Hôm nay,  

Iraq: Dân Chủ Trong Pháo Đài

21/08/200300:00:00(Xem: 4082)
Ngược với Bill Clinton có cái may của một Xuân Tóc Đỏ, hình như George W. Bush lại có số “sát quân”. Ông gặp rất nhiều tai nạn từ khi cầm quyền và chỉ có hy vọng tái đắc cử nếu kịp thời phản ứng truớc những biến cố đầy máu lửa của tuần này....
Khi cả vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ bị cúp điện, truyền thông Mỹ ít nói đến hiện tượng lạ kỳ là từ ba đến năm ngàn người Pháp (có khi 10.000, Pháp đang cãi nhau về việc đó) bị thiệt mạng vì nóng, nhưng nói đến việc Tổng thống Bush vẫn đang nghỉ hè tại Texas (báo chí có ác ý bằng Việt ngữ có thể nói đến “nghỉ mát” cho thêm phần bi thảm). Và hai vụ khủng bố xảy ra cùng ngày Thứ Ba tuần này tại Baghdad và Do Thái càng làm chuyến nghỉ hè của Tổng thống Mỹ trở nên trái mùa. Sau một phiên họp với ban tham mưu kinh tế, ông Bush chỉ ra khỏi nông trại Crawford một lần khi qua California vận động ủng hộ tài chánh. Tại đây, ông tránh không để bị lôi vào gánh xiệc “recall” tại Cali, trong khi truyền thông Mỹ không nói nhiều đến việc ông ghé thăm các chiến binh tại San Diego.
Có lẽ, ban tham mưu chính trị của ông cần lãnh một cục xà bông trong mùa Hè nóng nực này.
Dư luận chờ đợi là sau chuyến nghỉ hè, vào đầu tháng Chín Tổng thống George W. Bush sẽ thông báo vài tin vui về Iraq - thí dụ như việc khám phá ra võ khí tàn sát (WMD) và một số tiến bộ trong việc ổn định tình hình sinh hoạt của dân chúng Iraq - và đề ra một chiến lược mới để đối phó với những vụ nổi loạn và phá họai của các phần tử chống Mỹ tại đây. Những biến cố vừa xảy ra tuần này không cho phép ông diễn xuất theo đúng kịch bản cũ nay đã lỗi thời. Ông phải có phản ứng lập tức, nếu không, Iraq chứ không phải kinh tế sẽ làm ông bị thất cử. Và trong giả thuyết một trong chín ứng viên Dân chủ mà đắc cử năm tới thì chẳng những Iraq sẽ còn loạn hơn xưa mà cả thế giới cũng mang họa vì bên phía Dân chủ chưa ai có một sáng kiến nào về Iraq ngoài đề nghị kéo cờ rút lui. Họ bận ngó vào cái ghế tổng thống hơn là thiên hạ sự.
Đa số truyền thông Hoa Kỳ, nhất là truyền hình và ấn loát, đều thiên tả và không có cảm tình với chính quyền Bush. Năm xưa, thời Lyndon Johnson, truyền thông Mỹ duy trì thiện cảm với đối sách của chính quyền tại Việt Nam trong năm năm, từ 1963 đến 1968. Ngày nay, sự kiên nhẫn đó không kéo dài quá năm tháng: bất cứ một biến cố nào hay một thành tích khủng bố nào xảy ra tại Iraq đều được tường thuật như một thất bại của chính quyền Bush. Không ai nói đến những tiến bộ thực tế trong việc ổn định cuộc sống người dân mà chỉ cho thấy sự ưu lo hốt hoảng của chiến binh Mỹ trước những kẻ thù giấu mặt, nhưng vụ đặt bom ống dầu hoặc đánh bom các cơ sở liên hệ đến Hoa Kỳ. Vụ một phóng viên thu hình của Reuters bị bắn lầm dĩ nhiên là không cải thiện được ấn tượng của truyền thông báo chí đối với chánh sách Iraq của Hoa Kỳ. Ngược lại, sau những bồi hồi xúc động vì vụ cơ sở Liên hiệp quốc trong một khách sạn tại Baghdad bị đánh bom khiến vị đại diện Liên hiệp quốc bị thiệt mạng sau hai giờ hấp hối dưới gạch vụn, truyền thông sẽ ráo riết hạch hỏi chính quyền Bush về những gì đang thực hiện tại Iraq.
