Hôm nay,  

‘trẻ Em Đủ Tiêu Chuẩn’ Là Gì Để Miễn Giảm Thuế Eitc?

14/02/200400:00:00(Xem: 2682)
1. Nếu đứa trẻ ra đời vào tuần lễ cuối cùng của tháng 12, đứa trẻ có đủ tiêu chuẩn để cha mẹ có thể khai miễn giảm thuế đặc biệt EITC hay không" Làm sao khai miễn giảm khi đứa bé chưa có số an sinh xã hội"
Thông thường, đứa trẻ phải chung sống với cha mẹ ít nhất 6 tháng trong cùng một năm mới đủ tiêu chuẩn để cha mẹ khai miễn giảm thuế EITC. Nhưng nếu đứa trẻ được sinh ra, hoặc qua đời vào bất cứ thời điểm nào trong năm, trong suốt thời gian này đưá trẻ sống chung với cha mẹ, cháu được xem như sống với cha mẹ suốt cả năm.
Ví dụ: Nếu đứa trẻ sinh vào ngày 1 tháng 10 năm 2003, và chung sống với quý vị trong suốt thời gian còn lại của năm, cháu đã hội đủ điều kiện chung sống (một trong 3 điều kiện để cha mẹ khai miễn giảm EITC) với cha mẹ - the residency test.
Nếu cháu bé chưa có số an sinh xã hội, quý vị hãy dùng mẫu đơn SS-5 để xin số an sinh xã hội cho cháu. Xin điền đầy đủ vào mẫu đơn rồi nộp cho văn phòng Sở An Sinh Xã Hội tại địa phương. Quý vị cũng có thể gọi số 1-800-772-1213 để yêu cầu gởi mẫu đơn này đến cho quý vị. Thời gian từ ngày nộp đơn đến khi trẻ có số an sinh xã hội sẽ vào khoảng 2 tuần lễ.
Trường hợp ngày hết hạn nộp đơn khai thuế đã gần kề mà quý vị vẫn chưa có số an sinh xã hội cho cháu bé, quý vị có thể chọn một trong hai cách sau đây:
1) Hãy nộp hồ sơ khai thuế không khai EITC. Sau khi đã có số an sinh xã hội của đứa trẻ, quý vị sẽ điều chỉnh lại hồ sơ khai thuế bằng cách nộp mẫu đơn 1040X (Form 1040X - Amended U.S. Individual Income Tax Return) để khai miễn giảm thuế đặc biệt dành cho người đi làm lương thấp và có trẻ em đủ tiêu chuẩn. Khi nộp đơn xin điều chỉnh lại hồ sơ khai thuế, nhớ kèm theo schedule EITC - Earned Income Credit.
2) Hãy yêu cầu được tự động gia hạn khai thuế thêm 4 tháng. Quý vị có thể nhận được sự đồng ý gia hạn tự động khi nộp mẫu đơn 4868. (Form 4868 - Applicatiomn Extension for Automatic Extension of Time to File U.S. Individual Income Tax Return). Quý vị có thể xin gia hạn bằng mẫu đơn giấy hay qua hộ thống điện tử. Để biết thêm các chi tiết khai mẫu đơn 4868, xin tham khảo thêm sách hướng dẫn sử dụng mẫu đơn này.
2. Tôi sinh con và đứa trẻ chỉ sống được có 40 phút. Như vậy tôi có thể khai cháu là trẻ đủ tiêu chuẩn để tôi khai miễn giảm thuế đặc biệt EITC và CTC không"
Nếu cháu bé khi sinh ra đời vẫn còn sống; cháu qua đời một thời gian sau đó, quý vị có thể khai miễn giảm cá nhân cho con mình và nhận đủ số tiền miễn giảm cá nhân này. Điều này hoàn toàn đúng ngay cả khi đứa trẻ chỉ sống được một thời gian ngắn. Luật pháp của tiểu bang hay của địa phương sẽ xác định việc đứa trẻ chào đời còn sống hay đã chết. Về điều này, các văn bản chính thức như giấy khai sinh của đứa trẻ sẽ là một bằng chứng cụ thể. Trong những trường hợp như vậy, nếy quý vị chưa có số an sinh của cháu bé, khi khai thuế, quý vị nên kèm theo bản sao giấy khai sinh của cháu vàghi chữ "DIED" vào cột thứ hai dòng 6c trên mẫu đơn khai thuế 1040, hoặc 1040A.

