Hôm nay,  

Tin Đặc Biệ̣t Về Sbs Ngưng Tiếp Vận Vtv4 Của Cộng Sản Hà Nội

18/12/200300:00:00(Xem: 6105)
60 NGÀY CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI

Lịch sử ngót 30 năm của người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã thực sự bước vô một bước ngoặt quan trọng vào chiều Thứ Sáu, 5/12 vừa qua, khi Hội Đồng Quản Trị SBS, dưới quyền nữ chủ tịch Carla Zampatti, tôn trọng nguyện vọng của cộng đồng Việt Nam, chính thức công bố quyết định ngưng tiếp vận chương trình VTV4 của CSVN. Như vậy là trong thời gian vỏn vẹn 60 ngày, kể từ khi chương trình VTV4 được chiếu lần đầu tiên trên đài truyền hình SBS vào ngày 6/10, cộng đồng người Việt yêu tự do tại Úc đã đoàn kết trên dưới một lòng, và dưới sự lãnh đạo tài tình của BCHCĐ Liên Bang, Tiểu Bang, Lãnh Thổ, đã tranh đấu vừa mềm mỏng vừa quyết liệt; vừa biết dựa vào sức mạnh của tự do dân chủ, vừa biết lợi dụng dư luận và chính giới; để đi đến một thắng lợi vô cùng vẻ vang: Đập tan âm mưu tuyên truyền của CSVN qua VTV4! Sau đây là một số nguyên nhân và ý nghĩa của chiến thắng vừa qua.

NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG

Trải qua thời gian 60 ngày đấu tranh hủy bỏ VTV4, cuối cùng đạt đến chiến thắng vẻ vang, chúng ta thấy có mấy nguyên nhân chính. Thứ nhất là tinh thần yêu nước, yêu tự do, và lòng căm thù cộng sản vẫn được thường xuyên hun đúc trong tâm hồn của hàng trăm ngàn người Việt tại Úc. Chính tinh thần yêu nước và lòng căm thù cộng sản đã khiến mọi người đoàn kết trong cuộc đấu tranh chung, chống VTV4 vừa qua. Hiển nhiên, kết tinh cao độ của lòng yêu nước, yêu tự do và căm thù cộng sản, chính là sức mạnh của tôn giáo, qua sự hiện diện đông đảo của các vị lãnh đạo tinh thần tại các cuộc biểu tình. Vai trò tích cực dấn thân chống VTV4 của các Cha, các Thầy đại diện Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo đã là động lực quan trọng khiến mỗi người dân Viêät tại Úc thêm nức lòng khi tham gia các cuộc biểu tình chống VTV4.
Nguyên nhân thành công thứ hai là sự lãnh đạo thống nhất và tài tình của qúy vị trong ban chấp hành liên bang, tiểu bang và lãnh thổ. Nhờ vậy, các cuộc biểu tình, lấy chữ ký, gửi email, gọi điện thoại phản đối... đã diễn ra nhịp nhàng ở khắp các tiểu bang. Đặc biệt, các cuộc biểu tình ở Sydney, nơi SBS đặt trụ sở, luôn luôn có sự hậu thuẫn của cộng đồng liên bang và các tiểu bang, lãnh thổ. Thứ ba, sức mạnh của các hội đoàn, đoàn thể, nhất là các tổ chức đấu tranh chính trị, đã đóng vai trò then chốt trong sức mạnh đấu tranh của cộng đồng. Là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, nên hầu như ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào, cộng đồng VN cũng có các tổ chức đấu tranh chính trị. Sự hiện diện của các tổ chức đấu tranh này đã khiến cho cộng đồng Việt Nam được thường xuyên tôi luyện trong các cuộc biểu tình đấu tranh, trong đó có biểu tình 30-4.
Nhiều người đã nhận xét có lý, đối phó với việc SBS tiếp vận VTV4, nếu là những cộng đồng di dân khác, trong đó có cả những cộng đồng nhiều tiền, thế lực lớn, người đông, từng hiện diện tại Úc cả hơn thế kỷ, chắc chắn họ không thể thành công một cách nhanh chóng như cộng đồng Việt Nam. Nguyên nhân thành công thứ tư, là sức mạnh và thái độ dấn thân một cách tích cực của tuổi trẻ Việt Nam, nhất là qua cuộc họp báo tại Canberra quy tụ trên 50 hội đoàn trẻ. Sự lên tiếng phản đối SBS của các hội đoàn, đoàn thể trẻ đã khiến chính nghĩa trong cuộc tranh đấu chống SBS được tỏa rạng rực rỡ hơn, có giá trị thuyết phục hơn.
Nguyên nhân thành công thứ năm là khả năng cộng đồng vận động sức mạnh của chính giới, của dư luận, truyền thông, nghiệp đoàn, cựu chiến binh Úc hậu thuẫn chúng ta, phải nói là rất mạnh. Nhờ vậy, ta có thể nói, cùng với cuộc đấu tranh chống VTV4 của cộng đồng Việt Nam, cả nước Úc cũng lâm trận, cùng dấn thân, trải dài suốt từ QLD đến Sydney, Canberra, Melbourne, Adelaide, Perth...
Nguyên nhân thành công thứ 6 là sức mạnh của truyền thông Việt ngữ, nhất là của các đài truyền thanh, truyền hình. Trong thời gian 60 ngày qua, vì tin tức xảy ra nóng hổi từng ngày, thậm chí từng giờ, ta mới thấy được các đài truyền thanh Việt ngữ đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tường thuật sự kiện, phổ biến tin tức, và đặc biệt, đánh thức lòng yêu nước, thổi bùng lửa căm thù trong lòng người Việt yêu tự do tại Úc. Cho đến nay, mặc dù CSVN cố gắng biện minh cho chiến bại khi Hội Đồng Quản Trị SBS quyết định khâm liệm VTV4, nhưng CSVN không thể chối cãi được, tại Úc nói riêng cũng như hải ngoại nói chung, không có một cơ quan truyền thông Việt ngữ nào, không có một vị lãnh đạo tinh thần nào, không có một hội đoàn, đoàn thể nào, công khai lên tiếng hậu thuẫn VTV4 cũng như CSVN. Đây là một thực tế hiển nhiên mà CSVN vô phương chối cãi.

Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG

Việc SBS quyết định khâm liệm VTV4 sau thời gian vỏn vẹn 60 ngày tranh đấu là một chiến thắng lịch sử của cộng đồng VN tại Úc. Đó cũng là chiến thắng của Hội Đồng Quản Trị SBS (SBS Board) và của chính giới, dư luận cũng như xã hội Úc. Kẻ duy nhất chiến bại trong cuộc đấu tranh vừa qua là CSVN và VTV4. Cùng với chiến thắng to lớn đó, có một số ý nghĩa và thành quả quan trọng mà cộng đồng Viêät Nam đã gặt hái được.
Thứ nhất, cộng đồng VN là một cộng đồng tỵ nạn chính trị. Đó là chân lý, nhưng chân lý đó không được chấp nhận một cách sâu rộng trong chính giới và xã hội Úc. Trong tiềm thức, có một số chính trị gia cũng như người Úc tả khuynh vẫn cho rằng, người Việt đội lốt tỵ nạn cộng sản để tìm đến Úc mưu cầu một đời sống tốt hơn về kinh tế. Nhưng sau thời gian 2 tháng qua, cùng với chiến thắng của cộng đồng Việt Nam đối với VTV4, chúng ta đã quét sạch những thành kiến cùng những ác ý tiềm ẩn, bám rễ trong đầu óc những người Úc thờ ơ, thụ động, coi thường cộng đồng chúng ta.
Thứ hai, qua chiến thắng, càng ngày càng có nhiều người trong cộng đồng chúng ta đã tìm lại được niềm tin, sức mạnh và lý tưởng trong cuộc đấu tranh chống CS. Nếu thời gian 2 tháng qua là thời gian lửa thử vàng, gian nan thử sức, khiến vàng thau phân biệt, thì hiện tại cùng với chiến thắng, nhiều người trước là thau nay muốn biến thành vàng; trước chỉ mạ vàng, nay muốn luyện mình thành vàng mười.
Thứ ba, trước chiến thắng của chúng ta, cộng sản VN cũng như bè lũ thân cộng sẽ bị phân hóa. Trong đó có nhiều người cộng sản sẽ có dịp mở mắt, hiểu rõ thế phi nghĩa, thế tất thua, thế đi ngược lại trào lưu tiến bộ của lịch sử của CS. Đặc biệt, sinh viên Việt Nam sang Úc du học, cán bộ CS sang Úc tu nghiệp cũng sẽ có dịp hiểu rõ hơn lý tưởng cao cả của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhờ vậy, sẽ có những chuyển biến to lớn trong chính tâm hồn trí óc của họ. Không những vậy, cùng với chiến thắng VTV4, chúng ta còn thắp sáng niềm tin cho người Việt ở khắp 5 châu trong đó có Việt Nam.

Tóm lại, 60 ngày qua là 60 cơn lốc, là 60 ngọn thủy triều, mà ngọn thủy triều sau lớn hơn ngọn thủy triều trước, cơn lốc sau mạnh hơn cơn lốc trước... để rồi cuối cùng, chúng ta đã ca khúc khải hoàn cùng với nước mắt của niềm vui, cùng với nỗi bồi hồi thương xót khi nhớ đến những người đã nằm xuống, nhớ đến những Cha, những Thầy, những anh, những chị vẫn còn trong vòng lao lý của CS...
Tin chiến thắng đã lan nhanh khắp bề mặt địa cầu. Từ Mỹ, Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Nhật, Tân Tây Lan, Thái Lan, và ngay cả Việt Nam, cũng đều nhận được tin mừng. Email, điện thoại, thư từ báo tin, chúc mừng ngược xuôi suốt ngày đêm. Hàng trăm tờ báo ngoại quốc, các hãng thông tấn, các đài phát thanh... đều đua nhau đưa tin về chiến thắng của cộng đồng Việt Nam tại Úc.

