Hôm nay,  

Phỏng Vấ́n Đặc Biệt Ông Chủ Tịch Cđvntd/vic Về̀ Việc Triệt Hạ Cờ Csvn

07/07/200300:00:00(Xem: 4364)
LGT: Ngót 80 năm trước, trường Box Hill Institute of TAFE (BHIT) nguyên là trường kỹ thuật dành cho phụ nữ (Box Hill Technical School for Girls and Women), được bộ trưởng giáo dục John Lemon chính thức cắt băng khánh thành vào ngày 4 tháng 9 năm 1924. Trong suốt thời gian nhiều chục năm, với mục đích dậy cho người phụ nữ biết cách làm vợ và làm mẹ, chương trình học của trường thuần túy là các môn học về nội trợ như nấu ăn, may vá, thời trang... Đến năm 1971, khi đổi về đường Whitehorse Road, trường đổi tên thành Whitehorse Technical College, và 10 năm sau, trường được đổi tên một lần nữa thành Whitehorse College of TAFE. Ba năm sau, ngày 25 tháng 1 năm 1984, trường Whitehorse College of TAFE hợp nhất với Box Hill College of TAFE, và sau đó mang tên Box Hill Institute of TAFE. Trong suốt thời gian ngót 80 năm qua, nhà trường đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng đào tạo của cư dân tại Melbourne cũng như tại tiểu bang Victoria. Ngoài ra, trong thời gian trên dưới một thập niên trở lại đây, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các quốc gia trong vùng Á Châu, nhà trường đã mở mang một số chi nhánh đồng thời nhận sinh viên từ nhiều quốc gia như Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Cộng, Mã Lai, Fiji, Sri Lanka, và Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu phát triển tại hải ngoại, đồng thời muốn thu hút học sinh từ các quốc gia trong vùng Á Châu, nhà trường đã có một số chính sách và việc làm, trong đó có việc làm sai lầm là treo cờ cộng sản Việt Nam. Mặc dù thừa nhận nhu cầu phát triển sĩ số của trường BHIT là chính đáng, đông đảo người Việt tỵ nạn CS tại tiểu bang Victoria nói riêng và nước Úc nói chung đều phẫn nộ trước việc trường BHIT treo cờ CSVN, vì đây là hành động coi thường nguyện vọng và lập trường tỵ nạn cộng sản của trên 200 ngàn người Việt tại Úc. Trước việc làm không hợp tình và hợp lý của trường BHIT, suốt mấy tuần qua, đông đảo qúy đồng hương và các hội đoàn, đoàn thể Người Việt Tự Do tại Victoria đã đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp Hành CĐNVTD/VIC và Ông Chủ Tịch Nguyễn Thế Phong, cùng tích cực đấu tranh đòi trường BHIT phải triệt hạ cờ CSVN. Để có thể hiểu rõ quan điểm của BCH/CĐNVTD/VIC cùng diễn tiến và triển vọng của cuộc đấu tranh triệt hạ cờ CS tại trường BHIT, sau đây, kính mời qúy độc giả theo dõi bài phỏng vấn Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ Tịch CĐNVTD/VIC. Hy vọng, sau khi đọc bài phỏng vấn, qúy độc giả tại VIC cũng như trên toàn nước Úc, sẽ có những đóng góp tích cực và cụ thể, hậu thuẫn cho việc làm hoàn toàn chính đáng của qúy vị BCH/CĐNVTD/VIC cũng như của qúy đồng hương tại tiểu bang Victoria.

* * *

SGT: Kính thưa Ông Chủ Tịch, trong thời gian mấy tuần qua, người Việt yêu tự do tại Úc đều nôn nóng theo dõi cuộc đấu tranh đòi hạ cờ CSVN của CĐNVTD/VIC. Vậy trước hết, xin Ông cho biết tóm tắt diễn tiến cuộc tranh đấu của cộng đồng người Việt tự do tại VIC trong việc đòi trường Box Hill Institute of TAFE (BHIT) phải hạ cờ CS"
Ô. N.T. Phong: Kính thưa anh, vào khoảng giữa tháng 4/03, cộng đồng của chúng ta khám phá ra việc treo cờ cộng sản VN tại trường Box-Hill TAFE. Ban Chấp Hành CĐNVTD-VIC đã lập tức liên lạc với Ban Giám Đốc của nhà trường bằng điện thoại và sau đó bằng văn thư để yêu cầu họ hạ cờ. Nhà trường cử ông Giám Đốc Tiếp Thị Tony Kelly đảm trách việc này đối với cộng đồng chúng ta. Ông này cương quyết từ chối và còn cho biết ông đã hội ý với tòa đại sứ CSVN tại Canberra về việc này.