Sau chuyến nghỉ hè, ông Bush sẽ có một mùa Thu ảm đạm nếu không có sáng kiến gì mới về Iraq.
*
Chính quyền Bush quyết định tấn công Iraq vì một số lý do. Chính thức là vì chế độ này đã hoặc đang có kế hoạch chế tạo võ khí tàn sát (lý do WMD) và lại có thể cộng tác với al-Qaeda (lý do khủng bố) nên Hoa Kỳ phải ra tay trước. Vả lại, chế độ độc tài này có tội với dân Iraq và lương tâm nhân loại (lý do nhân quyền) cho nên nếu được giải phóng khỏi ách độc tài này, Iraq có hy vọng thiết lập nền dân chủ. Và đó sẽ là yếu tố chiến lược giúp toàn thế giới Hồi giáo nhìn ra một chọn lựa khác ngoài giải pháp khủng bố (lý do chiến lược và là lý do thực). Iraq vì vậy sẽ là một màn biểu diễn có giá trị vượt khỏi lãnh thổ và ảnh hưởng đến toàn vùng Trung Đông, trong đó có cả Do Thái và Palestine.

Thay vì áp dụng chánh sách nửa vời với đầy di họa của Bill Clinton, George W. Bush áp dụng chánh sách cứng rắn và tin rằng nếu thế giới Hồi giáo không biết yêu thì cũng biết sợ siêu cường Mỹ. Chính quuyền của ông bi quan về khả năng suy xét đúng sai của các phần tử Hồi giáo cực đoan quá khích nhưng lạc quan về khả năng hành động của mình. Kết cuộc thì Hoa Kỳ không chinh phục được thiện cảm của thế giới mà cũng chẳng làm thế giới Hồi giáo nói riêng sợ hãi hơn. Chứng cớ là liên quân bị bắn sẻ, và hình thức kháng cự đang chuyển từ mục tiêu nhân sự (bắn sẻ) qua mục tiêu phá hoại hạ tầng cơ sở (ống dẫn dầu) và mục tiêu chính trị là trụ sở Liên hiệp quốc tại Baghdad. Trong vụ đánh bom sau cùng này, người ta thấy mối lo ngại của Mỹ là sự cấu kết giữa độc tài và khủng bố đã thành hình. Phương tiện khủng bố là võ khí cổ điển (bom và chất nổ) của chế độ độc tài được quân khủng bố (có khi là đặc công al-Qaeda hay Hồi giáo quá khích từ ngoài xâm nhập vào lãnh thổ Iraq) sử dụng dễ dàng để tấn công vào loại mục tiêu ít phòng thủ (soft targets) và bày ra sự lúng túng của Mỹ.
*
Chiến dịch Iraq không thể lập tức diệt trừ khủng bố mà còn khiến khủng bố sẽ xảy ra nhiều hơn trong vài tháng sau khi mặt trận quân sự kết thúc. Chúng ta đều hiểu như vậy vì biết al-Qaeda phải ra tay để chứng tỏ với dân Hồi giáo là mình chưa bị tiêu diệt. Cho nên, vụ khủng bố tấn công các mục tiêu dân sự (Đại sứ quán Jordan hay trụ sở Liên hiệp quốc) không thể làm mình ngạc nhiên. Nếu có, người ta phải ngạc nhiên vì sao Mỹ lại lúng túng sau trận chiến thần tốc tháng Ba và từ tháng Tư đến nay lại chỉ cho thấy những vụng về tại chỗ. Nếu như truyền thông không muốn loan truyền thì bộ Ngoại giao cũng phải cho dư luận biết về những thành tích xây dựng tại đây. Bộ Ngoại giao chỉ có một thành tích là sự im lặng trước sự lúng túng của bộ Quốc phòng.
