Hôm nay,  

Đời Sống Quanh Ta

02/11/200300:00:00(Xem: 4793)
Bị ái tình nó vật, có đau không"
Đau lắm chứ, và đau thật sự nữa là khác. Đó là câu trả lời của khoa học gia Naomi I. Eisenberger và một đồng nghiệp của bà khi cả hai đăng kết quả khảo cứu của họ trên một tập san khoa học vừa xuất bản thang 9 bnăm 2003.
Trong lịch sử loài người, qua các nền văn hóa của mọi dân tc, các ông bà nhà thơ, nhà văn thường làm thơ về sự khổ đau khi người ta thất tình nhau (broken heart). Từ trước tới nay, người ta vẫn cho là các ông bà này chỉ khéo tưởng tượng cho đời thêm vẻ lãng mạn, hoặc làm mủi lòng đối tượng của tình yêu để may ra chàng/nàng có thương hại phần nào cho chăng. Sở dĩ thế vì thất tình không phải là một vết thương trên da thịt, xương tủy thì làm sao có thể cảm thấy đau đớn được.

Nhưng nay giới y khoa sau nhiều năm thí nghiệm đã thấy rằng quả thật, bị ngườI yêu ''cho de'' tạo ra những đau đớn thể xác (physical hurt) thật sự. Naomi I. Eisenberger, một khoa học gia thuc nhóm các nhà tìm tòi nghiên cứu tại tiểu bang California và một nhà khoa học trong nhóm kể trên vừa cho công bố trong tờ tập san khoa học cho rằng ''bị loại trừ khỏi nhóm bạn bè, hay bị loại khỏi một trò chơi tạo ra cảm giác hụt hẫng và buồn bực. Hụt hẫng và buồn bực đó được chuyển lên một vùng não bộ có tên anterior cingulate cortex. (ACC) Vùng não bộ này lại chính là vùng ghi nhận các đau đớn tạo ra do vết thương thể chất. Eisenbener cho biết mọi sự chối bỏ của xã hội lên một cá nhân: ly dị, không được mời đi dự tiệc, hoặc cái chết của người thân hay chấm dứt của một cuộc tình, tạo ra niềm đau thật sự.''

Tại sao thế" Tuy chưa có câu trả lời đích xác nhưng Eisenberger phỏng đoán rằng niềm đau khi bị bỏ rơi, có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử loài người, vì đây chính là một cơ chế giúp cho nhân loại tồn tại trong thiên nhiên. Tương tự con vật, loài người tiền sử sống theo bầy, đàn, để giúp nhau cải thiện đời sống, chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nếu xa bầy, lẻ loi, sẽ bị các giống mãnh thú sát hại, do đó niềm đau đớn vì bị bầy ruồng bỏ khiến con người quây quần sinh sống bên nhau để sinh tồn. Cái khả năng đó tồn tại sâu thẳm trong tiềm thức, dù bây giờ người ta không bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiều như xưa nữa, nhưng luôn luôn muốn sống hợp quần.

Khi yêu, những kẻ yêu nhau cảm thấy mới đầu là một tình cảm nhẹ nhàng, bâng khuâng, mơ hồ như nhà thơ Xuân Diệu đã nói:
Làm sao định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, môt buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây bàng bạc, gió hiu hiu


Nhưng rồi tình cảm ngày một tăng dần, đạm đà hơn khiến những kẻ yêu nhau bứt rứt nhớ nhung, vui sướng khi gần nhau và đau sầu khi cách xa. Rồi ve vãn, tán tỉnh, giận hờn, ghen tức. Cho đến một lúc tình yêu đã tha thiết gắn bó, thì xa nhau, mất nhau là tuyệt vọng, là khổ đau. Ngày biếng ăn, đêm quên ngủ, thân thể võ vàng, nhiều khi đưa đến tự hủy diệt bản thân.
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao.
Mặt tơ tưởng mặt. lòng ngao ngán lòng
Buồng văn hơi lạnh như đồng
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phiếm loan

Như vậy, nếu đã có tương tư, đã có nhớ nhung thì tình yêu phải phát xuất từ trí óc, phải không". Thế nhưng theo Tây phương thì tình yêu lại là sản phẩm của trái tim. Người ta thường ví von ''đi theo tiếng gọi của con tim'', ''con tim có những lý lẽ riêng của nó'' ''anh xin dâng trọn con tim này cho em'' v.v. Tại Mỹ hàng năm tới Ngày Tình Yêu (Valentine Day), tại các tiệm bán kẹo, bán thiệp, bán hoa người ta trưng bầy hàng triệu trái tim mầu đỏ, mầu hồng để các kẻ yêu nhau mua về tặng người yêu.

Kể từ ngày văn hóa Tây phương du nhập vào nước Vìệt thì người Việt cũng quen dần với ý niệm trái tim là biểu tượng của tình ái. Thậm chí các nhạc sĩ gần đây còn cường điệu hơn nữa xưng tụng là ''trái tim còn trinh'' hay ''trái tim ngục tù.'' Hay nhạc sĩ Phạm Đình Chương ttrong bài Lạnh Lùng: ''Tim anh tan nát tự đêm nào. Giờ đây đã nát càng thêm nát''

Văn hóa Đông phương muôn đời khác biệt với văn hóa Tây phương. Người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng lại cho là tình yêu đến từ gan, ruột, dạ dầy. Minh chứng là mọi thứ tình cảm đều bắt đầu bằng chữ lòng, như lòng vị tha, lòng hiếu thảo, lòng bác ái, lòng hiếu khách v.v. Xa nhau thi dạ héo, gan sầu, thất tình thì đau đến đứt rut (đoạn trường). Tôi còn nhớ ở những thập niên 30 40, 50, khi đôi trai gái yêu nhau, người ta nói là họ phải lòng nhau. Thi sĩ Xuân Diệu có câu thơ: ''Yêu là chết ở trong lòng một ít''
Ngày nay y khoa đã biết rõ chức năng của từng cơ phận trong cơ thể, trí óc thì suy nghĩ, trái tim chỉ là một cái bơm máu hoạt đng suốt ngày đêm, rut, dạ dầy, gan thuc bộ tiêu hóa. Họa chăng, trái tim có liên hệ chút ít đến tình yêu là đôi lứa yêu nhau thấy tim đập hồi hp hơn, máu dồn lên mặt khiến các cô, má hồng thêm, môi tươi thêm, e ấp thẹn thùng. Thế nhưng người ta không bao giờ thắc mắc tình yêu đến từ đâu.
Phải chăng nói một cách đơn giản, tình yêu có thể chỉ là phản ứng của cơ thể dưới ảnh hưởng của những kích thích tố (hormone) trong nhiệm vụ truyền giống.

Dù sao đi nữa, tình yêu cũng là một ân sủng của thượng đế ban cho loài người, vì loài vật chỉ yêu nhau theo bản năng sinh tồn, hết mùa truyền giống là xong, trong khi con nguời yêu nhau bốn mùa, và những áng thơ văn tuyệt tác đã làm lãng mạng, thơ mng thêm cho tình yêu đôi lứa.

Trần Quán Niệm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.