Hôm nay,  

Gia Chánh Cuối Tuần: Thức An Ngon Nhờ Gia Vị

13/02/200600:00:00(Xem: 1527)
Muối: Có thể nêm vào trước hoặc sau khi nấu, tùy từng món ăn. Nếu hầm xương hoặc cần lấy nước dùng, nêm muối ngay khi nước đang sôi để giữ nguyên vị ngọt của thực phẩm. Với món xào, cần nêm ngay lúc dầu mỡ vừa sôi, giúp loại trừ độc tố aflatoxin có trong muối. Để giữ nguyên vị ngọt của thịt, hãy nêm muối trước khi chế biến.

Nước mắm: Việc tẩm ướp thực phẩm với nước mắm hoặc nêm trong khi chế biến sẽ làm tiêu hao chất bổ dưỡng có trong nước mắm. Do vậy, hãy nêm khi thức ăn đã chín, sau đó nhắc ngay khỏi bếp.

Bơ: Để giữ nguyên dưỡng chất và mùi vị đặc trưng, cần nấu chín thức ăn trước khi cho bơ vào, sau đó múc thức ăn ra đĩa ngay.

Bột ngọt: Nhằm tránh những chất có lợi không bị tiêu hao và loại trừ các độc tố, hãy đợi thức ăn chín hẳn rồi mới cho bột ngọt vào.

Tiêu: Tránh nêm tiêu vào thực phẩm trước khi chế biến vì dễ gây bệnh ung thư. Sau khi chế biến xong, rải lên mặt món ăn một chút tiêu là tốt nhất.

Rượu: Để giữ mùi của rượu, cần cho một nửa lượng rượu cần thiết vào khi chế biến món ăn, nửa còn lại có thể dùng chung với món ăn sau khi đã nấu chín.

Với các món như kho, hầm, canh, súp: Dùng hạt nêm từ thịt sẽ giúp tăng đạm và vị ngọt cho món ăn, có thể cho thêm hành tây tươi để tạo mùi thơm.

Với món nướng như thịt, cá, gia cầm, hải sản: Cần kết hợp với các loại bột gia vị khô như bột tỏi, bột hành, bột ngò, bột ngũ vị hương, quế, hồi, xả, gừng... nhằm tăng mùi vị đặc trưng của món ăn.

Với các món hấp như cá, hải sản, rau quả: Kết hợp với dầu hào, nước tương, dầu mè trắng, rượu quế, đường... vào để tạo mùi hương cho món ăn, có thể thêm gừng tươi, ớt, rau mùi hoặc hành tươi vào.

Bếp Gas (sưu tầm)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.