Hôm nay,  

Một Quan Niệm Về Một Việt Nam Liên Bang Qua Tinh Thần Xã Thôn Tự Trị Cổ Thời

24/12/200300:00:00(Xem: 5149)
Cộng sản Hà nội rất e ngại từ ngữ " dân chủ hóa ", lại càng e ngại hơn khi được chúng ta và những người ngoại quốc bạn chúng ta nói đến. Nếu nói " Phát triển và hội nhập ", họ dễ nghe và dễ tán thành hơn.
Một quốc gia muốn được hùng cường, nhơn dân quốc gia ấy được no ấm, những việc đầu tiên của bất cứ một chánh quyền nào, là phải tạo dựng một thể chế khả dỉ đem lại công bằng, công lý, để đủ đem lại sức mạnh phát triển đất nước. Nước Việt Nam ta, vì đã thừa kế một di sản đổ nát do lịch sử để lại : lòng dân phân tán vì hận thù vẫn còn chồng chất, đất nước thì vẫn lạc hậu vì nền độc tài vẫn còn thống trị triền miên. Muốn được đủ sức mạnh để phát triển đất nước, để cất cánh phát triển kinh tế như những nước láng giềng trong khu vực, nhu cầu thống nhứt dân tộc trở nên vô cùng bức thiết, nhưng muốn thống nhứt dân tộc phải có một nền Dân chủ Pháp trị Thực hữu để giải quyết tất cả những bất đồng trong lòng dân.
I - Dân Chủ :
Ngày nay ai ai cũng nói đến dân chủ. Ngay cả những tên độc tài vẫn vổ ngực tự xưng là dân chủ, thậm chí họ biểu dương đặt tên xưng của nước " Việt Nam dân chủ Cộng hòa ". Thế thì Dân chủ là Dân chủ nào " Dân chủ như Ông Abraham Lincoln đã định nghĩa, mà nhiều tay làm chánh trị, trong đó có Hồ Chí Minh, vẫn vơ lấy làm của riêng: " Nhà nước của dân, do dân vì dân " " Của dân, rất dễ hiểu, là : … không phải của Chánh phủ, của Nhà nước, của Quốc gia, và là, chắc chắn là không phải của Đảng, dù là Chánh phủ ấy, Nhà nước ấy, Quốc gia ấy tốt hay xấu, hay dù Đảng ấy là một Đảng Cộng sản độc tài hay một Đảng " quốc gia " dân chủ. Nếu là Quốc gia, nếu là Nhà nước là của dân thì dân phải làm chủ Nhà nước :
" Chủ quyền quốc gia thuộc về dân, quyền ấy được hành sử qua những người đại diện, hoặc theo trưng cầu dân ý, quyền đầu phiếu, bỏ phiếu phải phổ thông bình đẳng và kín " ( Le principe de la souveraineté nationale appartient au peuple, qui l'exerce par l'intermédiaire de ses représentants soit directement soit par voie de référendum…)
(Điều 3 đoạn 1 Hiến Pháp Cộng hòa Pháp 1958.)

Vì Hiến Pháp là quy ước, quy luật cao nhứt của một quốc gia nên chủ quyền của dân được đưa vào Hiến Pháp .
I I - Dân Chủ Pháp Trị thực hữu :
Thể chế Dân chủ quốc gia được các Hiến Pháp nêu lên ngay từ đầu hoặc ở Tiền đề hoặc ở điều 1 hoặc 2 :
" Quyền tối thượng thộc về dân chúng.. Dân chúng hành xủ quyền tối thượng theo hình thức và giới hạn của Hiến Pháp "
(Điều 1 đoạn 1 Hiến Pháp Ý 1947).
Hiến Pháp cũng có nhiệm vụ xác định thể thức làm thế nào để người dân trao quyền của mình cho những người đại diện, để họ hành xữ thay mình. Và sau khi xác định thể thức chuyển giao quyền hành phương thức và giới hạn hành xữ theo Hiến Pháp ấn định, Hiến Pháp lại phải quy định làm sao dân chúng có thể kiểm soát được hành vi của những người thừa hành, tức là những người được coi là đại diện " cơ quan chuyên biệt của quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ".