Cộng đồng chúng ta đã họp khẩn vào trung tuần tháng 5 và đưa ra những kế hoạch cụ thể để đối phó với tình hình. Những kế hoạch ấy gồm có:
1. Soạn và gởi kháng thư, thâu thập chữ ký của đồng bào;
2. Vận động việc gởi E-mail và fax để phản đối nhà trường;
3. Yêu cầu Ban Giám Đốc tiếp một phái đoàn đại diện của cộng đồng VN;
4. Vận động các chánh giới Úc, Việt hỗ trợ cho cuộc tranh đấu của cộng đồng chúng ta;
5. Chuẩn bị biểu tình và soạn kế hoạch dài hạn cho cuộc đấu tranh trong trường hợp nhà trường này vẫn không chịu hạ cờ CSVN xuống.
Cho đến ngày hôm nay, hơn 1000 chữ ký, điện thư, e-mail đã được cộng đồng, các hội đoàn đoàn thể và đồng bào gởi vào cho ông Tony Kelly và Ban Giám Đốc của trường Box-Hill TAFE. Một số các dân biểu liên bang và tiểu bang tại Victoria đã tham gia và ủng hộ cuộc tranh đấu này của cộng đồng chúng ta và hứa sẽ hành động tại Quốc Hội khi thời điểm đòi hỏi, đó là nếu những yêu cầu của họ và của cộng đồng chúng ta bị cự tuyệt và cộng đồng chúng ta phải đi đến giai đoạn biểu tình.
Dưới áp lực từ nhiều phía, BGĐ của trường Box-Hill TAFE đã trả lời sẽ hội kiến với một phái đoàn của cộng đồng VN vào ngày 2-7. Nhưng sau khi nhận được danh sách của các thành viên trong phái đoàn của cộng đồng NVTD-Vic thì họ đổi ý chỉ muốn gặp một phái đoàn gồm 2 người: Chủ tịch Cộng Đồng và một thành viên nữa mà thôi và ngày hội kiến được dời lại vào 8-7, lúc 9.30 sáng tại Nelson Campus của trường này. Nelson Campus là nơi có treo lá cờ cộng sản. Cộng đồng của chúng ta cũng đã đồng ý gặp họ với hình thức này. Tuy nhiên chúng ta có nhấn mạnh đây là lần nhân nhượng cuối cùng của cộng đồng chúng ta.
SGT: Thưa Ông Chủ tịch, Căn cứ trên quan điểm chính nghĩa nào, ông thấy cộng đồng người Việt tự do tại VIC phải tranh đấu đòi trường BHTAFE hạ cờ CSVN"
Ô. N.T. Phong: Thưa anh, trước hết, là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, người Việt của chúng ta đã phải liều chết và vô số đồng bào vượt biên vượt biển đã phải bỏ mình để trốn chạy cái chế độ của lá cờ máu này, do đó việc treo lá cờ CSVN là một hình thức và hành động thách đố và cố tình làm tổn thương đến người Úc gốc Việt tại Úc Châu, đặc biệt là những người có thân nhân bị giết, hãm hiếp, chết trong cuộc hành trình tìm tự do hay đã mất trong các trại tù học tập cải tạo của CSVN. Nó tương tự như việc treo cờ của Đức Quốc Xã đối với người Do thái vậy.
Thứ đến, lá cờ máu này không đại diện cho một ai trong cộng đồng tỵ nạn VN tại Úc của chúng ta. Ngay cả tại VN, người dân VN cũng đã bị ép buộc và cưỡng bức phải chấp nhận lá cờ cộng sản, họ không có một sự chọn lựa nào khác. Lá cờ đỏ sao vàng này nguyên thủy và hiện nay cũng chỉ là lá cờ của đảng cộng sản VN được đảng độc tài này đem ra sử dụng như là quốc kỳ chứ chưa bao giờ có được sự đồng thuận của quốc dân VN.