Hoa Kỳ khéo làm ảo thuật để các đạo quân hùng hậu của Saddam Hussein tan biến trong sa mạc sau vài tuần giao tranh chớp nhoáng, nhưng không chuẩn bị để ngăn ngừa tàn dư của đạo quân này chống trả bằng chiến tranh phá họai. Tại A Phú Hãn, Hoa Kỳ chỉ cố thủ tại Kabul và yểm trợ chính quyền Karzai được thành hình nhờ sự dàn xếp của Liên hiệp quốc tại Bonn vào tháng 12 năm kia. Phần lãnh thổ còn lại là vùng oanh kích tự do và tuần qua đã trở thành điểm nóng nhưng không được truyền thông Mỹ chú ý vì binh lính Mỹ không là nạn nhân hàng đầu của những vụ đột kích này. Tại Iraq, Hoa Kỳ phải trải mỏng phương tiện trên toàn lãnh thổ và mỗi tổn thất xương máu của binh lính Mỹ là một tổn thất chính trị cho ông Bush, được truyền thông loan tải đều đặn mẫn cán.
Trong nội bộ chính quyền, ông Bush cũng bị nạn du kích của các phần tử không đồng ý với chánh sách của mình và tiết lộ cho báo chí từng phần có dụng ý của cả hồ sơ, hoặc phe này phá hoại phe kia ở ngay tại chỗ. Ấn tượng chung vì vậy là Mỹ bị căng mỏng và xuất huyết tại Iraq (mỗi tuần vài người và một tỷ đô la), ông Bush không lãnh đạo được ban tham mưu về an ninh và đối ngọai, và chính quyền ông thiếu chuẩn bị để đối phó với hình thái chiến tranh phá hoại, bước đầu của chiến tranh du kích, lần này lại kết hợp với khủng bố toàn cầu.
Chính quyền của ông tin rằng nếu có điều kiện thì người dân Iraq cũng sẽ chọn lựa dân chủ vì khát khao tự do. Nhưng dân chủ không phải là loại rau cỏ chỉ cần vài tháng là đã xanh tươi mơn mởn, ngược lại, phá hoại dân chủ là loại fast food dễ làm của quân khủng bố mà phương tiện siêu kỹ thuật của quân sự và tình báo Hoa Kỳ cũng không thể ngăn ngừa nổi. Trong vùng chiếm đóng của liên quân, dân chủ dù là kiểu Iraq hay kiểu Mỹ, chưa thể đem lại kết quả thuyết phục lập tức; chứ bên ngoài vòng đai đó thì ai ai cũng có thể là kẻ thù có súng phóng lựu không giật, có PRG hay hỏa tiễn cầm tay và phải được đối phó nhặm lẹ, đích đáng. Bắn trước hỏi sau. Một phóng viên thu hình của Reurters bị thiệt mạng trong điều kiện éo le đó và truyền thông càng thêm ác cảm với việc chiếm đóng của Hoa Kỳ.
Một giải pháp cứu vãn là sự cộng tác của Liên hiệp quốc. Giải pháp đó vừa bị thách đố với việc Đặc sứ Sergio Vieira de Mello bị tử thương trong đống gạch vụn của Canal Hotel tại Baghdad. Vì vụ này, dư luận thế giới sẽ có ác cảm hơn với quân khủng bố, nhưng cũng sẽ lại nêu câu hỏi về việc Hoa Kỳ tham chiến (để nhân viên Liên hiệp quốc bị họa lây). Thế giới và nhất là truyền thông Mỹ không nêu câu hỏi vì sao Liên hiệp quốc và các nước đều kêu gọi Hoa Kỳ phải đưa quân vào Liberia cứu nguy xứ này nhưng sẽ rất gắt gao kể tội ông Bush về những gì đang xảy ra tại Iraq.
Ông nên giữ mẽ ở lại Crawford thêm vài ngày cho có vẻ bình tĩnh, nhưng nên lập kế họach tìm ra một giải pháp đối phó thích đáng hơn để loan báo ngay trong một vài tuần tới. Nếu không, cả ông và ban tham mưu sẽ có dịp nghỉ hè rất lâu sau cuộc bầu cử năm tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.