Dân chủ là vậy ! Dân chủ không phải chỉ có nghiã tuyên bố là người dân làm chủ, mà người dân phải có phương thế hữu hiệu để trao quyền cho các đại diện, kiểm soát cách hành sử quyền hành của họ, để định chuẩn hiệu năng và theo đúng đường lối Pháp định và Hiến định.
Đó chính thực là Dân chủ Pháp trị thực hữu.
Dân chủ thực hữu là dân chủ được áp dụng theo dõi và thi hành. Người làm luật buộc người cầm quyền phải có ý chí " Quyết tâm thi hành " ( la volonté d'action).
Việt Nam tương lai, hậu cộng sản, phải có một Hiến Pháp mà ngoài những tuyên bố trong những điều khoản, phải được thực hiện thực sự trong thực tế để biểu hiện tinh thần Dân chủ thực hữu ấy, còn phải được đo lường bởi một bộ Luật Công Pháp (Droit Public) và quan trọng hơn bởi một Tòa Án Công Pháp (Tribunal de Droit Public). Người dân có quyền kiện và bị cáo sẽ là những cơ quan quyền lực quốc gia không làm tròn bổn phận bảo đảm các quyền lợi người dân.
Dân chủ Pháp trị theo tinh thần hiến định thực hữu là có một Hiến pháp quy trách cho quyền lực quốc gia. Nếu người dân không được hưởng những quyền bình đẳng cũng như những quyền đã được hiến Pháp liệt kê người dân sẽ quy trách nhiệm cho quốc gia. Nếu Lập Pháp (Quốc hội) không thừa hành, Quốc hội có thể bị Tổng thống giải tán, nếu hành pháp không hoạt động hữu hiệu, chánh phủ có thể bị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm (chánh phủ giải tán, nội các từ chức).
Hiểu như vậy, quốc gia không thể nói suông " tư do - dân chủ - bình đẳng theo Hiến Pháp và Luật Pháp quy định " mà chính quốc gia phải bắt buộc mình , tức là các cơ quan chánh phủ phải tạo ra những điều kiện thuận lợi về mặt luật pháp, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, tổ chức đoàn thể, hiệp hội … để con người, người công dân có phương tiện thực hữu, hưởng các sự tự do của mình, để phát triển cá nhơn mình, và cộng tác xây dựng một quốc gia tiến bộ và phú cường cho chính mình.
I I I - Một chánh thể dân chủ : chánh thể liên bang :
Cá nhơn phục vụ cộng đồng. Cộng đồng hổ trợ cá nhơn. Lấy sự cá biệt phục vụ cho sự thống nhứt. Liên bang phục vụ thống nhứt hành chánh quốc gia. (La différence au service de l'unité. Le fédéralisme au service de l'unité étatique).
Dân chủ là chấp nhận mọi khía cạnh, mọi cách biệt, từ sắc dân (nationalité) tôn giáo, nét đặc biệt từ vùng (l'originalité régionale) tạo ra do địa dư, (géographie) hay do thiên nhiên (écologie) để có một mẫu số đơn vị hành chánh chung (une administration commune dans la reconnaissance des différences).
Bởi bối cảnh Việt Nam sau 100 năm đô hộ thuộc địa đã chia cắt đất nước làm 3 kỳ với những đặc biệt khác nhau và 50 năm đô hộ Cộng sản đã chia rẽ Thượng Kinh và hận thù Quốc Cộng. Xoá bỏ, gạt san bằng những hố cách biệt ấy là một việc làm cần nhiều thời gian mà mặt luật pháp không thể sữa đổi được, nếu không có một bộ Luật Công Pháp - một Toà Án Cộng Pháp - một bộ Luật Hành Chánh - một Tòa án Hành Chánh và một thể chế Liên Bang, vớí cái nhìn thực hữu trong mọi giải quyết về vấn đề quyền công dân, quyền con người, liên hệ con người và công dân, liên hệ công dân và cơ quan cầm quyền vân vân ..
