dụng, và theo một nghiên cứu của Erns & Young về những vấn đề này đang gióng lên hồi chuông báo động cho các nhà cung cấp phụ tùng tại Michigan.
Các nhà tham vấn quản lý, được dẫn dắt bởi đối tác Peter Fuss tại FrankFurt, Đức Quốc, đã nói chuyện với 130 nhà quản lý của các công ty thiết bị Đức Quốc, và 90 công ty trong số này đã có cơ nguy phá sản, có thể bị bán ra trong vòng hai năm tới. “Tình trạng rất là bi đát vào lúc này,” Fuss nói “Các nhà ngân hàng không chỉ là tại Đức, đang thoái bộ về việc tài trợ cho kỹ nghệ thiết bị, vì họ thấy có rủi ro khi dấn thân vào.”
Các nhà chế tạo xe hơi hi vọng các nhà tiếp liệu sẽ dùng chính đồng tiền của họ để phát triển sản xuất và tính thêm chi phí phát triển này vào giá thành của phụ tùng. Nhưng các nhà chế tạo xe hơi không bảo đảm là họ sẽ mua đầy đủ đồ phụ tùng từ các nhà tiếp liệu để đền bù phần nào cho sự đầu tư, đã làm gia tăng rủi ro cho các nhà ngân hàng.
“ Sự hụt hẫng về tài chính không chỉ đe dọa đến khả năng đổi mới mà còn đe dọa sự sống còn của nhiều công ty,” bản báo cáo đã kết luận như vậy. Trong lúc Đức có các hãng lớn toàn cầu như Robert Bosch, Continental, Siemens VDO và XF có khả năng tự thích hợp với tình hình tài chính của riêng mình, thì có nhiều hãng nhỏ và trung bình khoảng độ 3,000 hãng đang có những nguồn tài trợ xa vời và ít ỏi.
Các nhà cung cấp thiết bị tại Michigan cũng lâm vào sự rủi ro như vậy, và Brenda Schneider, một phó giám đốc của Comerica Bank tại Detroit cho biết: “Đây thực sự là một rủi ro,” bà đã thuật lại. “Một nhà cung cấp thiết bị nhận được đơn đặt hàng cho một cuộc nghiên cứu trước tiên và phát triển sau đó, phải mất đến từ 18 đến 24 tháng trước khi hãng nhận được tiền, hãng đã phải đầu tư tiền bạc vào việc nghiên cứu và phát triển, hãng tốn 18 tháng, và khách hàng lại quyết định không tiếp tục cho sản phẩm đặc biệt này nhiều khi chỉ do có một sự thay đổi trong điều kiện thị trường, kết quả là nhà thiết bị bị loại.”
Tại Đức, những công ty dễ bị tổn thương nhất là những công ty nhỏ và vừa. “Các nhà thiết bị nhỏ đang tranh đấu rất quyết liệt,” theo David Cole, chủ tịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Xe Hơi tại Ann Arbor. “Họ thường là những công ty mới, quyền lực lớn, và trong khu vực thiết bị, nơi mà áp lực giá là ghê gớm nhất. Họ cũng bị căng thẳng cao, như các nhà cho vay hay bị loạn sắc, đây quả là thời kỳ khó khăn.”

Nghiên cứu của Erns & Young cũng cảnh báo rằng các nhà chế tạo xe hơi sẽ lâm vào cảnh nguy hiểm nếu họ không trợ giúp các công ty thiết bị giải quyết vấn đề tài chánh. “Không thể trông vào lợi nhuận của các nhà chế tạo xe hơi mà để các công ty thiết bị biến mất trong tam giác tài chánh Bermuda,” Fuss nói.
Nghiên cứu còn kêu gọi sự chia xẻ rủi ro bằng nhau giữa các nhà sản xuất xe, các công ty cung cấp thiết bị và các nhà cung cấp nguồn vốn.
Trong một cuộc phỏng vấn Fuss cho biết một sáng tạo là quyết định của một ngân hàng kỹ nghệ Đức là hình thành công ty con để phát triển các hợp đồng về cơ khí với các nhà sản xuất , rồi sau đó công ty con lại ký hợp đồng với nhà cung cấp thiết bị.
“Sở hữu tài sản trí tuệ nằm trên tờ cân đối của ngân hàng,”
Fuss nói. “Ngân hàng nhận lấy mọi rủi ro. Họ nói, “Chúng tôi biết có rủi ro bởi vì chúng tôi hiểu điều này, vàchúng tôi sẽ tính chi phí rủi ro mà nhà cung cấp thiết bị và nhà chế tạo xe hơi sẽ phải chi trả vào cuối ngày.”
Tại Michigan, một vài nhà cung cấp thiết bị tuy nhỏ nhưng nổi tiếng như Exemplar Manufacturing Co. đã biến mất, là câu trả lời cho viễn cảnh của Erns & Young về chuyện chia xẻ rủi ro là việc làm của đối tác giữa Comerica, ngân hàng nắm phần lớn tỉ lệ cho vay đối với các nhà cung cấp phụ tùng xe hơi với hãng xe hơi DaimlerChrysler AG và 52 nhà cung cấp thiết bị nhỏ có khả năng lớn nhất với doanh số hỗn hợp lên đến $3.5 tỉ.
“Chúng tôi giúp DaimlerChrysler có phụ tùng đầy đủ, dò xét hệ thống quản lý, tiếp thị, quản lý chiều sâu, cấu trúc giá thành, vốn đầu tư,” theo Schneider của Comerica.
“Chúng tôi làm mọi cách để tái cấu trúc các công ty này, làm họ mạnh hơn và sẵn sàng để phát triển, đảm dương tài chánh và cấu trúc của nó cùng với sự dao động,” bà nói. “Từ viễn cảnh của ngân hàng, đó là cơ hội tính toán lại cách cho các bạn vay. Bạn biết tất cả về nhà cung cấp … ngân hàng chỉ ngồi tại bàn từ lúc bắt đầu cho đến lúc cuối.”
Các chuyên gia khuyến cáo rằng có thể cứu vài công ty bằng cách đem nhà chế tạo xe hơi tới bàn cùng với các nhà cung cấp phụ tùng và các nhà ngân hàng sẽ không ngần ngại từ chối những nhà cung cấp thiết bị yếu kém. “Nếu họ đang ở bên bờ phá sản, thì đó cũng là một lý do,” theo Joel Coque, một phó giám đốc Âu Châu của Visteon, nhà cung cấp thiết bị lớn hàng thứ ba trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.