Nhà thơ Ngô Minh Hằng bên Hoa Kỳ cũng đã gửi bài thơ “Chúc Mừng Thắng Lợi Úc Châu”, trong đó có đoạn:

Chúc mừng đồng hương Úc
Đạt thắng lợi huy hoàng
Cho mọi người thế giới
Biết tinh thần Việt Nam!

Chúc mừng đồng hương Úc
Mừng nòi giống Rồng Tiên
Được mưa nhuần nắng gội
Đã mượt mà vươn lên

Ngay cả Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, tuy bị CS quản thúc tại Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp, Việt Nam, cũng nhận được tin vui, vội gửi thư chúc mừng tới ông Đoàn Việt Trung, BS Nguyễn Mạnh Tiến, và cộng đồng VN tại Úc. Trong thư, Ngài viết:

Kính thưa Ô. Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch
Qua tin tức từ chương trình phát thanh Việt ngữ của đài SBS, tuy có hơi muộn, nhưng tôi cũng may mắn nghe được niềm vui phấn khởi của đồng bào do thắng lợi đấu tranh loại bỏ chương trình VTV4. Tôi cảm phục ý chí bền vững của đồng bào hải ngoại tại Úc châu đã cương quyết đấu tranh không khoan nhượng chống lại sự tuyên truyền dối trá. Điều quan trọng đáng nói là đồng bào đã có thể làm cho các cộng đồng dân tộc khác hiểu được tiếng nói của mình, qua đó hiểu được tâm tư, tình cảm của người Việt.
Tuy không thường xuyên, nhưng tôi cũng cố gắng theo dõi cuộc đấu tranh này của đồng bào. Mọi đấu tranh để tự phân định phẩm giá con người mình, nhất là để tự khẳng định giá trị của dân tộc mình trong một thế giới đa dạng, không hề là cuộc đấu tranh đơn giản. Sự thắng lợi của đồng bào chứng tỏ sức mạnh của trí tuệ và ý chí, trên hết là sự đoàn kết thành một khối của tình tự dân tộc tuy sống xa quê hương nhưng niềm tự hào dân tộc không hề mất.
Hân hạnh được chia sẻ niềm vui to lớn của đồng bào, tôi kính gửi đến Ô. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, gởi đến đồng bào hải ngoại tại Úc châu lời chúc mừng thắng lợi nhiệt tình nhất.

*

Trong niềm vui chiến thắng òa vỡ và mãi mãi ngân nga trong tâm hồn những người yêu tự do, sau đây, Sàigòn Times trân trọng kính mời qúy độc giả theo dõi phần dịch bản tuyên bố của SBS Board, và phần lược dịch những tin tức liên quan đến việc SBS quyết định hủy bỏ VTV4, được các cơ quan truyền thông Anh ngữ phổ biến trong thời gian mấy ngày qua.

QUYẾT ĐỊNH CỦA SBS BOARD

Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng những đề nghị của Ủy Ban Tư Vấn Cộng Đồng (CAC), và tất cả những dữ kiện liên quan do ban giám đốc đệ trình, nay quyết định:
HĐQT lấy làm tiếc rằng SBS, đã khiếm khuyết không thực thi đúng điều mà một thành viên cao cấp trong ban giám đốc đã cam kết qua văn thư, là sẽ tổ chức các cuộc tham khảo thích hợp với những đại diện của cộng đồng Việt Nam trước khi đưa chương trình tin tức “Thời Sự” vào phần World Watch. Tuy sự khiếm khuyết này là vô tình nhưng điều đó vẫn không thể chấp nhận được. Và vì sự khiếm khuyết này, HĐQT đã lo ngại một cách đặc biệt khi được biết, các cuộc trình chiếu VTV4 đã tạo sự phiền muộn sầu não ở mức độ đáng kể cho một số người Việt.
Vì thế, HĐQT lệnh cho Ban Giám đốc phải lập tức đình chỉ việc tiếp vận chương trình tin tức “Thời Sự” trong lúc tổ chức những cuộc tham khảo với tất cả mọi tầng lớp của cộng đồng Việt Nam. Những cuộc tham khảo này phải có một mục tiêu đặc biệt rõ rệt là tìm kiếm xem hiện có nguồn tin tức tiếng Việt nào khác phù hợp với nhu cầu của quảng đại đa số trong cộng đồng Việt Nam tại Úc.
Đồng thời, HĐQT tái khẳng định, những chính sách hiện hữu về việc chọn lựa và phát tuyến các chương trình tin tức World Watch vẫn tiếp tục, với điều kiện: Một khi có quyết định về việc đưa một chương trình tin tức mới vào World Watch, ban giám đốc không thể chỉ dựa vào số người nói chung một ngôn ngữ trong cộng đồng đó tại Úc, mà còn phải tìm hiểu xem trong tất cả những chương trình tin tức hiện nói ngôn ngữ đó, chương trình nào thích hợp nhất với cộng đồng đó.
HĐQT ước vọng, quyết định này sẽ được phổ biến ngay tới mọi mọi giới chức liên hệ, bao gồm cả nhân viên SBS.
TRUYỀN THÔNG ÚC ĐỀ CẬP ĐẾN CHIẾN THẮNG CỦA CĐVN

Nhật Báo The Australian: SBS Dẹp Tin Hà Nội

Ngày hôm qua SBS đã đình chỉ việc phát tuyến một chương trình tin tức của nhà nước Việt Nam sau khi hơn 10,000 người Úc gốc Việt biểu tình phản đối trước trụ sở của cơ quan truyền thông ở miền Bắc Sydney hôm thứ Ba.
Hội Đồng Quản Trị SBS khi biểu quyết thu hồi chương trình này, thú nhận rằng họ đã không thực thi bản cam kết của một cựu giám đốc cao cấp là sẽ tham khảo với những đại diện của cộng đồng Việt Nam trước khi cho phát tuyến chương trình.
Những người Việt Nam biểu tình phản đối cho rằng dịch vụ tin tức Thời Sự là luận điệu tuyên truyền của cộng sản gây xúc phạm tới những người tÿ nạn đã từng liều chết để vượt thoát khỏi chế độ ấy.
[Bác sĩ] Nguyễn Mạnh Tiến, phó chủ tịch CĐNVTD/LBUC hân hoan đón nhận quyết định của SBS. Ông nói: “Chúng tôi hoan nghênh Hội Đồng Quản Trị và ban Giám đốc đã có được một quyết định hợp tình hợp lý. Đây là một chiến thắng cho tất cả mọi người dân Úc, kể cả người [gốc] Việt Nam”.


Nhật Báo The Age: SBS Vứt Bỏ Thời Sự Việt Nam Và Cáo Lỗi

SBS đã khuất phục trước áp lực công chúng và vứt bỏ việc phát tuyến dịch vụ tin tức Thời Sự của nhà nước Việt Nam.
Ngày hôm qua, Hội Đồng Quản Trị SBS đã đưa ra lời cáo lỗi với cộng đồng Việt Nam và ra lệnh đình chỉ tức khắc việc phát tuyến chương trình tin tức, theo sau bản báo cáo của Ủy ban cố vấn của họ.
Bản thông cáo có đoạn: “HĐQT lấy làm tiếc rằng SBS, tuy vô tình nhưng vẫn không thể chấp nhận được, đã khiếm khuyết không thực thi bản cam kết của một thành viên cao cấp trong ban giám đốc là sẽ tổ chức các cuộc tham khảo thích hợp với những đại diện của cộng đồng Việt Nam trước khi đưa chương trình tin tức “Thời Sự” vào phần World Watch. Vì sự vi phạm này HĐQT vô cùng quan tâm khi các cuộc phát tuyến ấy được cho là đang tạo sự phiền muộn sầu não ở một mức độ đáng kể cho một số người Việt”.
Bản thông cáo cho biết thêm là việc phát tuyến “Thời Sự” sẽ bị đình chỉ trong lúc chờ đợi những cuộc tham khảo hầu tìm hiểu xem có những chương trình Việt ngữ nào khác thích hợp hơn với nhu cầu của cộng đồng người Việt tại Úc.
Bản thông cáo của HĐQT cũng ghi thêm là những chương trình tin tức trong tương lai sẽ được thẩm định một cách kỹ lưỡng theo nhu cầu của cộng đồng địa phương.
Chủ tịch CĐNVTD/LBUC, Ông Đoàn Việt Trung, chào mừng quyết định này. Ông nói: “Chương trình tin tức không những chỉ tuyên truyền cho đảng cộng Sản Việt Nam - được phát tuyến bằng tiền thuế của dân chúng Úc - mà nó còn láo khoét phủ nhận sự hiện hữu của tù nhân tôn giáo và chính trị ở Việt Nam”.
Ông Trung cho biết rằng rất nhiều người trong số hơn 170,000 người thuộc cộng đồng Việt Nam từng là người tÿ nạn trốn chạy khỏi sự kỳ thị và đàn áp của chề độ cộng sản tại đất nước Việt Nam.
Cộng đồng đã mở một chiến dịch chống lại chương trình tin tức Thời sự, mà cao điểm là ngày thứ Ba 2/12, khi hơn 10,000 người Việt đã tham dự biểu tình làm tắc nghẽn đường phố phía trước trụ sở của SBS tại Sydney.