1 - Thể chế Liên bang :
Sau phần I và phần I I nói về Dân Chủ và Dân chủ Pháp Trị Thực hữu, chế thể chánh trị đương nhiên là một nền hành chánh tôn trọng những đăïc biệt địa phương và những cá tánh của những cộng đồng địa phương. Vì vậy chúng tôi mới dám nghĩ rằng chánh thể liên bang là một chánh thể dân chủ : dân chủ vì tản quyền, dân chủ vì tôn trọng tiếng nói của các địa phương thành viên của liên bang, các tiểu bang địa phương với những đặc biệt của họ trao quyền lại cho cơ quan trung ương liên bang và có quyền kiểm soát họ.
Xuất xứ từ những suy nghĩ và tham vọng quân chủ, " làm vua một nước ", thể chế thống nhứt chánh quyền, tập quyền lãnh đạo, trung ương lãnh đạo là một thể chế tự nhiên. Quyền lực quốc gia trong toàn bộ các cơ chế và các chức năng đều do pháp nhơn Nhà Nưóc trọn quyền nắm giữ. Tất cả mọi công dân đều ở dưới quyền kiểm soát và đạt dưới chủ quyền pháp lý quốc gia, sống dưới một chế độ hiến trị và tuân thủ theo một chế độ pháp luật.
Nhưng, thể chế thống nhứt (chánh quyền) vẫn có thể, và ngày nay, có những xu hướng, vì nhu cầu quản trị hành chánh, vì nhu cầu quản lý điều hành vẫn có thể tản quyền, tổ chức những đơn vị hành chánh tự trị : vùng, khu , quận . Đó là những trường hợp của Pháp, Ý và rất nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt ở Âu Châu.
Khi đã có một phương án tản quyền bằng cách tổ chức một nền hành chánh đia phương tự tri : có ngân sách riêng, có một ngành thuế vụ riêng, một ngành giáo dục riêng , nhơn viên riêng.... là đã bước đầu vào một phương pháp tổ chức kiểu Liên bang rồi. Vì thế chánh thể Liên bang là một khái niệm suy nghĩ tổ chức quốc gia tiến bộ và dân chủ.
Tản quyền xong thi phải tạo ra sự hợp thành của những quyền hành ấy : những giây liên hệ hành chánh đâëm hay nhạt giúp chúng ta tổ chức những Liên kết Quốc gia (Confédération) hay những Liên bang Quốc gia (Fédération).
Liên kết Quốc gia là một Hiệp hội Quốc gia đã chấp nhận từ khước một vài quyền quốc tế để giao lại cho những cơ quan quốc tế do Liên kết tổ chức.
Như vậy, Chánh thể Quốc gia Liên kết chỉ có hiệu lực trên những liên hệ ngoại giao quốc tế, các quốc gia tiểu bang vẫn giữ độc lập và tự trị trong những phạm vi quốc nội. Cách thức sanh hoạt rất khó khăn, vì những quyết đinh phải được sự đồng thuận của toàn thể các quốc gia thành viên, các quốc gia thành viên thường dễ bị cám dỗ có xu hướng lấy lại sự tự trị và độc lập của mình. Cũng vì thế mà Nước Thụy Sĩ tuy danh nghĩa là có một Chánh thể liên kết, trên mặt lý thuyết, tên gọi vẫn là Confédération helvétique, (Liên kết Thụy sĩ) kỳ thực về mặt Pháp lý, nưóc Thụy Sĩ đã biến thành một Liên bang sau khi đã hai lần tu chánh Hiến Pháp vào những năm 1848 và 1874.
Quyền lực do con người tạo thành để phục vụ con người. Con người tạo quyền lực tùy theo những động lực do nhu cầu tạo thành. Thoạt đầu, những viển kiến và động lực chánh trị của con người thường bị giới hạn trong một địa bàn quốc gia. Địa bàn hoạt động của con người dấn thâên làm chánh trị thướng bị giới hạn bởi những biên giới địa lý. Nhưng vì sự tiến hóa của khoa học, của kỷ thuật mỗi ngày một cao, địa bàn hoạt động chánh trị mỗi ngày mỗi vượt ra khỏi những biên cương quốc gia. Nhu cầu chánh trị cần những địa bàn có tánh cách quốc tế, không còn giới hạn bởi những biên cương quốc gia. Liên hiệp các quốc gia, các đoàn thể, các đơn vị chánh trị được đặït ra để hữu hiệu hóa tổ chức.