Việc treo lá cờ mà 504 người lính Úc đã hy sinh và hàng chục ngàn người lính Úc khác đã chiến đấu để chống lại nó trong cuộc chiến Việt Nam là một hành động chà đạp trên sự hy sinh của quân đội Úc, gia đình và thân nhân của các chiến sĩ này.
Lá cờ máu này là biểu tượng của sự chà đạp và vi phạm nhân quyền trắng trợn và nghiêm trọng mà đảng CSVN đang thi hành trên tôn giáo, thành phần trí thức dân chủ và người dân Việt Nam hiện nay. Một lá cờ như thế không thể có một chỗ đứng nào trên một đất nước tôn trọng nhân quyền và dân chủ như nước Úc này, vì treo nó là một hành vi ủng hộ việc làm của một chế độ độc tài phi nhân.
SGT: Xin ông cho biết, tại trường BHIT có bao nhiêu học sinh Việt Nam, trong đó có bao nhiêu học sinh đến từ Việt Nam" Thái độ của học sinh VN nói chung trước việc nhà trường treo cờ CSVN ra sao" Hội Sinh Viên Học Sinh Việt Nam Victoria đã có thái độ và việc làm gì trước vấn đề này"
Ô. N.T. Phong: Thưa anh, vì nhà trường tìm đủ mọi cách thoái thác không cung cấp cho cộng đồng của chúng ta về số học sinh Úc gốc Việt và du sinh từ VN, nên thể theo những gì chúng tôi tìm hiểu được, thì hiện nay trường này chỉ có khoảng 18 du sinh đến từ VN và họ hy vọng rằng con số này sẽ gia tăng do đó họ treo cờ để khuyến dụ thành phần này, thể theo lời của ông Tony Kelly.
Thái độ của các học sinh sinh viên VN tại Victoria rất rõ ràng và quyết liệt trước việc này. Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh VN tại Victoria đã sát cánh với Ban Chấp Hành ngay từ giờ phút đầu trong việc tranh đấu này. Các anh chị em sinh viên, học sinh đã tình nguyện xuống đường xin chữ ký, gởi e-mail vào trường Box-Hill TAFE để bày tỏ sự phẫn nộ và chống đối quyết liệt của mình. Trong những ngày tháng sắp tới, nếu vụ việc không được giải quyết như cộng đồng chúng ta mong muốn: đó là lá cờ CSVN bị hạ xuống, thì vai trò của các anh chị em trẻ và sinh viên học sinh sẽ vô cùng quan trọng, thưa anh.
SGT: Hiển nhiên, cuộc tranh đấu đòi hạ cờ CS tại Box Hill TAFE do BCH cộng đồng NVTD/VIC lãnh đạo là hoàn toàn chính đáng. Vậy qúy vị đã được sự hậu thuẫn sâu rộng của các hội đoàn, đoàn thể và qúy đồng hương tại VIC như thế nào"
Ô. N.T. Phong: Như đã trình bày trước đây với anh, việc vận động của cộng đồng NVTD-Vic đã được toàn thể các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức và đồng bào khắp nước Úc chứ không chỉ ở tại Victoria hỗ trợ. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều điện thoại, điện thư từ Brisbane, Perth, Nam Úc và NSW.v.v.. gọi và gởi đến để khích lệ tinh thần và cùng sát cách một cách cụ thể với chúng tôi kể từ khi sự việc được thông báo. Đặc biệt là sự trợ giúp của truyền thông và báo chí Việt ngữ đã thật là tích cực và mạnh mẽ khiến cho việc thông tin, liên lạc và cổ động đồng bào thật là chu đáo thưa anh.
Một ví dụ điển hình là chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ tại hai khu vực Springvale và Footscray trong hai ngày chủ nhật vừa qua tại Melbourne đã thu được hơn 800 chữ ký của đồng bào VN trong đó cũng có rất nhiều người Úc cùng ký vào kháng thư.
Nói chung, khí thế và lòng căm phẫn bọn cộng sản bán nước và tàn bạo ngày càng dâng cao tại Victoria bao lâu mà nhà trường Box-Hill TAFE còn trì hoãn việc hạ lá cờ máu này, thưa anh.
