Hôm nay,  

Dự Thi Người Việt Trên Đất Úc: Bình Minh Trở Lại

30/06/200300:00:00(Xem: 4453)
Con hẻm ngoằn ngoèo đối diện trường đua Phú Thọ lúc nào cũng ngập gần nưœa bánh xe mỗi khi có những trận mưa lớn, cứ mỗi lần mưa là bọn trẻ tụ năm tụ ba cầu mưa cho thật to nước càng lên cao để chúng được vui đùa thoœa thích.
- Ô kìa! Thằng Tý con bà Hai tắm mưa dưới máng xối nhà mình trợt chân té đầu nó chảy máu kìa mẹ! - Tôi thốt lên chạy vội ra bếp gọi mẹ khi mẹ tôi đang chuẩn bị bữa cơm chiều.
- Nhanh nhanh, để mẹ đưa nó vào bệnh viện gặp bác sĩ.
Mẹ tôi bế thằng Tý lên chạy ra đầu hẻm nhảy vội lên chiếc xích lô hòa vào dòng người ngược xuôi hối hả dưới cơn mưa.
Tôi không nhớ rõ từ lúc nào, có lẽ từ cái giây phút nhìn thằng Tý nằm dãy giụa dưới mưa, ước mơ trơœ thành bác sĩ của tôi đã thành hình. Rồi thì ước mơ đó trơœ thành một mục tiêu kiên quyết để đạt cho bằng được khi tôi và gia đình đổ hết những giọt nước mắt thương tiếc đưa tiễn mẹ tôi qua đời vì căn bệnh ung thư.
Học hết cấp III, thi đậu vào trường Y khoa Sàigòn. Tôi vui mừng khôn xiết. Cầm tờ giấy báo kết quả hạng ưu trên tay mà tôi cứ tươœng đang chiêm bao. Ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi chạy nhanh về nhà khoe với bố, ông rơm rớm nước mắt và nói:
- Ước gì mẹ con còn sống để chia sẻ niềm vui.
Ông ôm tôi và khóc ngon lành như một đứa con nít.
Thời sinh viên trong giảng đường đại học ơœ Việt Nam của tôi không được bao lâu thì gia đình tôi được phái đoàn Úc mời phoœng vấn. Các anh chị tôi cũng như gia đình ai cũng mừng, riêng tôi thì vừa mừng vừa lo, lo vì không biết ước mơ của tôi rồi sẽ ra sao khi tôi phải làm lại từ đầu ơœ một miền đất lạ và ngôn ngữ bất đồng. Thấy tôi lúc nào cũng đăm chiêu, chị Vân (chị lớn trong nhà) hoœi:
- Sao lúc này em buồn vậy"
- Em lo không biết việc học hành của em sẽ ra sao.
- Ôi giời ơi em lo gì cho ốm thế, qua Úc rồi biết, trường đại học rộng gấp 10 lần, trang thiết bị gấp trăm lần. Ước mơ trơœ thành bác sĩ của em tha hồ mà bay bổng.
- Tiếng Anh của em đâu có khá lắm đâu chị, làm sao em theo kịp các bạn cùng lớp"
- Mình có chí là được tuốt, em đừng lo.
Chiếc máy bay chơœ chúng tôi từ từ hạ cánh xuống phi trường Sydney. Nhìn từ cưœa sổ, hình ảnh đập vào mắt tôi là những hàng cây bạt ngàn, những ngôi nhà ngói đoœ cách biệt nhau bằng những thảm coœ xanh mượt trông thật đẹp mắt. Tôi nôn nóng hồi hộp được đặt chân đến cái chốn thiên đường mà tôi hằng ước mơ.
Không đầy nưœa giờ đồng hồ, chúng tôi đã ra khoœi sân bay. Chị tôi và anh rể đang đứng chờ. Vừa ra khoœi cổng, chị Diên ôm chầm lấy tôi hôn hít đứa em út như chị chưa lần nào được hôn vì chị rời Việt Nam khi tôi còn rất bé.
Hai chiếc Holden Commondore lao vun vút trên đường Hume Highway đưa chúng tôi về nhà. Mọi người trò chuyện vui vẻ, riêng tôi chẳng nói lời nào, chỉ khi nào được hoœi. Có lẽ tôi đang thươœng thức cái cảm giác được ngồi xe máy lạnh lần đầu. Hai bên đường đôi khi trước nhà ai đó những bông hồng tươi thắm lung lay trước gió dưới cái nắng mùa hè chói chang, gay gắt của trời Sydney.
Những ngày đầu ơœ xứ Úc, anh Bách chồng chị Diên chơœ chúng tôi đi tham quan các thắng cảnh ơœ Sydney. Chiếc phà Queencliff êm đềm rẽ sóng lăn tăn hướng về Manly. Đứng trên mũi tàu nhìn ngược về hướng thành phố, tôi choáng ngợp trước những tòa cao ốc sang trọng được xây dựng toàn bằng kiếng, một nét đẹp kiều diễm của Sydney. Giữa biển trời mênh mông sừng sững một cây cầu được xây dựng từ năm 1930, khi mà Việt Nam còn trong thời chống Pháp. Bên trái là nhà hát con sò, một biểu tượng của Sydney, với lối kiến trúc độc đáo nằm trườn mình ra một vùng mây nước. Lòng tôi gợn lên một nỗi buồn không biết bao lâu nữa thì Việt Nam mình mới tự xây được những công trình hiện đại như thế này. Giờ đây tôi có quyền tự hào về Sydney, nơi tôi sẽ bắt đầu lại ước mơ của mình. Chị Vân đã nói đúng, trường đại học sẽ to gấp 10 lần ngôi trường tôi từng đến. Đầu tôi cứ suy nghĩ miên man, và dòng xe cộ thì cứ nối đuôi nhau ngược xuôi trên cầu như không bao giờ ngắt....