Nếu quý vị biết rõ mình đủ điều kiện để khai miễn giảm cá nhân cho đứa trẻ, quý vị cũng có thể khai để nhận tiền miễn giảm thuế dành cho trẻ em (CTC). Xin tham khảo thêm sách hướng dẫn sử dụng mẫu đơn thuế 1040 và 1040A về loại tín thuế CTC. Phần hướng dẫn về loại miễn giảm thuế CTC trong các sách hướng dẫn sẽ giúp quý vị biết được mình có hội đủ điều kiện để nhận loại tín thuế nsày hay không và cách tính số tiền thuế được giảm.
Về tín thuế EITC, thông thường, quý vị phải cung cấp số an sinh xã hội của đứa trẻ mình muốn khai miễn giảm. Trường hợp quý vị hội đủ các điều kiện để nhận loại miễn giảm này, nhưng đứa trẻ đã được sinh ra và qua đời trong cùng năm, quý vị không cần phải cung cấp số an sinh xã hội của cháu. Quý vị chỉ cần điền vào dòng 4 trên mẫu Schedule EIC chữ "DIED" và kèm theo bản sao khai sinh của đứa trẻ đã qua đời trên hồ sơ thuế của mình.
3. Để khai nhận tín thuế EITC, đứa trẻ có cần phải là người sống phụ thuộc vào người khai thuế hay không"
Một đứa trẻ đủ tiêu chuẩn để người khai thuế có thể khai miễn giảm EITC không nhất thiết phải sống phụ thuộc (dependent) vào người người khai thuế. Trừ khi đứa trẻ là người đã kết hôn. Xin tham khảo thêm ấn bản 596 - Earned Income Credit để biết rõ hơn về vấn đề này.
4. Tôi hiện đang sống một mình với hai con nhỏ trong suốt năm (năm khai thuế), nhưng tôi đã đồng ý để người khác khai miễn giảm thuế cá nhân (exemption) cho một trong hai con của tôi khi khai mẫu đơn 8332. Tuy vậy cả hai đứa trẻ vẫn là con đủ tiêu chuẩn để tôi khai miễn giảm thuế đặc biệt EITC, phải không"
Đúng vậy. Trẻ đủ tiêu chuẩn để cha mẹ khai miễn giảm EITC không nhất thiết là dependent của quý vị, trừ khi đứa trẻ này hay người này đã kết hôn.
5. Nếu người cha hay mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ (non-custodian) được phép khai miễn giảm cá nhân trên hồ sơ thuế của họ, điều này có nghĩa là người cha hay mẹ này cũng đủ tiêu chuẩn để khai nhận tín thuế EITC" Người cha hay mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ không thể khai miễn giảm EITC vì đứa trẻ không chung sống với người này. Chỉ có người cha hay mẹ trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ (custodian) mới có thể đủ điều kiện để khai EITC. Một đứa trẻ đủ điều kiện để cha mẹ có thể khai miễn giảm EITC không nhất thiết phải là dependent trừ khi đứa trẻ này đã kết hôn.
6. Tôi và vợ tôi có hai con chung; chúng tôi sẽ khai riêng hồ sơ thuế năm nay. Chúng tôi có thể mỗi người khai một đứa con là con đủ tiêu chuẩn để nhận tiền EITC không"
Để đủ tiêu chuẩn nhận khai nhận tín thuế EITC, tình trạng hôn nhân của người khai thuế không thuế không thể là kết hôn khai riêng hồ sơ thuế. Nếu quý vị đã kết hôn, quý vị phải khai chung hồ sơ thuế với vợ hay chồng mới đủ tiêu chuẩn khai nhận loại miễn giảm này.
Tuy nhiên, nếu quý vị là người kết hôn, nhưng vợ hay chồng của quý vị không sống chung nhà với quý vị trong suốt thời gian 6 tháng cuối năm, quý vị có thể nộp đơn khai thuế với cương vị là người chủ gia đình có con nhỏ. Trong trường hợp này, quý vị có thể khai nhận miễn giảm EITC.
Về vấn đề Earner Income Credit, xin tham khảo thêm ấn bản 596 để hiểu rõ hơn.
Về các vấn đề miễn giảm cá nhân (Exemptions), mức miễn giảm tiêu chuẩn (Standard Deduction), và tiêu chuẩn người chủ gia đình, xin tham khảo thêm ấn bản 501.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.