*

Cơ Quan Truyền Thông ABC: SBS Bỏ Tin Tức Việt Nam

SBS vừa quyết định đình chỉ lập tức dịch vụ tin tiếng Việt của đài này theo sau một loạt các cuộc biểu tình của cộng đồng Việt Nam.
Chương trình tin tức “Thời Sự” được một đài truyền hình của nhà nước Việt Nam thực hiện và được SBS phát tuyến lại mà không sửa đổi.
Hội đồng quản trị SBS, qua một bản thông cáo, cho biết họ sẽ đình chỉ chương trình và tham khảo với cộng đồng Việt Nam về một chương trình khác có thể thay thế nó....w
Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt tại Úc, ông Đoàn Việt Trung nói ông hy vọng rằng một chương trình khác sẽ được tìm thấy một cách nhanh chóng, nhưng không phải vì thế mà kém chất lượng. Ông nói: “Bất cứ một chương trình nào mà SBS sử dụng phải có sự chính xác, cân bằng, vô tư và độc lập. Chúng tôi thà không có gì hết, hơn là một chương trình có trình độ thông tin thấp kém”.
Ông cũng cho biết thêm rằng thời gian quá dài để đi đến quyết định này quả là một điều không may. Ông nói: “Tôi hằng ước ao rằng SBS phải đi đến một quyết định nhanh chóng hơn trong vấn đề này. Chuyện mà họ phải đợi Hội đồng quản Trị ra lệnh, cho tôi thấy rõ ràng là trong hàng ngũ giám đốc cao cấp của SBS TV đã thiếu hẳn óc suy xét căn bản của một người bình thường (common sense)”.

*

Agence France Presse (AFP): Đài Truyền Hình Công Cộng Úc Hủy Bỏ Chương Trình Tin Tức Nhà Nước Việt Nam

Cơ quan truyền thông công cộng của Úc là SBS hôm thứ Sáu đã chấp thuận đình chỉ việc tiếp vận chương trình tin tức của nhà nước Việt Nam (official Vietnamese news bulletins) sau khi có những phản đối của người dân Việt Nam khi họ cho rằng chúng là luận điệu tuyên truyền của cộng sản.
SBS, một hệ thống truyền thông đa văn hóa chuyên tiếp vận nhiều chương trình tin tức quốc tế, bắt đầu phát tuyến chương trình tin tức Việt Nam “Thời Sự” dài 35 phút, từ ngày 6/10/03, như một phần của cái gọi là chương trình World Watch của đài.
Chương trình này được một cơ quan truyền thông do nhà nước Việt Nam làm chủ sản xuất và được SBS phát tuyến nguyên vẹn, không duyệt xét. SBS cho biết phần lớn những chương trình trong phần World Watch của họ được thu thập từ các cơ quan truyền thông của quốc gia [gốc].
Người Úc gốc Việt tổ chức một loạt cuộc biểu tình chống lại chương trình này, với cao điểm vào thứ Ba, khi 8,000 người tụ tập phía ngoài trụ sở Sydney của SBS để đòi hỏi hủy bỏ chương trình này. Các nhà lãnh đạo cộng đồng nói rằng các chương trình được nhà nước cho phép (state authorised programs) là “một chiều” và tạo “tổn thương tâm thần” cho những người đã đào thoát khỏi quê hương để trốn chạy cộng sản.
Vào thời điểm ấy, chủ tịch cộng đồng Việt Nam [tại NSW], BS Nguyễn Mạnh Tiến nói: “Họ cho phát tuyến những gì mà chúng tôi đã liều mạng [để vượt thoát]”. Sau thời điểm ban đầu khi khăng khăng cho rằng Thời Sự là một chương trình hợp lệ (legitimate progam) được sản xuất tại một quốc gia mà nước Úc có quan hệ ngoại giao cũng như nhiều mối liên hệ kinh tế sâu rộng, Hội đồng quản Trị SBS vào ngày thứ Sáu đã quyết định đình chỉ chương trình ấy. BS Tiến rất vui mừng với quyết định ấy. Ông nói: “Chúng tôi rất vui mừng rằng SBS đã thức tỉnh (has come to its senses) và có hành động đúng đắn đối với cộng đồng. Chiếu chương trình loại ấy, hoàn toàn là luận điệu tuyên truyền, đánh bóng chế độ, không đưa ra phản diện của nó, không [đề cập đến] những chuyện chà đạp nhân quyền hoặc đàn áp - đối với chúng tôi là một sự nhục mạ. Rất nhiều cựu tù nhân chính trị và cựu tù nhân các trại cải tạo bị tái phát với căn bệnh căng thẳng hậu khủng hoảng (post traumatic stress disorder).
BS Tiến cũng kêu gọi SBS phải cẩn thận trong việc tìm những chương trình thay thế khác. Ông nói: “Bất kỳ một chương trình nào mà SBS sử dụng phải chính xác và cân bằng, vô tư và độc lập. Chúng tôi thà không có gì hết hơn là một chương trình có trình độ thông tin thấp kém”.

*

Nhật Báo The Advertiser: Chương Trình Tin Tiếng Việt Lọt Sóng

SBS đã tạm đình chỉ một chương trình tin tức Việt ngữ sau khi nhiều ngàn người tại Sydney phản đối rằng nó quảng cáo cho chế độ cộng sản ở đất nước [ấy].
Hơn 8,000 người Úc gốc Việt tụ tập trước cơ sở của đài truyền hình SBS hôm thứ Ba, đòi hỏi phải chấm dứt việc phát tuyến chương trình tin tức Thời Sự của nhà nước Việt Nam.
Sau khi gặp gỡ với thành viên của cộng đồng Việt Nam vào ngày 17/11, SBS quyết định tiếp tục cho chiếu chương trình này vì nó hội đủ yêu cầu của bản Hiến Chương Đa Văn Hóa của đài. Tuy nhiên, áp lực không ngừng nghỉ đã đẩy chương trình này lọt sóng.

*

Radio Australia: Cơ Quan Truyền Thông Úc Vứt Bỏ Tin Tức Việt Nam

Cơ quan truyền thông đa văn hóa SBS của Úc đã quyết định tạm đình hoãn dịch vụ tin tức Việt Ngữ trên truyền hình của họ sau một loạt những cuộc biểu tình chống đối của cộng đồng Việt Nam địa phương. Chương trình tin tức “Thời Sự” được cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam sản xuất và được SBS chiếu lại nguyên vẹn, không cắt xén.
Hội Đồng Quản Trị SBS trong một bản thông cáo cho biết họ sẽ tạm đình chỉ chương trình ngay tức khắc và sẽ tham khảo với cộng đồng Việt Nam [để chọn] một chương trình khả dĩ thay thế.
Chủ tịch CĐNVTD/LBUC, ông Đoàn Việt Trung tuyên bố ông hy vọng rằng một chương trình khác để thay thế sẽ được lựa chọn một cách mau chóng, nhưng không phải vì thế mà có chất lượng kém. Ông nói: “Bất kỳ một chương trình nào mà SBS sử dụng phải chính xác và cân bằng, vô tư và độc lập. Chúng tôi thà không có gì hết hơn là một chương trình có trình độ thông tin thấp kém”.


SBS Ngưng VTV4! NVTD/UC Khí Thế Ngất Trời!

Thùy Lan (VNN)