Ý niệm Liên hiệp hay Liên bang không có gì là mới mẻ cả. Từ xưa, khi cần giải quyết một vấn đề sanh tồn, con người đã biết hợp quần liên hiệp rồi. Sử ký Tàu đời Đông Châu đã nói đến, sử ký Tây thời Hy Lạp Cỗ cũng đã nói đến, nhưng thường là Đồng minh với nhau để đánh một kẻ thù chung, sau đó, xong việc ai về nhà nấy. Tấm gương Thụy Sĩ hay Huê kỳ chứng minh cho chúng ta thấy rằng các quốc gia hoàn toàn độc lập có thể ngồi lại, đồng thuận chấp nhận giao quyền quản chế cho một cơ quan quyền lực duy nhứt. Thoạt đầu, đó là những trường hợp đặc biệt do những hoàn cảnh lịch sử, địa lý, xã hội hiếm có tạo thành. Ngày nay chánh thể Liên bang là một quy chế tổ chức chánh trị tương lai để giúp chúng ta giải quyết một cách dân chủ những vấn đề nan giải do những dị biệt, bất đồng, tương khắc giửa các thành phần của một cộng đồng, của một đoàn thể, của một quốc gia.
Cũng vì thế mà ngày hôm nay, ý niệm Liên bang trở thành lìều thuốc trị bá bịnh để giải quyết những khó khăn kinh tế, những gay cấn chánh trị quốc tế, thậm chí tổ chức những quốc gia cho những dân tộc chậm tiến. Cộng đồng âu châu về than và thép, tiền thân của Liên hiệp âu châu, Euratom (Âu châu nguyên tử lực) đượcc tổ chức theo kiểu Liên bang, Cộng đồng Sống chung thuộc Anh quốc (British commonwealth) cũng là một Liên bang. Khái niệm tổ chức liên bang vì được phổ thông hóa nên lần lần mất đi tánh cách chính xác. Càng được xữ dụng, khái niệm liên bang không còn là một cơ chế " ø Liên bang quốc gia. " điển hình nữa.
2 - Liên bang quốc gia :
Mẫu số chung của rất nhiều quốc gia trên thế giới : những nước xưa như Thụy Sĩ hay Huê kỳ, những nước mới như các nước trong Cộng đồng Sống chung Anh quốc, Gia nã Đại, Úc đại Lợi, Liên bang Nga, Ấn độ, Đức, Brésil, các nước thuộc Trung Mỹ…
Liên bang Quốc gia là một Hiệp hội quốc gia đã nhượng bộ một phần chủ quyền của mình cho một chánh quyền trung ương, nhưng vẫn giữ một một cách độc lập một phần chủ quyền. Phân chia giữa hai quyền Tham dự va quyềøn Tự trị :
- Quyền Tham dự buộc các thành viên phải tham gia vào những quyết định có hiệu lực cho toàn bộ Liên hiệp. Vì thế phải tổ chức những cơ quan có chức năng giải quyết những vấn đề chung, và các quốc gia thành viên phải tham dự vào những tổ chức ấy và có quyền phán quyết.
- Quyền Tự trị là các Quôùc gia thành viên giữ lại một phần chủ quyền như có những Luật pháp đặc biệt riêng, một chánh phủ riêng, một hệ thống hành chánh riêng. Vì thế họ là những quốc gia.
Bơiû những lý do đó, Liên bang Quốc gia là một chánh thể duy nhứt trong những quan hệ quốc tế, lại được thành lập bởi những Quốc gia thành viên có chủ quyền trong những vấn đề nội bộ, đặc biêït trong phần hành pháp.
Liên bang Quốc gia là một sự hổn hợp giửa chánh thể duy nhứt và chánh thể hiệp hội.


Duy nhứt là Nhà Nước ấy có một lãnh thổ, mặc dù bị chia thành nhiều mảnh thuộc các quốc gia thành viên nhưng bị quản lý do một quyền lực duy nhứt, đó là quyền lực Liên bang. Duy nhứt vì các công dân của Nhà Nước ấy thuộc địa bàn quản lý Liên bang hợp thành một cơ chế duy nhứt. Duy nhứt bởi những cơ quan hành chánh liên bang quản trị toàn bộ cộng đồng quốc gia.
