Hôm nay,  

Cố Tư Lệnh Sđ22 Lê Đức Đạt, Phòng Tuyến Tân Cảnh 1972

09/06/200100:00:00(Xem: 7783)
* Tư lệnh Sư đoàn 22BB Lê Đức Đạt và chiến trường Tân Cảnh-Dakto
Tháng 2/1972, CQ đã tiến hành các cuộc chuyển quân ồ ạt vào vùng Cao nguyên. Trước tình hình đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã tăng cường lực lượng phòng thủ ở mặt trận phía Bắc tỉnh Kontum: Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh (BB) cùng với bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn, và một thành phần Tiếp vận từ Bình Định lên khu vực Tân Cảnh-Dakto. Tại Tân Cảnh, bộ Tư lệnh Tiền phương đóng chung với bộ chỉ huy Trung đoàn 42 BB đã đóng quân tại đây từ trước. Căn cứ này gần ngã ba Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 512. Toàn bộ cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 8 tháng 2/1972. Đến ngày 1 tháng 3/1972, Thiếu tướng Lê Ngọc Triển, Tư lệnh Sư đoàn 22 BB bàn giao chức vụ chỉ huy sư đoàn này cho Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh phó Sư đoàn, để về bộ Tổng Tham mưu nhận chức Tham mưu phó Hành quân.

Ngay sau khi nhận chức tư lệnh, Đại tá Đạt đã điều động các phòng tham mưu chính lên Tân Cảnh, bộ Tư lệnh Tiền phương trở thành bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn. Theo lời kể của cựu Đại tá Trịnh Tiếu, nguyên Trưởng phòng 2 Quân đoàn 2, khi đảm nhận chức vụ Tư lệnh Sư đoàn, Đại tá Lê Đức Đạt đã không có được yểm trợ của cố vấn trưởng Quân đoàn 2 Paul Vann như ông ta đã dành cho Đại tá Lý Tòng Bá, tân Tư lệnh Sư đoàn 23 BB, lại còn bị vị cố vấn này gây nhiều khó khăn trong chỉ huy và điều hợp các đơn vị. Vị cố vấn đã bất bình với Trung tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân đoàn 2, về việc không sắp xếp nhân sự giữ chức tư lệnh Sư đoàn 22BB theo ý của cố vấn trưởng, nên ông Paul Vann đã từ chối yêu cầu của tướng Du về kế hoạch dội B 52 “dập nát” 2 sư đoàn CSBV đang bao vây Sư đoàn 22 Bộ binh, dẫn đến hậu quả là căn cứ Tân Cảnh đã phải thất thủ.

Theo các tài liệu tổng hợp, chi tiết về chuyện bất đồng này đã diễn ra như sau: vào tháng 2/1972, ông Paul Vann với chức danh Cố vấn trưởng Quân đoàn 2 đã yêu cầu Trung tướng Ngô Du phải thay thế hai vị tướng đang giữ chức tư lệnh hai sư đoàn của Quân đoàn 2: Thiếu tướng Lê Ngọc Triển, Tư lệnh Sư đoàn 22 BB và Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh, Tư lệnh Sư đoàn 23 BB (Tướng Cảnh thăng thiếu tướng vào tháng 4/1974 khi đang giữ chức vụ Phụ tá Tổng trưởng Nội vụ đặc trách Nhân Dân Tự Vệ). Lý do Ông Paul Vann đưa ra là hai vị tướng này đã lớn tuổi cần được thay thế bởi các sĩ quan trẻ hơn. Ơng Paul Vann yêu cầu Trung tướng Ngô Du cử Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Lê Minh Đảo thay Tướng Triển và Tướng Cảnh.