Nét mặt hồi hộp chờ SBS/TV quyết định ngưng chiếu phim tuyên truyền Việt cộng!
Ngày Thứ Ba 2 Tháng 12 Năm 2003 đã đi vào lịch sử. Một cuộc biểu tình vĩ đại chưa từng thấy tại thành phố Sydney đã diễn ra ngoạn mục giữa rừng cờ phất phới và rừng người đông đảo với khí thế bừng bừng khiến cho con tim chai đá nhất, thờ ơ nhất với cuộc đấu tranh hiện tại chống cộng sản Việt Nam, cũng không thể nào nén được xúc động.
Xét theo số cờ vàng cầm tay làm bằng lụa được phát ra cho mỗi người thì con số người biểu tình phải lên đến 12.000 người. Tựa như lần biểu tình trước vào ngày 28 Tháng 10 cũng tại trụ sở hệ thống truyền thanh truyền hình SBS này (Special Broadcasting Service), số cờ Úc Việt được phát ra cho mỗi người lần này (7.000 lá cờ) đã không đủ. Lúc anh chị em trong Đài Phát Thanh Việt Nam Úc Châu phát ra lá cờ cuối cùng thì đồng bào còn ùn ùn kéo tới từ những chuyến xe lửa đông nghẹt. Số người không được phát cờ - vì đã hết - cũng xấp xỉ ngang với số người đã được phát cờ.
Cách đây đúng hai tháng, từ ngày 6.10.03, đài truyền hình SBS, một hệ thống truyền thông công cộng do chính phủ Úc tài trợ đã ngang nhiên chiếu chương trình VTV4, một chương trình tin tức thời sự do CSVN thực hiện tại Việt Nam với chủ đích chiếu cho đồng bào hải ngoại. Chương trình nói tiếng Việt, không có phụ đề Anh ngữ, chỉ nhắm đến người Việt tại Úc, được chiếu 35 phút mỗi buổi sáng sớm vào lúc 6:50 giờ sáng.
Thật ra, đài truyền hình SBS đã dự trù chiếu chương trình này từ 3, 4 năm nay. Tuy nhiên, lúc đó, các vị đại diện cộng đồng người Việt đã hay tin và đã kịp thời gặp Ban Quản Trị của đài nhiều lần với mục đích ngăn chặn việc này. Vào năm 2000 Ban Quản Trị đã hứa bằng văn bản là sẽ tham khảo với cộng đồng người Việt trước khi cứu xét đến việc cho chiếu chương trình này. Mặc dù vậy, họ đã nuốt lời hứa, không thực hiện một sự tham khảo nào, và, chỉ trước ngày 6.10.03 vài ngày, đài SBS mới ra một thông cáo báo chí cho biết là sẽ bắt đầu chương trình này đến với người Việt. Hậu quả, khi chiếu VTV4, trên màn ảnh truyền hình SBS đầy những hình cờ đỏ sao vàng, hình tượng tội phạm chiến tranh Hồ Chí Minh, những tin tức toàn là những luận điệu xuyên tạc và đánh bóng chế độ. Điều này đã khiến người dân Việt tại Úc uất ức. Sự phẫn nộ đã bộc phát mãnh liệt kể từ đó. Những dịch vụ xã hội cố vấn cho những nạn nhân Việt bị chấn động tinh thần đã gia tăng đáng kể. Các cú điện thoại, các lá thơ, các email phản đối đã tràn ngập vào SBS chỉ với một thông điệp duy nhất: yêu cầu SBS hủy bỏ chương trình VTV4.
Ròng rã suốt hai tháng, các báo chí, các đài truyền thanh truyền hình Việt ngữ đã liên tục thực hiện những chương trình đáp ứng với sự phẫn uất, đau đớn của đồng bào ngày càng dâng cao, từ các bài bình luận đến những bài hùng ca và đặc biệt những chương trình trực thoại đầy tính bộc phát. Tất cả đều một lòng quyết tâm diệt giặc, không để cho giặc vào nhà mình qua màn ảnh truyền hình. Đặc biệt các báo chí Úc, với các ký giả gạo cội, cũng đăng rất nhiều bài giá trị bênh vực đồng bào với những thông điệp thuyết phục phát xuất từ lòng nhân đạo cũng như từ những lý luận sắc bén. Nhiều bài báo Úc đề cập đến việc nước Úc đã nhân đạo cứu vớt người Việt tỵ nạn từ những con thuyền mong manh, nay xin đừng đẩy họ trở lại cơn ác mộng đã hủy hại họ và con cháu họ. Có những bài nói đến sự vững mạnh, và sự đóng góp của người Việt phải được đền bù xứng đáng. Lại có những bài cương quyết đòi SBS, một hệ thống truyền thông được thành lập và duy trì do tiền thuế của người dân, phải đáp ứng nguyện vọng của người dân: người dân không muốn xem thì không được chiếu, SBS không được sử dụng tiền thuế một cách tắc trách và vô ý thức.
Mặt khác, các chính giới địa phương, tiểu bang và liên bang cũng được người Việt tiếp xúc, nhờ vả, thuyết phục. Mọi đảng phái đã cùng hỗ trợ cộng đồng người Việt rất tích cực. Ngày 3.11.03, gần một tháng sau khi chiếu chương trình VTV4, Ban Quản Trị SBS đã bị chất vấn trong một buổi điều trần tại Quốc Hội Liên bang Úc. Các Thượng Nghị Sĩ mọi đảng phái đều ủng hộ cộng đồng người Việt và đặt những câu hỏi hóc búa cho các đại diện Ban Quản Trị SBS như: các ông có biết rằng cộng đồng người Việt là một cộng đồng tỵ nạn không" Tỵ nạn nghĩa là gì" Có bao giờ người ta bỏ gia đình, bỏ tổ quốc để liều mạng sống làm kiếp lưu vong mà lại muốn thấy trở lại hình ảnh cái chế độ đã độc ác làm họ phải ra đi mà hiện nay chế độ đó vẫn còn độc ác không" Tiền thuế của dân phải phục vụ dân như thế nào".v.v... Các câu trả lời ấp úng của Ban Quản Trị SBS đã cho thấy sự lúng túng của họ. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng, phải có một áp lực nào đó, một sự chỉ đạo nào đó từ phía CSVN nên họ mới "u tối" như vậy. Những luận điệu như: không muốn xem thì tắt TV đi; chương trình này được ủng hộ bởi 5,000 sinh viên du học từ Việt Nam; hoặc, nhóm chống đối VTV4, tức Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do, chỉ là một nhóm lớn tiếng, chuyên môn đi xách động đồng bào chứ chẳng đại diện cho đa số người Việt tại Úc; những người chống đối chỉ là những người già còn nuôi hận thù xưa chứ giới trẻ thì ủng hộ v.v...
Để bác bỏ những luận cứ này, các làn sóng email, thư từ lại được tới tấp gửi đến SBS, giải thích rằng các đại diện cho người Việt là những vị được bầu chứ không phải một nhóm nhỏ; 5,000 du sinh là khách chứ không phải là người dân Úc, mà SBS phải có trách nhiệm phục vụ người dân theo đúng bản nội quy của SBS. Hơn nữa, trong 5,000 sinh viên đó, rất nhiều người sợ tòa đại sứ CSVN nên không dám ra mặt chống đối, và đa số đã ngán ngẩm chương trình tuyên truyền này. Họ còn cho biết ngay ở tại VN người dân còn không muốn xem vì nó đầy dối trá.
Mặc dù bị chất vấn, bị phản đối, ban quản trị SBS vẫn ngoan cố cho chiếu mỗi ngày. Lòng dân phẫn nộ ngày càng dâng cao như sóng triều.
Vào ngày 28.10.03, một cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy ở Úc đã được tổ chức tại Sydney, trước cửa trụ sở của SBS. Hôm đó là ngày Thứ Ba, ngày làm việc và là ngày tất cả các nhân viên cao cấp của SBS tụ về trụ sở để họp. Họ đã nghe tiếng thét phẫn nộ của 5,000 con tim Việt Nam đòi hủy bỏ VTV4; họ đã tiếp xúc với các đại diện cộng đồng. Các báo chí Úc đều khen ngợi một cuộc biểu tình đông đảo nhưng luôn ôn hòa và trật tự. Đặc biệt ông Tổng Trưởng Đa Văn Hoá Hardgrave đã ra thông cáo báo chí khen ngợi cộng đồng người Việt. Tuy vậy, ban quản trị SBS vẫn duy trì việc chiếu chương trình này. Họ chỉ hoãn binh bằng cách bằng lòng để cho Ban Cố Vấn của SBS chính thức gặp các đại diện cộng đồng vào ngày 17/11 để rồi sẽ quyết định dứt khoát vào ngày 5.12 về việc hủy bỏ hay không chương trình này.
Đến ngày 17/11, một phái đoàn 12 người đại diện cho cộng đồng đã đến họp với ban cố vấn của SBS. Một lần nữa SBS lại tỏ ra trịch thượng và thiếu hợp tác. Ngay từ phút đầu, họ đã "phủ đầu" bằng cách đòi chia phái đoàn ra làm hai nhóm với lý do... thiếu ghế ngồi ("!) trong phòng họp. Phái đoàn cương quyết phản đối và vẫn vào cùng phòng họp để rồi phải nghe những câu hỏi chất vấn đầy thâm ý như: Các anh chị được bao nhiêu người bầu ra" Gần 30 năm trôi qua từ ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, giờ này nên quên quá khứ để hợp tác làm việc cho tương lai.v.v... Phái đoàn đã trình bày đủ mọi lý lẽ đòi SBS phải ngưng chương trình VTV4, và đã trao cho họ gần 20,000 chữ ký của người dân Việt trên toàn nước Úc (hiện nay là 200,000) trong một bản kháng thư đòi chấm dứt VTV4.
Sau buổi gặp gỡ này, trước thái độ thách thức trên của SBS mà nhiều người cho là hỗn xược, cộng đồng càng sôi sục. 5,000 người đến từ Sydney và cả các tiểu bang để tham dự cuộc biểu tình ngày 28.10 đã không đủ chứng tỏ cho SBS thấy lòng dân. Sự phẫn uất tăng vọt đến mực tột cùng. Tầm vóc của sự chống đối đã vượt quá mức có thể đo lường được. Không còn giản dị là chống một chương trình mà người mình không muốn xem, mà còn là chống lại một sự coi thường, một sự sỉ nhục đến danh dự của người Việt.

Đặc biệt để phản bác luận cứ cho rằng chỉ có người già mới chống, 51 hội đoàn trẻ Việt Nam tại Úc từ tôn giáo đến xã hội đến văn hóa hay đấu tranh như Hội Sinh Viên và các Tổng Hội, Gia Đình Phật Tử, Đoàn Thanh Niên Công Giáo, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường, Trường Việt Ngữ, Trường Võ, Trường Âm Nhạc Dân Tộc.v.v... đã cùng ký tên trên một bản kháng thư nói rõ rằng người trẻ cương quyết đòi hủy bỏ VTV4. Đi xa hơn nữa, họ đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày Thứ Tư 26.11.03 ngay tại Quốc Hội liên bang để bầy tỏ quan điểm này. Các Dân Biểu, Nghị Sĩ của cả đảng cầm quyền lẫn đối lập và các đảng khác đã đến ủng hộ các bạn trẻ. Các chính giới và báo giới Úc cho biết đây là một biến cố chưa từng thấy trên đất Úc, chưa bao giờ một nhóm người trẻ lại phản đối một cách có tổ chức và mang tính thuyết phục như vậy. Các cộng đồng bạn đã chứng kiến và khâm phục, đặc biệt là cộng đồng người Do Thái. Họ cho biết họ cũng đau như cộng đồng người Việt, chương trình VTV4 đối với người Việt cũng y như chương trình bằng tiếng Do Thái bênh vực Hitler và các phòng hơi độc đã giết chết hàng triệu người Do Thái.
Trong không khí hừng hực lòng căm phẫn, người dân chỉ chờ đợi các ban chấp hành liên bang và tiểu bang tổ chức các cuộc biểu tình nữa, là họ sẽ tham gia ngay. Thành phố Adelaide ở Nam Úc, không có văn phòng của SBS, đồng bào biểu tình tại Quốc Hội Tiểu Bang. Các dân biểu nghị sĩ ra hỗ trợ hết lòng. Tại Melbourne, nơi có văn phòng thứ hai của SBS vào ngày Thứ Bẩy 29.11, một cuộc biểu tình quy mô chưa từng thấy tại Melbourne, quy tụ trên 4,000 đã diễn ra trong không khí sôi động, đầy căm phẫn, nhưng rất trật tự. Từ các ông bà cụ lão niên đến các bạn trẻ, và trẻ em, cả những người ngồi trên xe lăn, những bà mẹ đẩy con nhỏ trên xe cũng tích cực tham gia biểu tình.