Hiệp hội hay Liên bang được biểu hiện trong sư tham dự và đóng góp của các thành viên vào các cơ chế và cơ quan liên bang. Cũng vì thế mà ở Huê kỳ các quyết định hành pháp liên bang được bình bầu bởi Quốc hội gồm có Hạ Viện, với các Dân biểu đại diện Nhơn dân toàn quốc, và Thượng Viện với các Nghị sĩ đại diện cho dân chúng từng Tiểu ban. Tại Thượng Viện, mỗi Tiểu bang đều chỉ có hai đại diện, mặc cho dân sốù có khác biệt nhiều ít, chứng minh tinh thần công bằng trong tinh thần dân chủ.
3 - Liên bang và Việt Nam :
Ngày mai, một nước Việt Nam hậu cộng sản, có một nền dân chủ pháp trị thực sự, phải có một viễn kiến lãnh đạo, phải có chủ thuyết Pháp trị đặt trong tinh thần hiến trị, tôn trọng Hiến pháp, tôn trọng Luật pháp quốc gia ở mức độ cao nhứt, toán cấp nhứt. Và cũng để có sự công bằng trong đối xữ, nước Việt Nam sẽ phải được tổ chức theo hình thức Liên bang, vì những yếu tố như sau :
- a/ Bối cảnh diạ lý thiên nhiên :
Lãnh thổ Việt Nam trải dài hơn 2000 km, thật là một hiện tượng nghịch lý, cách khoảng nhau, hai đầu trù phú, Miền Nam và Miền Bắc, nối với nhau bằng một eo đất : thật là một địa lý rất khó để thống nhứt và rất khó để thống trị.
Các vùng núi và bình nguyên chiếm trên 3/4 địa dư lãnh thổ. Phần tư còn lại, các đồng bằng nơi trồng trọt ruộng lúa để nuôi sống 80 triệu dân, những người Kinh., bộ phận sắc tộc đa số của các thành phần dân số Việt Nam.
- b/ Bối cảnh lịch sử :
Văn hào Paul Mus đã nhận định Việt Nam là một " cộng đồøng làng xã " và " chính làng xã đã tạo ra người việt Nam ". Theo truyền thống Việt Nam, nếu gia đình là nến tảng của xã hội, thì xã thôn được xem là nền tảng của quốc gia. Truyền thống " Phép vua thua lệ làng " đã biểu dương tư tưởng và khái niệm liên bang bởi tinh thần tự trị của nền hành chánh xã thôn.
Đời sống xã thôn là cái nôi hạnh phúc của nhơn dân, vì đó là hình ảnh quê hương, là hạt mầm sanh ra lòng Ái quốc của người Việt. Việt tánh khởi sanh từ đó.
Miền Nam và Miền Bắc từ đầu cuối thế kỷ thứ XV đã bị đặt trong hoàn cảnh phân chia Nam Bắc rồi, cuộc nội chiến giữa hai Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, cuộc đánh chiếm từ Nam ra Bắc của Vua Quang trung và chia ba sơn hà cho hai người anh em là Nhạc và Lữ. Vào đầu thế kỷ thứ XIX Vua Gia long thống nhứt lại đất nước, nhưng không được bao lâu (70 năm), nước ta lại bị Pháp đô hộ và chia ra làm ba kỳ, rồi 1954 chia đôi Nam Bắc. Màu sắc địa phương, làn ranh Quốc Cộng, lại phân biệt sâu đậm hơn những khác biệt của hai Miền.
- c/ Cá tánh địa phương :
Cái hiện tượng nghịch lý thứ hai của Việt Nam là thời gian Việt Nam thật sự là một quốc gia thống nhứt vỏ vẹn chưa đầy một thế kỷ, chẳng những đã ngắn, mà lại đi từng giai đoạn một : khoảng trên dưới mười năm vào đầu thế kỷ thứ XVII, trên nửa thế kỷ vaò thế kỷ thứ XIX và từ 1976 đến nay với những hậu quả mà chúng ta đã biết. " Lịch sử Việt Nam qua những cương mục sử ký chánh thức thật ra là một dự án đầy ý thức hệ quốc gia của những nhà viết niên sử cho các Triều đình kế tục nhau để tạo ra Nhà Nước Việt Nam (…) bởi vì Nhà Nước Việt Nam với lãnh thổ và biên giới ngày hôm nay chỉ thực sự ra đời từ những ngày đầu của thế kỷ thứ XIX thôi ! (Jacques Nepote).
