Hôm nay,  

Ám Sát Giáo Lãnh Shiite: Khúc Quanh Của Iraq

03/09/200300:00:00(Xem: 4060)
Cái chết của Giáo Lãnh Shiite Mohamed Baqer Al- Harim do cuộc ám sát khủng bố là một khúc quanh lớn trong tình hình ở Iraq. Khủng bố đã đẩy Giáo phái đa số Shiite khó có chọn lựa nào khác hơn là phải xích lại gần hơn với Mỹ, và Mỹ có lý do liên kết những khó khăn trong bình định tái thiết là do khủng bố.
Trước nhứt, cuộc khủng bố ám sát giết hại Giáo lãnh Al- Hakim là một cuộc tấn công chết chóc nhứt từ khi Chiến dịch Iraq tự do chấm dứt đến giờ. Cuộc ám sát khủng bố lại làm tại Thánh Địa Nadjaf của giáo phái Shiite nhiều ( khoảng trên 60% ) người dân Iraq theo nhứt nếu so với giáo phái Sunni thiểu số ( khoảng dưới 35% ) đã từng ủng hộ chế độ Hussein. Cuộc ám sát khủng bố lại xảy ra ngay sau khi Giáo Lãnh Al- Hami rời đền thờ sau lễ cầu nguyện ra xe. Quân khủng bố cho nổ chiếc xe hiệu Wolkwagen chứa đầy chất nổ đậu gần chiếc xe hiệu Land Cruiser của Giáo Lãnh và nhiều xe hiệu Toyota của những người cận vệ. Tổn thất lớn khiến 82 người chết và 229 người bị thương, vào ngày 29 tháng 8, năm 2003. Thân xác của của Giáo Lãnh thành không tìm thấy; người ta chỉ nhặt được vài mảnh vụn và đang đem về Viện Pháp Y để thử ADN. Cổng gạch, tường rào của Thánh đường, nhà hàng, kho hàng bên kia đường tan tành thành đống gạch vụn, người ta tin còn nhiều xác chết bị chôn vùi bên dưới. Cuộc khủng bố ám sát này to lớn và trầm trọng hơn cuộc khủng bố phá hoại Toà Đại sứ Jordan, ngày 7, và Trụ sở Phái bộ Liên hiệp Quốc, ngày 19, cũng của tháng 8 này, tại thủ đô của Iraq, là Baghdad.
Cuộc khủng bố ám sát giết hại Giáo Lãnh Shite Al- Harim tại Thánh địa Nadjaf và cuộc khủng bố phá hoại giết hại Ô. Degio Viera de Mello tại Baghdad tuy khác chỗ, khác người nhưng quân khủng bố nhắm cùng một mục tiêu. Giáo lãnh Al Harim và O. Mello là hai người ủng hộ triệt để việc tái lập hoà bình lại cho Iraq. Giáo Lãnh Al Harim là một người đại diện cho lập trường ôn hoà trong giáo phái Shiite đối với Mỹ. Trong bài thuyết giảng trước khi bị ám sát, Giáo lãnh còn thuyết giảng và kêu gọi đồng đạo hãy kiên nhẫn trước tình hình bình định, xây dựng Iraq của Mỹ, sau khi nhận định những thử thách Iraq đang gặp phải là do tàn quân, tàn đảng của Chế độ Hussein gây ra. Tuy nhiên Oâng vẫn đòi hỏi Mỹ phải giao trách nhiệm điều hành đất nước Iraq lại cho người Iraq, đặc biệt là để cho "các lực lượng có tín ngưỡng đóng vai trò bảo vệ các thánh đìạ ở Iraq, vì Liên Quân không được phép đến gần những nơi ấy." Trong nội bộ của Shiite nói chung có rất nhiều tranh chấp, và chống lập trường của Al Harim. Bác của Oâng đã từng bị tổ chức ám sát ngày 24 tháng 8, làm 3 cận vệ chết. Thành phần chống đối Al Harim mạnh nhứt là Hội đồng Cách mạng Hồi giáo Iraq. Hội đồng cách mạng Hồi giáo này thẳng thừng chống Mỹ vì Hội đồng chủ trương biến Iraq thành một chế độ do giáo quyền Hồi giáo lãnh đạo như ở Iran. Nên Hội đồng này không chịu hợp tác với Hội đồng Quản trị Lâm Thời do Mỹ dàn xếp thành lập để bình định tái thiết và xây dựng dân chủ ở Iraq .