* * *

Chỉ còn 3 ngày nữa là đến ngày 5.12 mà SBS sẽ quyết định dứt khoát. Như đã viết ở phần nhập đề, vào ngày Thứ Ba 2.12 một cuộc biểu tình vĩ đại chưa từng thấy tại Úc, đông hơn gấp đôi lần biểu tình trước vào ngày 28.10 đã làm rúng động cả chính giới, chính quyền, báo giới, cả người Úc lẫn người Việt.
Ban tổ chức dự trù bắt đầu cuộc biểu tình vào lúc 11g đến 1g trưa. Từ sáng sớm, đồng bào đã nườm nượp lên đường. Mới 10gsáng, đã có đến 5.000 người tụ tập tại trước cửa trụ sở SBS vì cảnh tượng lúc đó tương tự như lần biểu tình trước với con số 5.000 người. Sau đó cứ mỗi 10 phút là đoàn người lại tăng lên khoảng 1.000 người. Thứ Ba trong tuần là một ngày đi làm, bầu trời âm u ảm đạm như đang chuẩn bị cho một cơn mưa trút nước. Mục thời tiết trên các đài đã loan báo là sẽ mưa. Tuy nhiên, như một thính giả đã phát biểu trong chương trình trực thoại tối hôm trước, "nắng mưa là chuyện của trời, biểu tình là chuyện của người Việt Nam". Thường thì người Việt mình bị mang tiếng là "giờ cao su" ngụ ý nói cao su giãn ra, vì hay tới trễ. Hôm nay thì ngược lại, cao su lại co vào nên rất nhiều người đã đến trước giờ dự định. Cũng may rút kinh nghiệm lần trước, Ban Tổ Chức đã đến sớm hơn nữa. Thiệt đúng là “Gặp nhau trong biển tình người, gặp nhau trong ánh mắt rạng ngời quyết tâm”.
Trụ sở SBS được xây rất thuận lợi cho một cuộc biểu tình.(!) Từ ngoài mặt đường nhìn vào thì trụ sở SBS được bắt đầu bằng một lối đi tráng xi măng bằng phẳng rộng khoảng 4 thước và dài khoảng 20 thước, cao hơn mặt đường khoảng 2 thước. Lần trước, Ban tổ chức đã dùng lối đi này làm sân khấu lộ thiên. Tuy nhiên lần này, ngay từ giây phút đầu, lúc đó khoảng 8g30, ban Tổ Chức đã gặp khó khăn. Nhân viên trật tự (của cảnh sát giao thông, theo yêu cầu của SBS) đã không để lối đi này trống trải cho Ban Tổ Chức đặt những ống loa và dàn âm thanh. Họ đã xếp sẵn từ trước những khung sắt làm hàng rào bao bọc "sân khấu" lại và nói Ban tổ chức phải điều hợp cuộc biểu tình hôm nay từ ngay trên mặt đường, ngang bằng với đoàn người biểu tình.
Một cuộc giằng co đã bắt đầu. Bên nhân viên trật tự thì xua tay đuổi xuống với lý do là phải giữ trật tự, không thể cho sử dụng "vùng đất cấm này" vì nó thuộc về SBS, mà chỉ được dùng lòng đường phố vì đó là vùng công cộng cho mọi người sử dụng. Bên ban tổ chức, người thì giàn xếp với "bên kia", người thì cứ tảng lờ lom khom vác giàn âm thanh lên (để rồi lại bị đuổi xuống). Cuối cùng một anh trong ban tổ chức đã thắng khi thuyết phục nhân viên trật tự rằng: "Đám đông hôm nay không lường được, có thể lên đến 10.000 người. Nếu chúng tôi không có một chỗ cao hơn, nhìn được toàn bộ đám đông thì chúng tôi không thể trở tay kịp nếu có sự hỗn loạn." Kết quả, "bên kia" đã phải đồng ý. Ban tổ chức lại được một sân khấu rất rộng rãi và thuận lợi.
Càng ngày đồng bào đến càng đông như tức nước vỡ bờ. Lũ lượt, từ những cụ già lụ khụ đến các em nhỏ măng sữa còn nằm trên xe đẩy hay trong vòng tay bồng bế của cha mẹ, những khuôn mặt thanh niên rạng rỡ hay những người trung niên đăm chiêu lo lắng. Tất cả đã tạo thành một con suối cuồn cuộn trên con đường Herbert St. vùng Artarmon, nhấp nhô trên những đoạn đường xuống dốc, lên dốc, đổ về từ điểm xuất phát là trạm xe lửa St Leonard's. Đây là một trạm xe lửa mà nếu không có những cuộc biểu tình chống SBS, thì người Việt ít lui tới vì đây là vùng "giàu có" phía Bắc Sydney mà những người Việt lam lũ chắc phải chờ đến vài thế hệ sau mới tậu nhà hay sinh hoạt tại khu này được. Người Việt chỉ biết đến khu này qua hai địa điểm là trụ sở SBS và Trung tâm lựa thơ St Leonard's, một trung tâm có khá nhiều nhân viên Việt Nam. Ngoài hai nơi này ra, có lẽ không mấy người Việt nghe nói đến khu xa lạ này.
Hôm này thì khác. Trạm xe lửa St Leonard's không thể kiểm soát vé nổi. Nếu đoàn người biểu tình là 12.000 người thì chắc có đến 11.500 người là đi xe lửa vì vùng "sang trọng" này rất khó đậu xe hơi, và đoạn đường lái xe tới đây phải đi qua những con đường luôn luôn kẹt xe. Nhân viên trạm xe lửa vui vẻ mở rộng cổng để đoàn người tiếp nối nhau. Họ chúc đoàn người thành công, tươi cười luôn miệng nói "Good luck! Good luck! We are with you!". Vì, qua báo chí truyền thanh, người Úc thờ ơ nhất ở trạm xe lửa này cũng biết rằng đoàn người là những nạn nhân của CSVN, đã từng chịu bao nhiêu oan nghiệt và đang chống đối SBS vì đài này đang rước CSVN trở lại vào nhà họ qua màn ảnh TV mỗi buổi sáng trước khi họ đi làm đi học.
Không phải chỉ có nhân viên tại trạm xe lửa St Leonard's - cách địa điểm biểu tình 700 thước đi bộ - mới hân hoan cởi mở với đoàn người như vậy. Ở các trạm xe lửa khác cũng xẩy ra những cảnh tượng không kém phần ngoạn mục. Trạm xe lửa Cabramatta, nơi tập trung nhiều người Việt nhất tại Sydney, vào khoảng 9g30 sáng đã không còn vé đi St Leonard's. Từ Cabramatta đến St Leonard's phải tốn khoảng 1 tiếng đồng hồ ngồi xe lửa. Tuy cuộc biểu tình được loan báo bắt đầu lúc 11g, nhưng từ 7g sáng đã có những người ra tập trung tại trạm xe lửa để "đi sớm cho chắc ăn". Nhiều người còn cho rằng: "đi sớm để còn được nhìn thấy cảnh người ta ùn ùn tới SBS, có ngó thấy tận mắt mới đã!" Các bạn trẻ còn nói: "I want to live the momentum".
Sáng hôm đó, như một ngoại lệ chưa từng thấy, phố xá Cabramatta vắng tanh, rất nhiều cửa tiệm đã đóng cửa. Có gì lạ đâu" Nhiều chủ shop đã nghỉ để chính mình và nhân viên đi biểu tình. Có những hãng may vài chục nhân viên, đang gặp cảnh "đồ gấp", nghĩa là những lúc phải may cấp tốc, thức đêm thức khuya để may cho kịp lố hàng để còn giao cho chủ cấp cao hơn, những hãng may này cũng đóng cửa để thầy thợ cùng đi biểu tình. Từ những nơi đông người Việt khác như Bankstown, Marrickville, Lakemba, Granville v.v.... có cả các văn phòng luật sư, bác sĩ cũng đóng cửa để đi biểu tình. Ai ai cũng hực hực một lòng: "Tức quá rồi, chuyến này phải thắng, dù phải bỏ cả tuần trước mắt làm việc bù, dù phải thức trắng đêm để may cho hết cũng ráng làm chứ không bỏ qua buổi biểu tình này."
Ông nhân viên Úc ở trạm xe lửa Cabramatta vào lúc bán hết vé đã hân hoan nói cùng đoàn người: "Chỉ tại Cabramatta này từ sáng đến giờ (tức 9g30) chúng tôi đã bán trên 5.000 vé xe lửa đi St Leonard's rồi. Chưa bao giờ xẩy ra chuyện bán hết vé sớm như vậy. Bây giờ không còn vé, chúng tôi mời bà con đi "free", nếu đến trạm St Leonard's nhân viên hỏi vé đâu thì cứ bảo họ là tại Cabramatta hết vé! Chúng tôi chịu trách nhiệm. Chưa bao giờ xẩy ra chuyện như hôm nay. Good luck! Good luck! You will win!" Có những người Úc cùng đi trên chuyến xe lửa, khi nghe giải thích rằng người Việt hôm nay đi biểu tình chống đài SBS TV cho chiếu tin tức từ một nơi mà người Việt đã phải bỏ hết để liều mạng sang đây tỵ nạn chính trị. Họ vui vẻ thông cảm nhận xét rất giản dị rằng: "SBS thật là ngớ ngẩn. Chiếu một chương trình mà khán giả nhắm đến lại không muốn xem, thì chiếu làm chi""
Tại địa điểm biểu tình, 12,000 người biểu tình đứng chật ních suốt một quãng đường dài khoảng 200 thước. Các tiếng đã đảo vang dội, rúng động cả một khung trời. Như cùng chia sẻ nỗi thống khổ sầu thảm của người dân Việt, bầu trời cũng rất âm u, mấy trắng, mây đen bao phủ. Vì vậy, chiếc máy bay do Cộng Đồng Công Giáo mướn với giá $30,000 để thả khói dòng chữ “NO VIETNAMESE COMMUNIST NEWS ON SBS” đã không thể thực hiện được. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo, đã nói qua phóng thanh: "Nếu sau cuộc biểu tình hôm nay mà SBS không biết lắng nghe, chúng ta sẽ biểu tình nữa và sẽ có 2 chiếc máy bay thả khói với dòng chữ trên!"
Trên sân khấu, các vị đại diện cộng đồng từ khắp các tiểu bang, các vị đại diện tôn giáo, các chính giới lần lượt ra phát biểu ý kiến giữa những tiếng hò hét của rừng người giữa cả một rừng cờ đầy ngoạn mục. Các bài hùng ca được cất lên. Chưa bao giờ lời ca "Cờ bay cờ bay ...Quyết không hề phản bội quê hương" lại thích hợp đến mức như thế. Các biểu ngữ với hàng chữ bằng Anh Ngữ đập vào mắt như: Hãy ngưng VTV4! Hãy ngưng dùng tiền thuế của người dân một cách vô trách nhiệm! Ngưng ngay tuyên truyền của CSVN! Người Úc gốc Việt không muốn xem những dối trá của CSVN!.v.v... Những bức tranh hí họa rất ý nghĩa đã được vẽ trên những tấm biểu ngữ cầm tay thật bắt mắt.
Anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, thuộc Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường làm hoạt náo viên một cách xuất sắc. Mỗi khi anh hét to câu hỏi: "Do you want to stop VTV4"" Lập tức cả rừng người hô vang: "Yes! Yes! Yes!". Anh lại hỏi thật lớn: "When do you want it"" Rừng người biểu tình lại hô vang như sấm động: "Now! Now! Now!" Đoàn người còn gào thét lên: "Shaun Brown must go!" theo nhịp điệu tiếng trống rộn rã và cờ xí nhấp nhô cùng nhau đưa lên hoặc hạ xuống (Shaun Brown là Giám Đốc Đài Truyền Hình SBS, người đã cho chiếu VTV4).
Trong khi cuộc biểu tình đang diễn tiến trong khí thế ngày càng dâng cao thì trời đổ mưa. Hầu như ai cũng đã chuẩn bị sẵn ô dù nên cơn mưa nặng hạt không làm ai nao núng. Trái lại khí thế lại càng tăng, nhất là khi ban tổ chức trên sân khấu không có mái che, không ô dù đã "làm gương" đội trời để rồi ướt sũng. Anh hoạt náo viên còn tuyên bố một câu đầy khích lệ lòng người: "Nếu hôm nay chúng ta phải tắm mưa thì cũng đáng tắm mưa, chúng ta quyết tâm đạt kết quả cuối cùng."
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch Cộng Đồng NSW và là Trưởng Ban Tổ Chức đã khẳng định: "Lần biểu tình trước chúng ta có 5,000 người mà SBS chưa lắng nghe, hôm nay chúng ta có 12,000 người. Nếu SBS còn ngoan cố, chúng ta sẽ trở lại đây lần thứ ba, thứ tư và thứ mười cũng đến." Mọi người la to "Đồng ý! Đồng ý! Quyết tâm chiến đấu tới cùng!”
Ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu đã cùng hướng dẫn cuộc biểu tình hô to với những khẩu hiệu: "Shame! Shame! Shame!" Ông cho biết đã trao cho SBS thêm 20,000 chữ ký của đồng bào phản đối SBS. Vì vậy khí thế đấu tranh chống VTV4 càng cao ngút trời.
Đã đến giờ chấm dứt cuộc biểu tình theo thông báo, tức 1g trưa. Đồng bào còn hăng hái hô vang những khẩu hiệu, không chịu nhúc nhích trong đám đông chật cứng để rời nhau ra về. Cuộc biểu tình kéo dài thêm gần 1 tiếng nữa mới tan trong nỗi tức giận và niềm quyết tâm của mọi người. Mọi người đều bảo nhau: Chuyến này phải thắng, bà con nào bận không tham dự hôm nay sẽ tiếc là đã không tham dự. Trong đám đông thiếu gì người từ các tiểu bang đến. Ở Sydney mà không đến được thì uổng quá.