Về mặt sắc tộc, nhóm dân chúng sống miền đồng bằng Sông Hồng, nhóm Kinh -Việt, vì mang nặng một ý thức độc lập, và để tránh họa phương Bắc, đã đi dần về phía Nam lập nghiệp trộn lẫn và hòa nhập với nhóm văn hóa và sắc tộc Chàm và trung hoa ở miềnTrung và nhóm văn hoá và sắc tộc khmer và trung hoa ở miền Nam. Chúng ta cũng không quên các gia đình sắc tộc và văn hóa ở những vùng cao nguyên. Cái hiện tượng nghịch lý thứ ba này là các nhóm Kinh -Việt và Kinh Việt hổn hợp cùng các nhóm thiểu số sắc tộc vùng cao nguyên đã chia sẻ một ý thức hệ quốc gia thống nhứt. Và mặc dù vẫn có những dị biệt đã cùng nhau xây dựng một cộng đồng xã hội chung, với một dự án chung đầy nhơn tố, xã hội, canh nông, kinh tế, tinh thần, văn hóa và cả ngôn ngữ.
" Nơi nào mà Việt Nam đã tạo dựng, kinh nghiệm cho ta biết, là không thể tháo gở được " (Paul Mus).
- d/ Tinh thần xã thôn tự trị cỗ thời :
Ngày hôm nay, hai cột trụ xây dựng xã hội Việt Nam vẫn là làng xã và gia đình. Nói đến Việt Nam là nói đến cách sanh hoạt gia đình trong cấu trúc làng xã. Chính tại nơi đây, chúng ta mới hiểu được cái nhơn cách, cái trọng lượng và cái độc lập của tâm hồn Việt Nam. Cũng chính tại nơi ấy, nói một cách chánh trị, chúng ta mới hiểu cái quyến rủ, cái bí mật, cái đấu tranh của xã hội Việt Nam.
-Cộng đồng làng xã : cơ quan hành chánh và xã hội tự trị
" Không thể nào thấy rõ một vấn đề quan trọng nào, ở Việt Nam, - từ kháng chiến và hợp tác, chương trình và viễn tượng các Đảng phái, Cộng sản, Cộng hoà, quốc gia, dân chủ, đến cải cách điền địa và kỷ nghệ hóa - nếu chúng ta không bắt nguồn nơi làng xả " ( Paul Mus.)
Ông ta tiếp " Nơi ấy là là cái nôi của mọi diển biến thực sự cúa đời sống, và có lẽ thực sự đời sống ở nơi ấy " Vì thế làng xã, với quốc gia là hai cơ chế chánh trị của Việt Nam. Bốn người Việt trên năm là nông dân, phầøn đông trồng lúa gạo. Họ sống tập trung trong 35 000 làng mạc (số liệu 2000), bình quân 10 km2 cho mỗi làng. Các gia đình được tổ chức chung sống ngay trong làng, xã hội và sanh hoạt chánh trị xuất phát từ đấy. " Quyền lực xuất phát từ làng xã ". Để đề phòng và lập hệ thớng phòng thủ, làng được bao bọc bởi lũy tre .
" Lũy tre là một vòng đai che chở làng xã. Đó là biểu tượâng của cá biệt, của độc lập. Trong trường hợp làng có dính liú đến một sự phản loạn hay có dăn diú với những người phản loạn, việc đầu tiên để trừng phạt là chặt bỏ lũy tre Đó là một sự sỉ nhục, một sự mất mặt to lớn ; làng xã cảm thấy tủi thẹn như là đang đứng bị trần truồng trước một đám đông ngưới mặc quần áo " (Pierre Gourou) .