SGT: Xin Ông Chủ Tịch cho biết sự hậu thuẫn của BCHCĐNVTDLB/UC cũng như các BCHCĐNVTD của các tiểu bang"
Ô. N.T. Phong: Ban Chấp Hành chúng tôi đã nhận được sự hậu thuẫn tích cực của mọi BCH từ liên bang đến tiểu bang và lãnh thổ. Trong trường hợp đưa đến biểu tình và nổ lớn tại Victoria, chắc chắn các BCH sẽ không ngần ngại hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực cho Victoria vì đây là một trận tuyến chung cho tập thể người Việt tỵ nạn tại Úc Châu chứ không cứ gì Victoria. Nếu cộng sản VN thành công trong trận chiến này, chúng chắc chắn sẽ thừa thắng xông lên và gây nhiều xáo trộn trong cộng đồng người Việt Quốc Gia khắp nơi trên nước Úc, thưa anh.
SGT: Xin Ông Chủ Tịch cho biết, trên phương diện ngoại vận đi tìm sự hậu thuẫn của chính giới cũng như dư luận (truyền thông) Úc trong vấn đề này, qúy vị đã làm những gì, đã đạt được những gì, và tương lai qúy vị có kế hoạch gì"
Ô. N.T. Phong: Thưa anh, như tôi đã trình bày, cộng đồng chúng ta đã và đang vận động các dân biểu của Úc cho việc này. Điều đáng khích lệ là nếu trường Box-Hill ngoan cố và sự việc đưa đến biểu tình lớn và dai dẳng (như vụ Trần Trường bên Mỹ chẳng hạn) thì nội vụ có thể sẽ được họ đem ra quốc hội tiểu bang hay liên bang để bàn cãi. Như thế thì cộng đồng của chúng ta sẽ có một dịp may hiếm có để vạch trần bộ mặt vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN trước công luận Úc châu và báo chí. Bên cạnh đó chúng ta còn có dịp dùng truyền thông Úc để nêu cao chánh nghĩa của quốc gia và chánh nghĩa của lá cờ VNCH của chúng ta nữa thưa anh.


Riêng về những kế hoạch khác trong tương lai cũng như hiện nay cộng đồng Vic đang làm trong chính giới và báo chí Úc về cuộc tranh đấu này thì chúng tôi xin mạn phép được miễn trình bày ra đây để bảo mật và bảo đảm cho hiệu quả của những đòn chánh trị và tâm lý mà cộng đồng người Việt tỵ nạn của chúng ta tại Victoria sẽ giáng xuống trên đầu bọn cộng sản VN trong những ngày tháng sắp tới. Mong anh và quý độc giả thông cảm cho.
SGT: Thưa Ông Chủ Tịch, đâu là nguyên nhân khiến Ông Tony Kelly, cho đến nay vẫn không chấp nhận nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt tự do tại VIC"
Ô. N.T. Phong: Thể theo lập luận của ông Kelly thì việc ông treo cờ là để làm cho các du sinh từ VN cảm thấy được hoan nghênh chào đón bởi nhà trường "quốc tế" này. Thứ đến là để đón chào các phái đoàn từ VN sang. Ông cho rằng, nhà trường có quyền treo cờ các nước, và nếu đã treo thì phải treo cờ chính thức của quốc gia đó do Liên Hiệp Quốc và quốc gia đó công nhận. Do đó, ông cho rằng việc yêu cầu của cộng đồng chúng ta là không chánh đáng. Hơn thế nữa, ông nói rằng nhà trường không hề có ý định muốn khích động cộng đồng người Việt của chúng ta. Ông còn lý luận rằng nhà trường không muốn liên can đến chính trị.
Cộng đồng chúng ta đã lập tức phản bác lý luận này của ông Kelly, vì ai cũng phải công nhận rằng không có gì mang tính cách "chánh trị" nhiều và rõ ràng hơn là việc treo một lá cờ CS tại một nơi có hàng chục ngàn người Việt tỵ nạn CS.