* * *

Sau cuộc biểu tình ngày 2.12, chỉ còn 3 ngày nữa là SBS sẽ quyết định. Các báo chí Úc Việt lại đăng những bài báo kêu gọi SBS ngưng ngay chương trình VTV4 nếu không muốn thấy cộng đồng người Việt phản ứng mạnh hơn. Các chính giới lại liên tiếp lên tiếng trong các quốc hội tiểu bang, liên bang ủng hộ cộng đồng Việt Nam. Các cơ quan truyền thông Việt, đã chạy bài, phát thanh những tin tức giờ cuối giữ lửa cho tinh thần đồng bào.
Bên cạnh đó, lại một sự kiện chưa từng thấy tại trụ sở SBS. Để nhắc nhở các nhân viên hữu trách cao cấp của SBS mỗi buổi sáng sách cặp vào sở, một số vài chục đồng bào đã túc trực trước cửa trụ sở SBS mỗi ngày, không la lớn, không hành động, chỉ ngồi giăng bảng NO VC NEWS ON SBS TV.
Vào buổi sáng Thứ Sáu 5.12, ngày định đoạt số phận VTV4, không khí căng thẳng, những người tọa kháng lo âu nhưng vẫn quyết tâm. Có nhiều người đến từ tiểu bang khác. Trời đổ mưa như trút nước, lạnh buốt và gió to. Nhóm người vẫn âm thầm tọa kháng trong yên lặng. Các biểu ngữ đã nói dùm họ. Các vị trong ban giám đốc và nhân viên SBS chỉ có một cổng vào, chắc chắn phải chứng kiến sự kiên nhẫn của người Việt. Tại khắp nơi, trong các sở làm, các hãng xưởng, và ngay cả tại nhà, người Việt, ít nhất là 12.000 người đã tham gia biểu tình đều mang tâm trạng lo lắng. Có nhiều người đã gọi điện thoại cho nhau, trấn an, tiếp sức hy vọng cho nhau, nhắc nhở nhau cầu nguyện Chúa, Phật, Ông Bà, các chiến sĩ đã hy sinh, độ trì cho dân tộc Việt. Ta phải thắng trận này, thắng cho người Việt tại Úc, tại hải ngoại và tại quê nhà. Ta đã làm hết sức, nay chỉ còn trông chờ các đấng linh thiêng phù hộ. Mọi người đều hướng về hơn 50 đồng hương đang đội mưa chờ đợi tin tức trực tiếp tại trụ sở SBS. Từng giờ, từng phút trôi qua, đã quá giờ nghỉ trưa của hội đồng quản trị SBS Board, nhưng vị có quyền định đoạt về chương trình VTV4, chưa ai trong cộng đồng nhận được tin tức gì. Nỗi lo âu ngày càng tăng. Những đồng hương đội mưa đã phác họa những kế hoạch sắp tới để đạt đến thành công. Tuyệt thực dài hạn" Biểu tình vĩ đại" Rồi gì nữa"...
Lúc 2g 45, chị Ngọc Hân, Trưởng Ban Việt Ngữ và ông Lưu Tường Quang, Giám Đốc hệ thống phát thanh SBS (không phải hệ thống truyền hình đang bị chống đối), đã tươi cười chạy ra cửa báo tin vui cho mọi người hiện diện. "Họ đã quyết định hủy bỏ VTV4 rồi!"
Ôi còn niềm vui nào lớn hơn! Hoan hô! Hoan hô!
Những đồng hương hiện diện đã reo mừng nhẩy mừng và bật khóc. Anh chị Nguyễn Đình Khánh của đài Việt Nam Úc Châu đã đầm đìa nước mắt vì vui sướng. Anh Quý từ Melbourne, anh Long từ cộng đồng công giáo ở Mount Pritchard, đã không khỏi xúc động cũng đã khóc thành tiếng nức nở trong niềm vui chiến thắng. Nỗi hân hoan không có bút nào tả xiết, nó như bùng lên từ những lồng ngực bấy lâu nay chất chứa tủi hờn. Sau vài giây xúc động, sau những tiếng reo hò inh ỏi, mọi người đều cất giọng hát bài "Việt Nam Việt Nam" trong niềm hân hoan tột cùng. Các đồng hương tại chỗ cũng nhận thấy nét mặt chị Ngọc Hân, dù trong niềm hân hoan, cũng đã không che giấu được nét xanh xao gầy guộc. Ông Lưu Tường Quang hốc hác do những ngày đối đầu bên trong để đạt được kết quả tốt đẹp này. Tổng Giám Đốc hệ thống SBS, bà Zampatti, đã đích thân gọi điện thoại báo tin vui cho ông Đoàn Việt Trung, chủ tịch liên bang.
Lúc 3g chiều, các bản tin tức của truyền thanh, truyền hình Úc đã chính thức loan báo bản thông cáo báo chí: Hệ thống SBS đã hủy bỏ chương trình VTV4, và họ sẽ tham khảo Cộng Đồng Người Việt một ngày gần đây để tìm một chương trình TV nói tiếng Việt phục vụ khán giả Việt nhưng chắc chắn sẽ không lấy từ trong nước CSVN.

ĐẠI THẮNG!! ĐẠI THẮNG!! ĐẠI ĐẠI THẮNG!!!...

Đồng bào ta hả hê, và tiếp luôn: Thắng SBS, là thắng CSVN trên đất Úc. Mai mốt sẽ thắng CSVN tại Việt Nam luôn!!!!