Lũy tre che chở, bất khả xâm phạm, lũy tre là bức tưởng kiên cố biểu dương sức mạnh và tổ chức tự trị độc lập của làng xã " " Phép Vua thua lệ làng ". Ở đồng bằng Miền Bắc, các nhà cửa thường tụ tập quay quần thành một cái làng, được bao bọc che chở bằng một lũy tre xanh, nằm trên một ụ đất cao như một ốc đảo trên biển cả gồm toàn những ruột lúa ngập nước. Để dễ dàng bảo vệ và để tự vệ các làng được kiến thiết rãi rác trên đồng bằng.
Một vị sứ gỉa Việt Nam được Vua Tàu hỏi " Tại sao bên Việt Nam, tại sao rất ít xây những bức tường kiên cố " " - " Thưa ngài, vì lẽ, nếu chúng tôi để quân dân chúng tôi sau một bức tường kiên cố, khi quý vị đánh nếu chẳng may, tường bị phá, thành bị đỗ, chúng tôi sẽ thua trận và sẽ mất tất cả " Nhưng nếu quý vị đánh vào một làng, chúng tôi mất chỉ một làng nhưng còn cả trăm, còn cả ngàn làng khác nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu, quý vị sẽ gặp sức kháng cự và cuối cùng chúng tôi sẽ thắng ".
Cũng từ làng, học sanh, thí sanh xuất ra đi thi, thi đỗ làm quan, khi về hưu, trở lại làng mở trường dạy học. Văn học chữ nghĩa phát xuất tại làng xã, tư tưởng Khổng giáo, trật tự Khổng giáo xuất phát từ làng xã. Tổ chức làng xã đẩy xãhội tiến lên : văn hóa các nhà nho và văn hóa dân gian lẫn lộn quấn quýt vào nhau. Làng xã là linh hồn văn hóa của dất nước.
Trong làng bao giờ cũng có căn nhà chung gọi là Đình. Đình là trung tâm sanh hoạt văn hoa,ù tinh thần và xã hội của làng xã. Nơi đây là nhà họp của toàn thể dân làng để bàn thảo, quyết định mọi sanh hoạt trong làng. Đấy cũng là cơ quan thẩm quyền của làng xã.
-Cộng đồng làng xã, nền tảng của liên bang Việt Nam :
Tổ chức làng xã kia, truyền thống địa phương tự trị, là những bước nền tảng cho một tổ chức một chánh thể Liên bang. Khái niệm Liên bang, cũng sẽ làm nền tảng cho một tập họp cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại hiện họp thành một Quốc gia Việt Năm thứ hai, với dân sôù là trên dưới 3 Triệu đồng bào, sống rãi rác trên gần 70 nước. Vì sống rãi rác trên khắp hoàn cầu, chắc chắn rằng những người " gốc Việt " nầy cũng sẽ có những suy nghỉ địa phương đặc biệt do điạ lý, môi sanh, tập tục, cá biệt luật pháp tạo thành. Đoàn thể tương lai, đảng phái tương lai, đêùn cả những hội đoàn tôn giáo cũng phải nên tổ chức theo hình thức liên bang.
Ở đây tôi không bàn đến Cộng hòa Liên Bang Việt Nam phải chia ra bao nhiêu Tiểu bang, Thủ phủ nằm ở đâu. Tôi xin nhườøng lại cho các nhà nghiên cứu tương lai do một cơ quan dân chủ chỉ định. Tôi chỉ làm một bài luận biện hộ cho Khái niệm Liên bang thôi ! vì khái niệm thoát thai ở những tinh thần dân chủ nhứt. Liên bang là giải quyết được tất cả những khác biệt, những bất đồng do hoàn cảnh địa lý, hoàn cảnh môi sanh, hoàn cảnh di cư tạo nên.
Vấn đề các sắc tộc thiểu số , vấn đề bất đồng lớn, vì sanh hoạt khác biệt, vì tập tục khác biệt, vì nguồn gốc chủng tộc khác biệt (ta phải mạnh dạn nhìn nhận như vậy ! ) sẽ được giải quyết trong môt tổ chức hình thức Liên bang. Vì tinh thần dân chu, û chúng ta phải nhìn nhận chủ quyền tự trị của những đồng bào anh em sắc tộc ấy. Họ cũng là một công dân như chúng ta, thuộc sắc tộc Kinh trong tổ chức Liên bang, Và họ sẽ có dại diện dân chúng của Tiểu bang của họ. Nhưng vậy những manh nha (nếu có) đòi tự trị, đòi độc lập sẽ được dập tắc.