Sau cái chết của Giáo Lãnh Al Harim, hệ phái của Oâng qui tội ác này cho thành phần tàn đư của Đảng Baath của Oâng Hussein và thành phần khủng bố quốc tế của Al Qaeda tại Iraq. Những kẻ thù này của giáo phái Shiite muốn gây cuộc hỗn loạn ở Iraq. Lễ tống táng Giáo Lãnh có 300.000 người đưa tiển. Ngoài ra hệ phái của Cố Giáo Lãnh Al Harim còn kêu gọi một cuộc đình công toàn quốc ở Iraq trong ba ngày. Quân đội Mỹ từ lâu vì lý do tôn trọng văn hoá và tôn giáo Hồi giáo chịu rách nhiệm an ninh các thành phố Nadjaf và Kerbala có đất thánh, nhưng do yêu cầu của cố gắng tránh né không đóng quân gần thành phố và không hề đi vào thánh đường. Việc bảo vệ nội bộ các thánh đường do tôn giáo tự đảm trách.Sau cuộc khủng bố ám sát Giáo Lãnh, Shiite đã thấy khủng bố không chừa ai. Nói gọn đường lối của hệ phái Shiite của Giáo Lãnh al Harim xích lại gần Mỹ hơn sau cái chết của Giáo Lãnh.
Thứ đến, Mỹ có lý do vững chắc để liên kết những khó khăn ở Iraq với quân khủng bô. Lập trường của hệ phái Shiite của Giáo lãnh Al Harim xích lại gần hơn với Mỹ. Đại diện cao cấp nhứt của Mỹ tại Iraq, là Ô. Paul Bremer, vừa chia buồn của gia đình và hệ phái của Giáo lãnh Al Harim vừa lên án gắt gao cuộc ám sát khủng bố "Cuộc tấn công chứng tỏ kẻ thù của nước Iraq mới không lùi bước trước bất cứ cái gì. Chúng đã xâm phạm thánh địa, nơi linh thiêng nhứt của Hồi giáo. Liên Quân sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để lôi những người có trách nhiệm trong vụ này ra trước công lý." Còn TT Bush "lên án nặng nề" cuộc ám sát khủng bố, chỉ thị cho những viên chức Mỹ ở Iraq kết họp chặt chẽ với Hội Đồng Cai Quản Iraq để đem những người phạm tội ác ấy ra trước công lý. Oâng nhấn mạnh "lực lượng khủng bố phải bị đánh bại." Đâu phải quân khủng bố chỉ đánh Mỹ mà còn đánh Jordan, đánh cả Liên Hiệp quốc và đánh luôn tôn giáo Shiite nhhư đã thấy. Nói gọn khủng bố phá hoại công tác bình định, tái thiết, đem lại hoà bình, tự do, dân chủ cho nhân dân Iraq. Bất cứ ai giúp vào thiện ý đó là khủng bố đánh, chớ không phải chỉ đánh Liên Quân không thôi.
Sau cùng, Mỹ có thể biến đau thương của Jordan, Liên Hiêp Quốc, và Shiite do khủng bố gây ra thành hành động kết hợp tổng lực chống khủng bố và bình định tái thiết ở Iraq. Việc phái bộ LHQ không rút lui khỏi Baghdad, hệ phái Shiite hiểu rõ quân khủng bố không chừa ai, lợi cho Mỹ. Hiện thời việc Liên hiệp Quốc tham gia trách nhiệm tái thiết ở Iraq chỉ còn cách biệt với quan điểm của Mỹ một bước nhỏû. Hội đồng Bảo An LHQ chỉ còn tranh chấp với Mỹ quyền lãnh đạo chỉ huy công cuộc bình định tái thiết thôi. Mỹ đã sẵn sàng và chờ cho các nước đổ quân vào Iraq. 34 nước đã hứa với Mỹ đưa vào Iraq 21.000. Giả sử Hội dồng Bảo An có thể vận động hàng trăm ngàn quân các nước vào Iraq, quân Mỹ có rút về phân nửa, còn lại 70.000 quân, việc bình định tái thiết nếu giao quyền lãnh đạo chỉ huy lai cho HĐBA, công tác chưa chắc đã kiến hiệu vì đâu có nước nào đủ nhân tài vật lực để đóng vai trò như Mỹ. Dầu lửa của Iraq không đủû cho chi phí này. Theo lẽ thường ai cầm túi tiền, người đó có quyền. Điều này các nước ắt hẳn biết. Do vậy thoả hiệp giữa Mỹ và HĐBA về quyền lãnh đạo chỉ huy khi LHQ tham gia bình định tái thiết chỉ còn là vấn đề thoả hiệp chánh trị mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.