Hôm nay,  

Suối Mát Ngọt Ngào

07/05/200400:00:00(Xem: 2489)
Nếu ai có hỏi tôi thần tượng của tôi là ai" Tôi sẽ trả lời không cần phải suy nghĩ lâu: "Thần tượng của tôi là Mẹ". Hồi nhỏ, nghe bài hát "Lòng Mẹ" của Y Vân, tôi không cảm nhận được hết sự vĩ đại của lòng mẹ được nhạc sĩ ví với Thái Bình Dương, nhưng chúng tôi đã thấy được Mẹ là bóng mát lớn nhất của cuộc đời với bầy con.
Mẹ dạy chúng tôi nhiều điều, bằng hành động nhiều hơn bằng lời nói. Cứ nhìn lòng hiếu thảo của mẹ đối với bà ngoại và cả bà nội chúng tôi biết cách đối xử với Mẹ.
Lúc vừa đủ trí khôn, Mẹ dạy chúng tôi phải biết chia xẻ từng cây cà rem, từng món đồ chơi nhỏ với anh, chị, em với hàng xóm. Sau đó, mẹ thưởng cho chúng tôi cây cà rem lớn hơn, món đồ chơi đẹp hơn. Lâu dần thành thói quen, chúng tôi biết chia xẻ mọi thứ với người khác. Chúng tôi có một thời ấu thơ ngụp lặn trong hạnh phúc, hầu hết đến từ Mẹ. Đời sống lúc đó còn nhơ,ù chỉ có nụ cười.
Chưa kịp lớn lên, đất nước bước vào cuộc đổi đời với "thủa trời đất nổi cơn gió bụi", như bao nhiêu người vợ lính khác, Mẹ cũng phải chịu số phận "khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên". Từ chỉ lo việc nội trợ trong nhà, Mẹ phải đóng cả vai trò là Cha lẫn Mẹ, ra xã hội bươn chải kiếm sống, nuôi dạy chúng tôi. Mẹ giống như con gà mái hiền lành, tội nghiệp phải xù lông cánh che chở chúng tôi, bầy gà con còn quá non dại. Vậy mà mẹ rất vững vàng, dạy chúng tôi thành những con nhím nhỏ biết tự xù lông bảo vệ mình và bảo vệ những người yếu đuối hơn. Từ bao giờ không rõ, Mẹ chuẩn bị cho chúng tôi tinh thần sống tự lập và khuyên chúng tôi phải lo học, sống có trách nhiệm. Đó là thời gian mẹ phải xuôi ngược khắp nơi để kiếm sống, nuôi ba trong các trại cải tạo từ Bắc vào Nam. Vậy mà không bao giờ chúng tôi nghe thấy Mẹ than phiền. Cái dáng nhỏ bé, gầy guộc của mẹ trong mỗi chuyến thăm nuôi ba phải gồng gánh đủ thứ. Và cứ một lần thăm nuôi, mẹ lại đưa một đứa trong anh chị em chúng tôi đến các trại cải tạo thăm ba, vừa để ba được gặp mặt chúng tôi, vừa để chúng tôi thấy thực tế của những trại cải tạo để nung đúc ý chí của chúng tôi.

Mẹ không có nhiều tiền nên gởi chúng tôi ra đi từng đứa. Đến phiên tôi, khi đưa tôi ra bến xe liên tỉnh để đi Vũng Tàu. Cả hai mẹ con cùng đội nón lá rộng vành để che những giọt nước mắt vẫn lả chả rơi, tưởng như không bao giờ ngừng. Gần một tuần lênh đênh giữa đại dương, nhìn trời nước mênh mông, tôi nhớ ba, nhớ mẹ vô cùng và chợt hiểu ra lòng mẹ bao la như biển rộng.
Những ngày đầu ở quê người, mỗi lần nghĩ đến ba đang mỏi mòn ở núi rừng heo hút, nghĩ đến mẹ vò vỏ một mình, chúng tôi thấy mình không thể phụ lòng mẹ. Hồi còn đi học nghèo xơ xác, mẹ gởi thơ khuyên bảo, hỗ trợ tinh thần chúng tôi và xin chúng tôi mỗi đứa để dành cho mẹ xin hai mươi dollars mỗi năm. Chúng tôi càng sống lâu ở Mỹ, số tiền đó càng tăng dần đến mức độ…tùy lòng hảo tâm, tùy sức của mỗi đứa. Số tiền đó mẹ xin nhưng không dùng cho mẹ mà để mẹ giúp những em bé mồ côi, những người tàn tật, kém may mắn.
Từng bước một, từ lúc chúng tôi nhỏ dại đến lúc đã thành người, Mẹ luôn dạy chúng tôi phải biết làm việc thiện, phải biết nghĩ đến người không may.
Mỗi lần gặp phải bất an trong đời sống, chúng tôi gọi điện thoại về cho mẹ và luôn tìm được "liều thuốc mạnh nhất để hồi phục tinh thần". Lâu lâu, ba mẹ qua chơi với chúng tôi vài lần, nhưng từ chối ở hẳn bên Mỹ vì theo mẹ:
Mẹ đã đưa được các con đến được nơi cần đến, bây giờ các con không cần Mẹ như bà ngoại, như nhiều người không may khác. Mẹ còn có sức để Mẹ về nơi cần mẹ hơn.
Bây giờ bằng đúng tuổi mẹ năm 1975, với đầy đủ tiện nghi ở Mỹ, tôi càng thương mẹ vô vàn vì tôi biết mình không làm được như mẹ, cả một đời hy sinh cho cha mẹ, chồng, con không hề kêu ca, không phàn nàn. Chưa hết, ở tuổi ngoài sáu mươi dù đã có điều kiện vật chất, mẹ vẫn sống rất đạm bạc, đơn giản và vẫn mua gạo phân phát cho người nghèo, mua sách vở cho các em nhỏ nghèo hiếu học. Như từ lúc nào, khi đời sống chỉ có nụ cười, mẹ lui về một góc, khiêm nhường, chừng mực, nhưng khi đời sống chỉ có nước mắt, Mẹ là người chỉ huy nhân từ, không mỏi mệt. Bây giờ, tóc đã lốm đốm bạc. Mẹ vẫn đẹp, vẫn sáng như trăng rằm, nhưng tấm lòng của mẹ, với riêng chúng tôi là mặt trời chói lòa ánh sáng.

Nguyễn Trần Diệu Hương
Với lòng biết ơn của tất cả chúng tôi với Mẹ Nhân ngày Mother's Day 2004.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.