Vấn đề " Cộng đồng chủ nghĩa " cũng sẽ được giải quyết trong hình thức Liên bang, vì trong một Tiểu bang những tập tục khác biệt do cộng đồng cũng sẽ được giải quyết tùy trường hợp một, không thể biến thành những " vấn đề được chánh trị hóa " được.
- Liên bang để phục vụ sự đồng nhứt :
Một nghịch lý khác của trường hợp Việt Nam. Trên một dãi đất dài như vậy, trong cuộc hành trình Nam tiến, đến đâu người dân Việt Nam xây dựng tổ chức, hòa hợp với các sắc tộc địa phương, hòa hợp vơi những người di cư khác (người Minh hương), dân tộc Việt vẫn giữ được phần hồn, vẫn giữ được Việt tánh.
Tại sao "
Aùy là nhờ dựa vào cái cột trụ thứ hai của tổ chức xã hội Việt Nam : gia đình.
Gia dình Việt Nam gồm cả người sống và người chết, gia đình khi đi di cư mang theo cả bàn thờ tổ tiên. Cái thờ cúng tổ tiên đã giúp tinh thần Việt Nam phát huy ở mọi xứ, một nước, mọi hoàn cảnh. Ở mỗi nơi đất mới người dân Việt Nam vẫn tổ chức lại làng xã và tổ chức cộng đồng làng xã nông thôn và nền hành chánh tự trị, ở mỗi nơi đất mới người dânn Việt Nam vẫn tổ chức lại thờ cúng tổ tiên " Con cái dâu tổ tiên đó ". Vì thế mặc dù Nước Việt Nam rất ít tuổi đời thống nhứt nhưng rất nhiều tuổi ý thức quốc gia.
Tổ chức hành chánh địa phương làng xã, với cái Đình, với cái Làng, thờ phượng tôn giáo Chúa hay Phật, nhưng trong nhà vẫn thờ cúng ông bà. Đó là Việt tánh.
Việt tánh sẽ là chất keo để tập trung những cơ quan, cơ chế Liên bang để phát huy cái nhứt thể của Quốc gia Việt Nam.
IV - Kết Luận :
Để kết kuận, nếu người cộng sản không thật lòng muốn Dân chủ, hoặc những người không cộng sản có đủ lực lượng thanh toán độc tài , thì có lẽ việc đặt vấn đề nói chuyện về Dân chủ pháp trị trong Hiến định hay tổ chức Nước Việt Nam theo hình thức Liên bang không phải là chuyện ưu tiên. Nhưng nếu, một mặt, những người cộng sản đã lâm vào thế phải tìm đường sống bằng cách dứt khoát hội nhập vào trào lưu dân chủ thế giới và, mặt khác những người không cộng sản muốn bước hẳn vào con đường ôn hòa, thương lượng, của xu thế lịch sử toàn cầu hóa để chánh thức trở lại chánh trường Việt Nam thì chậng đường tổ chức một xã hội dân chủ một chế độ dân chủ pháp trị thực hữu không gì bằng tổ chức nước Viêt Nam dưới hình thức Liên Bang.
Với truyền thống Nhơn- Nghĩa, với tập quán sanh hoạt phân quyền xã thôn tự trị đả lâu đời, với kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ chống chuyên chế, xây dựng dân chủ tự do, với những kiến thức rất hiện đại về dân chủ, cả lý thuyết lẫn thực hành đã tiếp thu được trong hơn hai thập niên lưu vong vừa qua, người Việt Nam không thể không thành công tốt đẹp nếu có cơ hội bắt tay vào việc dân chủ hóa đất nước.
Chỉ hỏi những người Cộng sản đang cầm quyền có dám chấp nhận từ bỏ tham vọng chuyên chế cố hữu của ho,ï là cơ hội quý báu sẽ tới.
Hỏi tức là trả lời vậy.
Hồi nhơn Sơn ngày 29 tháng 11 năm 2003
Phan Văn Song

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.