Thuỳ Lan (6.12.2003)


TRUYỀN HÌNH SBS DẸP BỎ VIỆC LÀM LOA TUYÊN TRUYỀN CHO ĐẢNG CSVN

[Bản Tin CĐNVTD/UC 05/12/2003] Hội Đồng Quản Trị của hệ thống truyền thông SBS vừa thông báo cho CĐNVTD lúc 3g chiều nay, rằng trong buổi họp ngày 05/12, HĐQT đã quyết định dẹp bỏ ngay lập tức phần tin tức truyên truyền của Đảng CSVN trong chương trình WorldWatch. Ngoài ra, HĐQT cũng chấp thuận lời đề nghị của CĐNVTD, là TH SBS phải tìm cách phục vụ cộng đồng Việt, và trong khi tìm thì tham khảo với CĐNVTD.
Quyết định này đã đến sau khi có một sự lên tiếng khổng lồ chưa từng có trong lịch sử cộng đồng Việt Nam tại Úc, và cũng là một trong những sự kiện lớn nhất của cộng đồng Việt ở hải ngoại: Hơn 11 ngàn người biểu tình ở Sydney ngày 02/12, khoảng 4 ngàn người ở Melbourne ngày 29/11, và hơn 5 ngàn người ở Sydney ngày 28/10, cùng 2 cuộc xuống đường ở Adelaide. Hơn 28 ngàn chữ ký trên Kháng Thư đã được gom lại và chuyển đến TH SBS, khoảng 10 ngàn email phản đối đã được CĐNVTD chuyển đến TH SBS, và nhiều ngàn người đã điện thoại đến TH SBS. Ngoài ra, hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, cũng đã viết thư đến các Dân Biểu hay TNS để yêu cầu can thiệp, và các vị này đã lên tiếng trên công luận.
Ngoài việc dẹp bỏ chương trình của Đảng CSVN, HĐQT còn ra lịnh cho Ban Giám Đốc TH SBS phải tìm coi có một chương trình nào khác mà thích hợp hơn với nhu cầu của đa số người Việt. Đặc biệt, TH SBS phải tham khảo ý kiến với cộng đồng Việt khi làm việc nàỵ
HĐQT cũng đã thay đổi chính sách tổng quát về tất cả các ngôn ngữ trong WorldWatch của TH SBS: Lúc trước, chính sách đó là chỉ dùng chương trình nội điạ của một quốc gia, chứ không dùng chương trình của một cộng đồng hải ngoại. Nay thì Bản Thông Báo của HĐQT nói TH SBS phải "xem xét rất kỹ lưỡng tất cả các chương trình bằng ngôn ngữ đó [tức là trong một quốc gia hay trong cộng đồng hải ngoại] để coi có chương trình nào thích hợp với nhu cầu của cộng đồng đó không.
(Xin nhắc lại là năm 2000, khi TH SBS bắt đầu xem xét các chương trình của Đảng CSVN, thì CĐNVTD yêu cầu họ thay vì vậy thì hãy xem xét các chương trình của cộng đồng người Việt hải ngoại. Viện dẫn chính sách nói trên, họ đã từ chối và nói họ có quyền dùng chương trình của Đảng CSVN. Nay thì TH SBS sẽ không được làm vậy nữa)
Một kết quả đáng kể khác của quyết định của HĐQT là "nguyên tắc đa số" nay đã thành chính thức. Hồi đầu tháng 10, ông Phil Martin, giám đốc về tin tức và thời sự của TH SBS, đã ngang nhiên nói "không muốn coi thì tắt TV". Câu này sau đó cũng đã được các giám đốc cao hơn lập lại. Lý do họ dám nói điều phi lý như thế, là nguyên tắc sau đây: không phải chương trình nào cũng cần phải nhắm vào đa số khán giả, mà một số chương trình (giải trí, v.v.) được quyền phục vụ cho một thiểu số mà thôi. Nay thì HĐQT đã nói rõ nguyên tắc đa số sẽ áp dụng cho WorldWatch: "phải thích hợp với nhu cầu của đa số đáng kể trong cộng đồng Việt ở Úc".
Nói tóm lại, HĐQT đã chấp thuận cả 2 đề nghị của CĐNVTD. Đề nghị thứ nhất là "Yêu cầu HĐQT lập tức dẹp bỏ chương trình Thời Sự, và không bao giờ dùng những chương trình tương tự nữa". Đề nghị thứ nhì là "Yêu cầu HĐQT ra lịnh cho Ban Giám Đốc TH SBS xem xét coi trong các đài TH trong cộng đồng Mỹ gốc Việt có chương trình tin tức nào thích hợp không, và trong khi xem xét như thế thì tham khảo với CĐNVTD". Ngoài ra, nguyên tắc đa số nói trên, áp dụng cho WorldWatch, cũng sẽ làm nền tảng để cấm các giám đốc của TH SBS không được hành xử sai trái.
Điều rõ ràng là HĐQT, và nay thì Ban Giám Đốc của Truyền Hình SBS, đã biết rõ là cộng đồng Việt sẽ không chấp nhận bất cứ chương trình nào của Đảng và nhà nước độc tài CSVN.
Trước sự thành công này, các Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do, như ông Trần Hưng Việt (CT Qld), Nguyễn Quốc Cương (CT Tây Úc), Lê Công (CT ACT), và cô Trần Hương Thủy (CT Wollongong) đã lên tiếng bày tỏ niềm vui trước kết quả đến từ sự đồng tâm góp sức của mọi người mọi giới.
Ông Đoàn Việt Trung (CT Liên Bang) nói "Ngày nào còn chế độ độc tài bòn rút bóc lột ở Việt Nam, thì bộ máy tuyên truyền của họ còn bao vây người dân trong nước và còn tìm cách phá quấy cộng đồng hải ngoạị Muốn được yên, và muốn giúp đồng bào trong nước, thì phải thẩy chế độ độc tài vào thùng rác của lịch sử. Cộng đồng chúng ta sẽ góp phần trong việc đó".
BS Nguyễn Mạnh Tiến (CT NSW): "Thứ Bảy 13/12 sắp tới đây, BCH NSW sẽ tổ chức một ngày để mọi người chúng ta cùng chung vui trong tình cộng đồng. Đây là kết quả của sự lên tiếng của cả chục ngàn người, trong đó có mười mấy ngàn người, tất cả các hội đoàn, và mọi cơ quan truyền thông, đã tham dự hoặc tiếp tay trong các cuộc biểu tình".
Ông Châu Xuân Hùng (CT Victoria) nói: "BCH chúng tôi ghi nhớ công sức của tất cả đồng hương đã hỗ trợ hay góp phần trong các việc như cuộc biểu tình ngày 29/11, và ký và phân phối Kháng Thư, v.v. Chúng tôi cũng không quên vai trò quan trọng của các cơ quan truyền thông Việt Ngữ trong cộng đồng đã tạo cơ hội để khán thính độc giả chia xẻ tin tức".
Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc (CT Nam Úc) nói: "BCH sắp tổ chức Ngày Cộng Đồng. Ngày đó, mỗi người chúng ta sẽ không chỉ chung vui trước thắng lợi này, mà còn chung vui trong tinh thần cộng đồng. Thành công là nhờ mọi người đã đóng góp trong tinh thần cộng đồng".
Chi tiết của những Ngày Cộng Đồng này sẽ được thông báo trên các cơ quan truyền thông Việt Ngữ trong những ngày sắp tới.