SGT: Thưa Ông Chủ Tịch, ngoài Ông Tony Kelly, thái độ của CEO và các vị giám đốc của BHTAFE ra sao"
Ô. N.T. Phong: Thưa anh, cho đến nay thì ông Kelly cho biết rằng ông đã được BGĐ ủy toàn quyền tiếp xúc với cộng đồng chúng ta do đó nên chúng ta không được biết quan điểm của các vị giám đốc khác như thế nào. Tuy nhiên, Ông Kelly thường xuyên trả lời rằng ông đã hội ý với BGĐ và quan điểm của BGĐ là như vậy. Do đó chúng ta có thể suy diễn là thái độ của Ông cũng là thái độ của BGĐ hoặc ngược lại.
SGT: Thưa Ông, kinh nghiệm xưa nay cho thấy, việc treo cờ CSVN tại các trường học hay cơ sở công hoặc tư tại Úc thường bắt nguồn từ sự thiếu am tường lập trường chính trị của cộng đồng người Úc gốc Việt. Vì vậy, một khi có sự góp ý của đại diện cộng đồng người Việt tự do, lập tức cờ CSVN bị hạ xuống ngay. Trái lại, tại BHI TAFE, mặc dù đã có sự đóng góp tích cực của BCHCĐNVTD/VIC cũng như của một số vị trong chính giới Úc, nhà trường vẫn từ chối không chịu hạ cờ CSVN. Thái độ thiếu thiện chí đó của trường BHI TAFE nên được giải thích như thế nào"
Ô. N.T. Phong: Thưa anh, bổn phận của cộng đồng chúng ta không phải là tìm cách giải thích giùm cho thái độ này của BGĐ trường Box-Hill. Chúng ta có thể có một vài suy đoán. Tuy nhiên, những suy đoán ấy chỉ để cho chúng ta lập kế hoạch ứng phó mà thôi. Trường Box-Hill TAFE phải chịu trách nhiệm và có bổn phận phải giải thích trung thực và rõ ràng ai là người đứng đằng sau lưng họ hay họ có thế lực nào xúi giục giúp đỡ hứa hẹn phía sau hay không.
Quả thật, như anh đã nói, đây là lần đầu tiên một nhà trường kỹ thuật hạng trung của Úc nhất quyết không thuận theo những lời đề nghị hợp tình của cộng đồng chúng ta tại Úc. Phải chăng vì bọn CSVN đã thất bại quá chua cay tại Hoa Kỳ về việc cờ VNCH được công nhận khắp nơi nên chúng muốn "gỡ gạc" hoặc mở một chiến tuyến mà chúng nghĩ rằng "dễ ăn" hơn ở tại nước Úc, nơi mà chính quyền khá thân thiện với Hà Nội"
Nhưng cho dù lý do gì đi nữa, cộng đồng người Việt chúng ta tại Victoria và Úc châu, bằng mọi giá, sẽ không đời nào để cho chúng treo lá cờ máu này bất cứ nơi nào. Chúng sẽ phải thất bại như ở Mỹ và mọi nơi khác trên thế giới.
SGT: Chúng tôi được biết, Box Hill Institute hiện có chi nhánh tại một số quốc gia như Fiji, Sri Lanka, Trung Hoa, và Việt Nam. Vậy theo Ông, việc treo cờ CS tại Box Hill, Victoria có liên quan gì đến việc trường có chi nhánh tại Việt Nam hay không" Nếu có, sự liên quan này nên được đánh giá như thế nào"
Ô. N.T. Phong: Thưa anh, với một chánh quyền không từ nan bất cứ một thủ đoạn hoặc hành vi nào để đạt cho kỳ được mục tiêu của họ như đảng CSVN thì việc dùng cơ sở của trường Box-Hill này tại VN để tạo áp lực và hù dọa BGĐ, theo tôi nghĩ, là việc rất có thể nếu không nói là đương nhiên. Chắc chắn khía cạnh này sẽ nằm trong sự phân tích và xếp đặt kế hoạch đối phó với BGĐ trường Box-Hill của cộng đồng chúng ta.
