Hôm nay,  

Sos: Người Bịnh Tâm Thần

01/09/200300:00:00(Xem: 4124)
Nước Mỹ là một nước cuộc sống vô cùng căng thẳng. Thần kinh con người đôi lúc căng như sợi dây đờn. Ngoài đường thì xe cộ chạy như tên bắn. Tại sở việc làm thường bấp bênh. Tại nhà bao nhiều việc phải trả; hoá đơn tiền trả góp, bảo hiễm nhà, xe, sức khỏe, điện, nước hàng tháng đều đều tới không khoang nhượng. Chậm trễ hay trỡ ngại vì khó khăn tài chánh, lơ mơ một chút là nhà, xe bị lấy, vợ con bị đẩy ra đường.
Cuộc sống căng thẳng lại càng căng thẳng hơn vớùi ngườiViệt chân ướt chân ráo đến tỵ nạn CS trên đất Mỹ. Một cuộc ra đi không chuẩn bị, để lại phiá sau tất cả những gì đã đầu tư từ thuở nhỏ ở quê nhà, đến Mỹ với tay trắng nhưng nhiều gánh nặng gia đình vợ con đùm đề. Đất nước mới lại hoàn toàn xa lạ, cách quê nhà nửa vòng trái đất. Ngôn ngữ bất đồng. Văn hoá khác biệt; Việt ngoắc người lồng bàn tay úp xuống, Mỹ ngoắc người lồng bàn tay ngửa lên. Đó là chưa nói đến những năm dài bị CS tẩy não, đày đọa vật chất tinh thần ở trại tù nhỏ, là trại tù cải tạo tập trung ở rừng sâu nước độc hay trại tạm giam chật hẹp để điều tra xét hỏi ở thành phố hoặc thường xuyên bị dằn vật, chà xát trong trại tù lớn ngoài đời, là xã hội VN dưới chế độc độc tài toàn diện CS với công an cảnh sát có mặt khắp hang cùng ngỏ hẹp. Đến Mỹ hết mấy tháng Welfare, y tế bị cúp, việc làm kiếm không ra, tiền nhà không được phép khất, điên đầu, điên cổ. Đầu óc căng thẳng, tâm thần trầm uất, tinh thần nhiều khi xuống tới mắt cá. Dây thần kinh có là dây thừng dây chảo đi nữa cũng mà khó chịu nổi trong thời gian dài. Vì vậy có người phải bị đưa đi chuyên viên phân tâm học, bác sĩ tâm thần hay nhà thương tâm thần để chữa trị. Và có người phải xin ăn tiền bịnh tâm thần để sống. Thườngï thì được sống và điều trị tại nhà. Nhưng khi lên cơn, láng giềng hay người nhà sợ nguy hiễm phải kêu cảnh sát. Cảnh sát đến mà biết có bịnh tâm thần, thường là đưa thẳng vào bịnh viện tâm thần. Nơi đây người bịnh có khi phải bị còng tay mỗi khi tiếp xúc với người khác, như thân nhân đến thăm hay bác sĩ điều trị. Sau nhiều tháng điều trị mới được đưa đi ra nhà dưỡng bịnh tâm thần tương đối dễ thở hơn. Suốt thời gian ở nhà thương hay nhà dưỡng bịnh, tiền bịnh tâm thần Sở Xã hội chi trả thẳng cho nhà dưỡng bịnh hay nhà thương. Sở còn phải trả thêm trung bình mỗi tháng cho các cơ sở ấy, mỗi người tối thiểu từ 3 đến 4 ngàn nữa.

Kinh tế Mỹ từ sau cuộc khủng bố 911 suy thoái. Ngân sách khiếm hụt nên phải cắt giảm. Hai mục các tiểu bang thường cắt giảm là, kinh phí của ngành y tế và ngành giáo dục. Sư cắt giảm đó đang đưa những người bịnh tâm thần đến cơn khủng hoảng tài chánh. Các cơ sởû nuôi dưỡng người bị bịnh tâm thần quận hạt địa phương đã cố gắng khắc phục rất nhiều suốt mấy năm nay. Nhưng các cơ sở ấy nay sức đã cùng lực đã tận và kêu cứu: SOS, Người bịnh Tâm thần. Theo bản tin phân tích gần đây nhứt của Tạp chí Sacramento Bee ở thủ phủ Cali, từ lâu khắp nước Mỹ, kinh phí ngân sách tài trợ cho các cơ sở phục vụ những người bịnh tâm thần đã eo hẹp. Bây giờ với đà kinh tế suy thoái và ngân sách tiểu bang và liên bang càng ngày càng nợ nần, các cơ sở ấy càng bị cắt giảm, thiếu phương tiện hơn. Bịnh nhân tâm thần của những gia đình nghèo có thể bị đẩy ra đường không nơi nuơng tựa, bị nhốt vào khám đường hay đi đến đường cùng, là tự tử. Phó chủ tịch liên hội những cơ sở lo về bịnh tâm thần, Patricia Ryan, cho biết các cơ sở này đang trên đường đi đến khủng hoảng tài chánh. Thí dụ như cơ sở Cedar House lo phục vụ cho những người mắc bịnh tâm thần do Toà án chuyển đến, phải đóng cửa vào 1 tháng 7 rồi. Các cơ sở tương tự ở các địa phương, đa số phải đóng cửa vì bị cắt kinh phí dù Liên bang lớn tiếng thừa nhận việc phục vụ những người bịnh tâm thần là rất cần thiết và con số các cơ sở hiện có là chưa đủ. Nhưng các tiểu bang vì tình trạng ngân sách khiếm hụt phải cắt giảm kinh phí dành cho việc phục vụ những người đang thương này cũng như cắt giảm kinh phí giúp cho người già trong chương trình an sinh xã hội và người trẻ trong chương trình giáo dục. Thí dụ như tiểu bang Cali, ngân sách năm nay vừa mới được TĐ Davis ký ban hành, cắt 10% kinh phí chăm sóc cho người trẻ lẫn già bị binh tâm thần đang được các cơ sở phục vụ. Năm rồi Cali cũng đã cắt 10 triệu dành cho ngưòi bịnh tâm thần không có nhà và 20 triệu dành phục vụ cho trẻ em bị bịnh tâm thần.
Như Liên bang thừa nhận, nhu cầu chăm sóc người bịnh tâm thần là tối thiết và con số các cơ sở phục vụ là còn thiếu, dù kinh phí ngân sách bị cắt, các cơ sở và hội đoàn cũng không chịu bó tay trong việc phục vụ những người đáng thương ấy. Những cơ sở này cố gắng tìm biện pháp để giúp như chuyển đổi những người bịnh phải trị cách ly sang những cơ sở không cách ly. Sáng kiến này giúp cho Quận Placer County tiết kiệm đuợc 400 ngàn đô mỗi năm. Hoặc kéo dài thời gian đưa những người bịnh đi khám những nhà phân tâm học, bớt việc huấn luyện nghề nghiệp đối với bịnh nhân, hay bải bỏ cả hai việc ấy; những cắt giảm đó giúp bớt chi phí của các cơ sở rất nhiều. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo việc các giảm dịch vụ nuôi trị người bịnh tâm thần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chửa trị nhiều. Nhưng thà chất lượng kém còn hơn không có chất lượng nào khi đóng cửa các cơ sở, xô những người bịnh ra đường như kẻ không nhà, hay đưa họ vào trại giam, hoặc đưa họ vào thế cùng là tự tử hay chết bờ, chết bụi.
Thật là một bài toán chưa có giải pháp vừa ý. Nhưng làm cách nào bây giờ khi thiếu tiền tài trợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.