Biểu Tình Chống Tuyên Truyền tại Melbourne

Hoàng Dạ

Vào lúc 11 giờ 30 sáng 29/11/2003, hơn 4000 người Việt biểu tình trước trụ sở của SBS tại Melbourne để phản đối SBS TV trình chiếu tin tức thời sự từ đài truyền hình VTV4 của nhà nước CSVN. Chương trình này bắt đầu được trình chiếu vào ngày 6 tháng 10 và đã gặp sự phản ứng mạnh mẽ chưa từng thấy từ cộng đồng người Việt tại Úc. Đa số cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản đều không chấp nhận SBS TV đem tuyên truyền cộng sản vào trong nhà của họ.
Đứng trước Flinders Station trên con đường Swanston và nhìn qua bên Federation Square nơi diễn ra buổi biểu tình, người ta có thể nhìn thấy một rừng cờ và bong bóng vàng. Theo ban tổ chức buổi biểu tình cho biết, 4000 bong bóng vàng và 5000 lá cờ đã được phát ra hết. Người người ồ ạt đến nơi biểu tình, khiến cho những chuyến xe lửa dẫn về trung tâm thành phố bị nghẽn lại.
‘Không cần sợ lạc bác. Bác cứ đi theo cờ vàng kìa!’ Một bạn trẻ đã vui vẻ hướng dẫn một bác cao niên mới đặt chân đến ga xe lửa ở Footscray. Quả thật vừa bước vào sân ga thì vị cao niên đã thấy hàng chục người Việt khác cũng đang đợi xe lửa để đi biểu tình.
Cuộc biểu tình này là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất của cộng đồng người Việt tại tiểu bang Victoria trong những năm vừa qua. Thời tiết của buổi biểu tình lên đến 33 độ C, tuy nhiên đã không làm giảm đi tinh thần của những người tham dự mà trong đó có rất nhiều trẻ em, phụ nữ và quý vị cao niên. Một cậu trai đã đẩy một bác lớn tuổi trên xe lăn đến nơi biểu tình. Có lẽ là bà của cậu. Bác gái tuy ngồi trên xe lăn, nhưng tay nắm chặt lấy biểu ngữ với hàng chữ: “No VTV4”. Một hình ảnh rất giản dị nhưng rất cảm động, đập vào mắt mọi người qua lại.
Mở đầu chương trình, ông Châu Xuân Hùng, Chủ Tịch CĐNVTD/VIC đã chào mừng và cảm tạ quan khách và đồng bào đến tham dự cuộc biểu tình. Ông cũng nhận định rằng chiếu VTV4 trên SBS mà không tham khảo ý kiến của cộng đồng, tệ hại hơn nữa là không thèm quan tâm đến những nỗi đau của người Việt tị nạn trước vấn đề này, thì rõ ràng SBS đã phục vụ cho ĐCSVN chứ không phải là người Việt tị nạn. Ông Đoàn Việt Trung, Chủ Tịch CĐNVTD/LBUC đã bày tỏ sự lạc quan khi được biết hàng ngàn người trước nay chưa bao giờ đi biểu tình thì đây là lần đầu tiên xuất hiện và phản đối SBS. Ông Đoàn Việt Trung cũng đưa đề nghị yêu cầu ông Shaun Brown, Giám đốc đài truyền hình SBS, nên từ nhiệm hay bị cách chức vì thái độ và hành động vô trách nhiệm của ông.
Về phiá giới trẻ thì chị Nguyễn Hữu Tích Lam, Chủ Tịch THSVHSVN/LBUC chia sẻ: "Nhân danh tự do thông tin, ban giám đốc SBS đã không chút tôn trọng cộng đồng Việt Nam tại Úc, mà còn chà đạp lên những vết thương tinh thần của đồng bào tỵ nạn. Hành động chiếu VTV4 trên SBS, không khác gì hàng ngày chiếu tuyên truyền ca ngợi Nazi cho cộng đồng người Do Thái, hay là phổ biến chương trình Taliban trước những nạn nhân của Taliban... Là những người tôn trọng sự thật, trân quý sự tự do, chúng ta hãy sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình để bảo vệ cho sự tự do ngôn luận được trình bày một cách trong sáng và trung thực."
Em Thi Minh, một bạn trẻ sinh ra tại Úc, năm nay được 16 tuổi, tâm tình như sau: "Cộng sản Việt Nam rất ác, không biết thương dân... SBS TV có biết cộng sản luôn nói láo, ăn cướp của dân không" SBS TV hãy ngừng chiếu tin tức láo của CSVN. Hãy để cho những người Việt tị nạn được yên ổn. SBS đừng bắt chước CSVN. Chúng em không tin những gì CSVN nói. Đừng dụ chúng em".
Xen kẽ các bài phát biểu là những câu khẩu hiệu được hô vang dội ‘Quyết Tâm chấm dứt tuyên truyền CS trên đài SBS TV’. Hàng ngàn người đáp trả một cách hùng hồn: ‘Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!’ Cờ và bong bóng được vươn lên với bao nhiêu người cất cao giọng để hát những bài hát rất quen thuộc như bài Việt Nam Việt Nam và Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.
Cuộc biểu tình cũng có sự hiện diện của nhiều chính giới Úc như ông Lindsay Tanner (Bộ trưởng đối lập về Truyền Thông), Thượng nghị sĩ Stephen Conroy v.v. Các chính giới đã bày tỏ sự thông cảm và đồng tình với người Việt tại đây và hứa sẽ đấu tranh cùng với cộng đồng Việt Nam cho đến khi nào đài truyền hình SBS chấm dứt VTV4. Dân biểu Lindsay Tanner cho rằng số người tham dự cuộc biểu tình hôm nay hay cách đây vài tuần tại Sydney đã chứng minh rõ ràng (không còn thắc mắc gì nữa) về quan điểm của cộng đồng Việt Nam trước vấn đề này. Ông nói: "SBS phải có trách nhiệm tham khảo ý kiến của đối tượng phục vụ, trong trường hợp này họ đã thất bại". TNS Stephen Conroy cam kết: "Tôi và ông Lindsay Tanner có thể bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này và điều nghiên sự lạm dụng công quỹ, tiền đóng thuế của chính quý vị, cho đến khi nào họ ngưng hẳn chương trình này." Dân biểu tiểu bang ông Luke Donnella cho biết: "Tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh này của các bạn. VTV4 là một công cụ tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Nó không phải là quan điểm của người Việt. Chúng ta ở Úc đâu có cần những nguồn tin mà không phản ảnh quan điểm của người Việt ở trong nước." v.v...
Nhiều thành phần trong cộng đồng từ giới chuyên gia, sinh viên và cao niên cho đến đại diện tôn giáo cũng đã bầy tỏ quan điểm và kêu gọi SBS chấm dứt chương trình VTV4. Mọi người, từ nhỏ đến lớn, nam phụ lão ấu, và kể cả chính giới, đều chia sẻ quan điểm rằng việc SBS trình chiếu VTV4 mà không tham thảo ý kiến cộng đồng và bội ước lại những điều đã hứa với cộng đồng là một thái độ quá coi thường và thách thức. Trình chiếu một chương trình đầy tính tuyên truyền dối trá cho một cộng đồng tị nạn bỏ nước ra đi vì chính sự cai trị độc tài tàn bạo của chế độ đó thì không còn lời lẽ gì có thể diễn tả được sự vô lý và vô nhân sách của họ. Điều đó chỉ gợi lại những vết thương đau đớn cho rất nhiều người Việt tị nạn tại Úc đã từng là nạn nhân của chế độ. Dùng tiền thuế của chúng ta để nhân danh tự do thông tin, nhưng thật ra chỉ giúp cho cộng sản tuyên truyền, đưa tin tức một chiều, bóp méo sự thật, là một hành động không thể chấp nhận được.
Tất cả các lời phát biểu trên đều có cùng kết thúc là yêu cầu Ban giám đốc SBS phải ngưng ngay VTV4 và phải lắng nghe, tham khảo ý kiến của đối tượng phục vụ của họ.
Cuộc biểu tình đã chấm dứt vào khoảng 1 giờ 30 chiều cùng ngày. Tinh thần trách nhiệm chung trong cuộc đấu tranh này đã được thể hiện rõ vì nhiều người đã ở lại để phụ với ban tổ chức nhặt rác, thu dọn đồ đạc và trả lại địa điểm biểu tình giống như lúc mới đến. Phần lớn ra về trong tinh thần lạc quan và quyết tâm: lạc quan về chính nghĩa và thế tất thắng của công cuộc đấu tranh này; quyết tâm đấu tranh cho đến khi nào đạt được thắng lợi là SBS phải ngưng chiếu VTV4 trên đài truyền hình. Và cũng rất nhiều người tin rằng cuộc đấu tranh này không chỉ dừng lại ở đây mà còn phải làm sao để mọi người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do dân chủ thật sự trên quê hương yêu dấu.

Hoàng Dạ tường trình từ Melbourne, Úc Châu


Hạ Cờ Cộng Sản tại Trường Darra-Jindalee Catholic School, Brisbane, Queensland

Darra-Jindalee Catholic School là một trường Công Giáo tọa lạc tại Station Rd, Darra. Trường nầy có rất đông học sinh Việt Nam. Ngày Thứ Ba, 24-11-2003 vừa qua, Ban Giám hiệu trường có tổ chức một buổi họp mặt đông đảo phụ huynh học sinh để trình bày về phương thức giảng dạy trường đang áp dụng, cũng như để thu thập những ý kiến xây dựng của mọi giới. Nhân dịp nầy nhiều phụ huynh học sinh Việt Nam được mời tham dự, trong đó có Ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/QLD cùng hai Chiến hữu khác là Ông Trần Công Thanh và Ông Trần Văn Tự.
Khi đi ngang qua các phòng học của trường, mọi người chú ý thấy có hai lớp học dán cờ đỏ sao vàng của cộng sản trên tường. Ông Huỳnh Bá Phụng bèn tìm gặp Vịø Hiệu Trưởng của trường là Bà Maureen Whiting để tiếp chuyện. Ông Phụng và hai chiến hữu kể trên đã được bà hiệu Trưởng tiếp chuyện rất niềm nỡ.
Ông Phụng đã giải thích cho Ban Giám hiệu trường hiểu rằng Cộng Đồng Người Việt hiện có mặt trên đất Úc nói chung và tại QLD nói riêng là những người tỵ nạn Cộng sản, những người đã phải bỏ nước ra đi vì không chịu nổi sự hà khắc của chế độ Cộng sản chuyên chế. Lá cờ máu của CSVN đã gợi lại trong ký ức của mọi người Việt tỵ nạn những kỷ niệm đau thương mà chính bản thân họ hoặc thân nhân họ đã hoặc đang gánh chịu. Cộng đồng Người Việt tỵ nạn chúng tôi không chấp nhận lá cờ máu đó vì những lý do vừa kể. Lá cờ chính thức của Cộng đồng người Việt chúng tôi là lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ; Nếu quý vị có theo dõi báo chí cũng như truyền hình ắt hẳn đã thấy rõ trong thời gian vừa qua, tại nhiều nơi trên đất Mỹ, chính quyền Hoa kỳ đã công nhận lá cờ vàng với ba sọc đỏ là lá cờ chính thức được treo nơi cộng trong các buổi lễ.
Sau khi được giải thích, bà Hiệu trưởng tỏ ra rất hối tiếc về sự ngộ nhận của mình trong việc treo cờ Việt Nam từ trước đến nay. Bà đã thành thật ngỏ lời xin lỗi Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn và hứa sẽ thay đổi ngay cờ đỏ sao vàng bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ. Bà còn hỏi mượn một lá cờ vàng ba sọc đỏ để làm mẫu. Nhân cơ hội nầy, Ông Huỳnh Bá Phụng đã vui vẻ mang đến tặng cho trường hai lá cờ vàng ba sọc đỏ đồng thời cám ơn bà Hiệu Trưởng và toàn thể Ban Giám hiệu của trường đã thông cảm và thấu hiểu được những ưu tư sâu xa của những người tỵ nạn VN.
Lại một lần nữa, Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại QLD đã thắng lợi trong việc dẹp bỏ những biểu tượng của chế độ sắt máu CSVN tại nơi định cư của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.