SGT: Trong cương vị chủ tịch CĐNVTD/VIC hai nhiệm kỳ, và qua việc treo cờ CSVN tại trường BHI TAFE, Ông thấy đâu là bài học cần thiết để cộng đồng người Việt tại Úc nói chung, và qúy vị lãnh đạo cộng đồng nói riêng, có thể làm việc hữu hiệu trong mục tiêu bảo vệ chính nghĩa cho quốc kỳ VNCH và chính nghĩa của người Việt tỵ nạn CS"
Ô. N.T. Phong: Điều mà tôi trong cương vị chủ tịch cộng đồng cảm thấy cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung và tại Victoria và Úc nói riêng cần phải làm đó là chuyển sang giai đoạn tấn công bọn cộng sản nằm vùng và CSVN chứ không "đề phòng", "ngăn ngừa" hay bị động như trước đây nữa.
Chúng ta phải có những kế hoạch tuyên vận tích cực và cụ thể để đắc nhân tâm của người dân bản xứ và chánh quyền, công sở để họ không treo cờ này "in the first place". Việc này chỉ có thể xảy ra được nếu họ biết đến chánh nghĩa của quốc gia và lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chúng ta một cách dễ dàng và rộng rãi mà thôi. Để được như thế, chúng ta phải lợi dụng và gia nhập tối đa các tổ chức và nhóm Úc có ảnh hưởng và tiếng nói lớn trong xã hội như: Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam Úc Đại Lợi, các Hội Union hoặc Đại Diện Học Sinh (student representatives) của các trường trung học, TAFE, đại học.v.v... để tạo tiếng nói và ảnh hưởng. Việc tranh đấu để cờ VNCH được công nhận tại Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình cho chủ trương mới này, thưa anh.
SGT: Trước việc trường BHIT từ chối hạ cờ CSVN, mới đây, một độc giả của Sàigòn Times tại Victoria có đóng góp là cộng đồng chúng ta cần in những tờ truyền đơn bằng tiếng Anh nói rõ ý nghĩa của quốc kỳ VNCH đối với cộng đồng người Úc gốc Việt rồi gửi cho các trường học, các hội đồng thành phố cũng như chính phủ tiểu bang, liên bang. Làm như vậy, chúng ta sẽ tránh được việc phải đối phó với một việc đã rồi, vì một khi họ đã vô tình treo cờ CS, ta đấu tranh bảo họ hạ xuống, thì cũng khó xử cho họ. Thưa ông, ông nghĩ sao về đề nghị này"
Ô. N.T. Phong: Tôi hoàn toàn đồng ý với cao kiến này. Nó cũng phù hợp với tinh thần "chủ động" thay vì "bị động" mà tôi đã trình bầy. Chắc chắn, việc phân phối các truyền đơn này sẽ không tránh khỏi nhiều rắc rối với bộ giáo dục. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta chùn bước. Ngược lại cộng đồng chúng ta phải nhất quyết vượt qua. Có lẽ nội dung và hình thức của tờ truyền đơn này cũng phải giống nhau trên toàn quốc Úc qua BCH Liên Bang, thưa anh.
SGT: Tính đến nay, cộng đồng người Việt tự do có mặt tại Úc đã gần 30 năm. Tuy nhiên, cho đến nay, trong xã hội Úc và ngay cả chính giới Úc, vẫn có những ngộ nhận về quốc kỳ VNCH và không hiểu được ước nguyện cùng lập trường chính trị của cộng đồng người Úc gốc Việt tỵ nạn CS. Cụ thể là lâu lâu lại xảy ra chuyện một trường học, một hội chợ... vô tình treo cờ CSVN. Vậy thưa Ông, chúng ta cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng này"
Ô. N.T. Phong: Đây là một điều khiến cho các giới lãnh đạo, các hội đoàn đoàn thể đấu tranh, các tổ chức chánh trị trong cộng đồng của chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ và đặt vấn đề. Chúng ta sẽ khó thắng cộng sản nếu người dân và chính quyền bản xứ không thật sự hiểu thấu đáo chánh nghĩa của chúng ta. Các vị dân biểu, nghị viên, hoặc chánh văn phòng bộ sở chính phủ khi đến với các sinh hoạt lễ lạc trong cộng đồng chúng ta, chúng ta đã làm gì để họ đứng về phía chúng ta chưa" Hay chúng ta để cho họ đến rồi đi một cách hời hợt, xã giao mấy câu cho có lệ và dễ dãi mà không hiểu thấu vấn đề.