Sự tiến cử của vị cố vấn QĐ2 đã không được Trung tướng Ngô Du đồng ý. Tướng Du nói với ông Paul Vann rằng việc bổ nhiệm tư lệnh Sư đoàn là do Tổng thống VNCH quyết định, hơn nữa Tướng Triển và Tướng Cảnh không phạm lỗi gì, nên không thể đề nghị thay đổi được. Tuy nhiên ông Paul Vann làm áp lực đòi Trung tướng Du phải thay thế hai vị tư lệnh Sư đoàn. Ông Paul Vann nguyên là Trung tá Cố vấn trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh trong thời gian 1961-1962, thời kỳ Tướng Huỳnh Văn Cao còn là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn, sau đó, ông giải ngũ và về HK. Năm 1966 ông trở lại VN, từ 1967-1969, với tư cách là quan chức dân chính cao cấp của HK, ông chỉ huy cơ quan CORDS tại Vùng 3 CT, khi được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng Quân đoàn 2, ông được hưởng quyền lợi dành cho cấp thiếu tướng HK).

Cuối cùng, do tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự yểm trợ về Không quân của Hoa Kỳ qua trung gian của Cố vấn Quân đoàn, Trung tướng Ngô Du đành phải thỏa mãn gấp các điều kiện của ông Paul Vann, tuy nhiên Tư lệnh Quân đoàn 2 cũng chỉ thỏa mãn một nửa số điều kiện của ông Paul Vann: ông đề ghị Tổng thống VNCH bổ nhiệm Đại tá Lý Tòng Bá giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 BB thay vì Tư lệnh Sư đoàn 22 BB như đề nghị ban đầu của ông Paul Vann, và Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB, giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này. Giải pháp 50% của Trung tướng Ngô Du vẫn không làm vừa lòng ông Paul Vann, ông rất giận Tướng Du vì đã không cử Đại tá Lê Minh Đảo làm Tư lệnh Sư đoàn 22 BB khi Đại tá Bá đã được đề nghị chỉ huy Sư đoàn 23 BB. Do đó, ông Paul Vann đã trút tất cả sự bức tức lên Đại tá Đạt.

Theo giải thích của cựu Đại tá Trịnh Tiếu thì sở dĩ Tướng Du cử Đại tá Lê Đức Đạt vì Đại tá Đạt đang là Tư lệnh phó Sư đoàn lên giữ chức Tư lệnh Sư đoàn là điều hợp lý, hơn nữa Đại tá Đạt rất thân với Đại tướng Cao Văn Viên, nên Tướng Du nghĩ rằng khi Đại tá Đạt lên làm tư lệnh mặt trận thì Đại tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho Đại tá Đạt. (Cũng cần ghi nhận rằng trong khoảng thời gian 1965, khi Đại tướng Cao Văn Viên còn là Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 & Vùng 3 chiến thuật thì Đại tá Đạt là Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Phước Tuy với cấp bậc trung tá).

* Những giờ cùng của Tư lệnh Sư đoàn 22BB Lê Đức Đạt tại Tân Cảnh
Trở lại với chiến trường Tân Cảnh, trước khi Cộng quân mở cuộc tấn công cường tập vào căn cứ này, lực lượng bố phòng tại đây gồm có Trung đoàn 42 BB, 2 pháo đội 105 và 155 ly, 1 chi đội M-41 và 1 chi đội M-113, 1 đại đội Công Binh chiến đấu. Ngày 23 tháng 4/1972, lực lượng CQ gồm các đơn vị của sư đoàn 2 CSBV phối hợp với các đơn vị đặc công, thiết giáp CQ thuộc B3 đã khởi động cuộc tấn công ở vòng đai Tân Cảnh. Trong ngày 23 tháng 4/1972, CQ đã mở một trận hỏa công bằng đủ loại pháo, trong đó có hỏa tiễn-dây điều khiển Sagger 13 để làm tê liệt các chiến xa và công sự chiến đấu của lực lượng trú phòng. Từng chiến xa M41 đang nằm trên các vị trí phòng ngự để bảo vệ Trung tâm Hành quân Sư đoàn đều bị trúng đạn. Tiếp đó, vào 10 giờ 30, Trung tâm Hành quân cũng bị trúng đạn địch bắn trực xạ, hệ thống truyền tin bị hủy hoại, một số quân nhân thương vong.

Buổi trưa, với sự giúp đở của các cố vấn HK, một trung tâm Hành quân tạm thời đã được thiết lập chung với trung tâm Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh với các máy móc truyền tin lấy từ hệ thống dành cho các Cố vấn. Thế nhưng, Đại tá Lê Đức Đạt đã từ chối cùng với các sĩ quan HK trong ban Cố vấn Sư đoàn đến làm việc tại trung tâm Hành quân mới, ông ở lại bộ chỉ huy cũ đã bị tan hoang cùng với Đại tá Tôn Thất Hùng, Tư lệnh phó, vài sĩ quan thân tín trong bộ Tham mưu cùng với một máy truyền tin liên lạc. Buổi chiều, Đại tá Lê Đức Đạt cho lệnh các pháo đội của Sư đoàn phản pháo vào các vị trí tình nghi là pháo binh của địch đặt súng, nhưng không có kết quả. Cùng lúc đó, từ trung tâm Hành quân mới, các cố vấn HK đã hướng dẫn Không quân thực hiện phi vụ không yểm, oanh kích vào các mục tiêu của CQ, dựa theo báo cáo của các cố vấn trung đoàn. Nỗ lực của các cố vấn HK vẫn không có hiệu quả do thời tiết quá xấu đã hạn chế phần quan sát, ngoài ra hệ thống phòng không dày dặc của địch đã bắn chận các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của Không quân Việt-Mỹ.

Gần tối, một thành phần đặc công CSBV đã xâm nhập vào vòng đai phi đạo của căn cứ và đặt chất nổ phá hủy một bãi đổ đạn dược gần đường bay. Trong khi đó, CQ tiếp tục pháo kích dữ dội vào khu vực trung tâm của căn cứ. Vào nửa đêm, các đơn vị của Trung đoàn 42 BB phòng thủ quanh vòng đai căn cứ quan sát thấy 15 chiến xa địch di chuyển theo hướng Nam đến Tân Cảnh. Do tình hình nguy kịch nên Sư đoàn 22 BB khó tiến hành một kế hoạch nào kịp thời để ngăn chận Cộng quân, ngoài trừ một trận pháo ở mức độ nhỏ của Pháo binh và đợt phản pháo dữ dội nhưng không có kết quả của đối phương, trong khi đó hai chiếc cầu trên Quốc lộ 14 ở hướng Nam đến Tân Cảnh vẫn để nguyên vẹn nên chiến xa của CQ đã di chuyển dễ dàng trên lộ trình chuyển quân.

Khoảng 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1972, 15 chiến xa T54 của CQ bao vây căn cứ Tân Cảnh, vào lúc này 10 chiến xa M-41 và M-113 bảo vệ bộ Tư lệnh đã bị địch bắn cháy 8 chiếc, 2 chiếc còn lại đã ở trong tình trạng bất khiển dụng vì bị đứt dây xích. Nhận thấy tình hình vô vọng, Đại tá Kaplan, Cố vấn trưởng Sư đoàn, đã liên lạc khẩn cấp yêu cầu cố vấn trưởng Quân đoàn 2 bay lên cứu ông và toán cố vấn. Khoảng 4 giờ sáng, ông Paul Vann lál trực thăng trinh sát đặc biệt OH-58 Kiowa, loại mới nhất, đáp xuống một bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn để bốc Đại tá Kaplan.

Trước khi trực thăng đáp xuống, Đại tá Kaplan đã đến báo cho Đại tá Lê Đức Đạt và yêu cầu ông cùng lên trực thăng ứng cứu của ông Paul Vann nhưng Đại tá Đạt đã từ chối. Vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB đã biết rõ tình hình rất bi đát, thế nhưng ông vẫn không yêu cầu Trung tướng Ngô Du cho trực thăng bay lên cứu. Đại tá Đạt ra lệnh cho tất cả các quân nhân còn lại trong căn cứ tìm cách thoát ra ngoài căn cứ trước khi trời sáng. Ông bắt tay vĩnh biệt các sĩ quan, và Đại tá Hùng, Tư lệnh phó. Và ông đã vĩnh viễn ở lại với Tân Cảnh. Theo lời kể của đại tá Kaplan và một số nhân chứng, Đại tá Lê Đức Đạt đã tự sát sau khi căn cứ bị Cộng quân tràn ngập.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.