Chúng ta cũng phải tự hỏi: chúng ta đã đi sâu vào trong các tổ chức và các tầng lớp của người Úc chưa" Bao nhiêu người trong cộng đồng của chúng ta hiện đang nắm giữ các chức vụ quan trọng hoặc vai trò quan trọng trong các bộ sở chánh phủ. Những người này là ai" Cộng đồng chúng ta đã cung cấp được cho họ những dữ kiện và tài liệu in sẵn bằng anh ngữ hay chưa" Cộng đồng của chúng ta đã có được một ủy ban đặc nhiệm về "tâm lý chiến" và in ấn tài liệu đấu tranh với cộng sản cho người Úc đọc hay chưa" Đây chỉ là một và suy nghĩ khơi mào mà mọi người trong cộng đồng chúng ta phải nghĩ suy và có kế hoạch cụ thể trong lúc này.
SGT: Qua hàng loạt chiến thắng vinh danh quốc kỳ VNCH của cộng đồng người Việt tại Mỹ trong thời gian gần đây, Ông thấy cộng đồng người Việt tại Úc nên ứng dụng những chiến thắng đó như thế nào" Đâu là sách lược về lâu về dài cho cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong vấn đề này"
Ô. N.T. Phong: Mỗi một quốc gia có những chính sách và cấu trúc chánh quyền với những thái độ và quan hệ ngoại giao khác nhau do đó việc áp dụng những chiến thắng hoặc kế hoạch của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ cũng không phải là một việc đơn giản như nhiều người suy nghĩ. Tuy nhiên, những chiến thắng này và ảnh hưởng của nó không phảøi là nhỏ nếu chúng ta biết khéo léo sử dụng và áp dụng tại Úc Châu. Có lẽ, kế hoạch này cần phải được đưa ra bàn thảo tại Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Liên Bang tới đây để lấy sự khôn ngoan chung. Một lần nữa, chúng ta cũng phải cẩn thận không nên để sách lược chúng ta sẽ làm quá lộ liễu cho địch biết mà đề phòng.
SGT: Xin được hỏi Ông câu cuối cùng. Để tiếp tục theo đuổi mục tiêu chính đáng là hạ cờ CS tại BHIT, xin ông cho biết, đồng hương tại Victoria cũng như tại Úc cần phải làm gì để hậu thuẫn ông cùng qúy vị trong BCHCĐNVTD/VIC"
Ô. N.T. Phong: Chúng tôi xin đồng bào hợp tác qua những việc làm thật đơn giản như nhân dịp này chúng ta cho con cháu của mình vẽ lá cờ VNCH rồi giải thích cho chúng biết tại sao chúng ta chào lá cờ này và cho chúng biết tại sao chúng ta chống lá cờ đỏ sao vàng của CSVN. Việc giáo dục phải bắt đầu từ chính trong gia đình và cộng đồng của chúng ta. Vì nếu chính con em của chúng ta còn không biết thì không chừng chúng còn vô tình chuyên truyền hoặc ủng hộ lá cờ máu CS nữa. Chúng tôi cũng xin các bạn trẻ và các bậc trung niên hiện đang làm việc tại các công sở Úc trợ giúp chúng tôi trong việc phổ biến ý thức về chế độ CSVN hiện nay và lá cờ của họ tại sở làm và trong các đồng nghiệp người Úc.
Cuối cùng, chúng tôi xin mọi người hãy cùng sát cánh với BCHCĐ và kiên quyết tranh đấu bất kể bao lâu cho đến khi trường Box-Hill TAFE này phải hạ cờ CSVN xuống mới thôi. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Saigon Time đã dành cho cuộc tranh đấu hạ cờ cộng sản VN tại Victoria của cộng đồng và đồng bào nhiều thì giờ và cơ hội đáng kể.
SGT: Chân thành cảm ơn những ý kiến qúy báu của Ông, và chúng tôi tha thiết hy vọng, cuộc đấu tranh hạ cờ máu CS tại trường Box Hill TAFE do qúy vị trong BCHCĐNVTD/VIC lãnh đạo cùng sự hậu thuẫn đông đảo của qúy hội đoàn đoàn thể và qúy đồng hương tại Victoria sẽ sớm thành công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.