Không biết ai đã mách cho chị Hoa (một chị đi cùng với tôi sang Úc) là khu Kingcross vui lắm. Một bữa nọ chị rủ tôi đi cùng vì tôi có ít vốn tiếng Anh. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi xe lưœa.
- Kiếm, tối nay đi khu Kingcross cho biết.
- Ừ, đi thì đi, nhưng vé xe lưœa có đắt lắm không" Chị phải trả tiền, em không có đâu nghe.
- Ừ, tối nay đi nhé.
Mới 5 giờ chiều, chị Hoa vô trang điểm qua loa, mang đôi giầy cao gót qua phòng tôi.
- Kiêm, đi thôi, 5 giờ rồi!
- OK, đi!
Tiếng bước chân lộp cộp của đôi giầy mới cáu cạnh mang từ Việt Nam qua, chị ung dung tới quày bán vé:
- Kingcross... (rồi chị giơ hai ngón tay lên ra hiệu)
- Single or return (người bán vé hoœi)"
- No, no, I’m married!
Chị cứ tươœng ông này giơœ trò chọc ghẹo nên chị trả lời chị đã có chồng cho xong việc. Tôi cố gắng nín cười và nói lớn:
- Two return tickets to Kingcross please!
Chị tôi trả tiền vui vẻ và hầu như không biết chuyện gì đã xảy ra.
Các pano quảng cáo đã lên đèn, những quán bar dọc các con phố chính của khu Kingcross vẫn còn vắng khách. Mắt tôi cứ thao láo nhìn vào các “adult shops” vì ngạc nhiên. ƠŒ cái xứ tự do này họ bán đủ các thứ đồ nghề mà không sợ chính quyền bắt bớ, họ bày toœ quan điểm cá nhân hay những chuyện thầm kín mà ơœ Việt Nam chỉ có hai người mới tự nhiên làm được. Những dị biệt về văn hóa đã làm tôi suy nghĩ và trằn trọc. Cuối cùng thì tôi cũng chìm vào giấc ngủ say sưa sau một cuộc đi bộ dài.
Một năm sau tôi được nhận vào đại học Y khoa. Các chị tôi vốn ráng “nhịn” lấy chồng để chờ ngày xuất cảnh cũng lần lượt lập gia đình và ra riêng, trong nhà giờ đây chỉ còn tôi và cha già hiu quạnh.
Những chùm bong bóng đủ màu in chữ “Welcome” được treo dọc hai bên lối đi dẫn vào hội trường chính của đại học Sydney, nơi diễn ra lễ khai giảng năm học. Bên trong hội trường là một sân khấu và hàng ngàn chiếc ghế đã được xếp sẵn. Trên trần ước chừng 50 lá quốc kỳ khác nhau trông thật trang nghiêm. Hội trường trơœ nên nhộn nhịp khi ban nhạc bắt đầu dạo những nốt nhạc đầu tiên của buổi lễ. Âm thanh Hifi vang vọng tứ phía. Rồi không khí trơœ nên im lặng khi thầy hiệu trươœng bắt đầu đọc diễn văn chào mừng. Lắng tai nghe bài diễn văn mà tôi cảm thấy tự hào là sinh viên của một trường đại học nổi tiếng nhất nhì xứ Úc. Sau buổi lễ, chúng tôi được chia thành từng nhóm khoảng 20 người để được hướng dẫn tham quan các khoa của trường.
Tôi cảm nhận được cái nét đa văn hóa của xứ sơœ Kangaroo ngay từ ngày khai giảng. Nhóm của chúng tôi chỉ mình tôi là người Việt, còn lại là Tàu, Ý, Li Băng, Úc và hai anh chàng da đen. Lạc lõng giữa cái nhóm Liên Hiệp Quốc này tôi cố ngó quanh hy vọng có thể tìm ra một người đồng hương nào đó. Và kìa, nhóm kia có một tà áo dài trắng thướt tha kín đáo từ cổ tới chân nhưng có phần khêu gợi khi những ngọn gió vô tình thổi qua làm tung bay các vạt áo. Tôi liền hoœi anh hướng dẫn:
- Xin lỗi tôi có thể tham gia cái nhóm kia được không, vì tôi có vài người bạn bên đó.
- Không được, bạn phải ơœ nhóm này nhưng chúng ta sẽ đi một vòng công viên trường để giới thiệu mọi thứ cho bạn biết. Điểm cuối cùng là thư viện, tại đó bạn sẽ được tự do và bạn có thể gặp bạn bè khi chúng ta đến đó.
- Cám ơn.
Khuôn viên đại học thật lớn. Đây là căn tin, kia là phòng lab, góc nọ là nhà thể thao... rồi đây là thư viện. Chúng tôi được hướng dẫn cách mượn sách và các thiết bị dụng cụ. Vừa đi xuống lầu thì tôi thấy nhóm cô áo trắng đi lên. Tôi yên tâm sẽ không mất cơ hội để gặp cô ấy.
Mười lăm phút trôi qua, cô áo dài bước ra cổng chính của thư viện. Trong chiếc áo sơ mi trắng dài tay và đôi giầy da đen bóng tôi mạnh dạn bước tới:
- Xin lỗi bạn có phải người Việt không"
- Không, tôi không phải người Việt, tôi là người Hà Nội (có lẽ cô tự hào là mình đến từ thủ đô). Ủa, còn anh cũng là người Việt"
- Không tôi là người Sài gòn! Áo dài của bạn mặc đẹp quá, chắc may mắc lắm"
- Chỉ vài chục đô. Đẹp thật hả"
- Thật chứ.
- Cám ơn nghen.
- Tôi tên Kiêm, còn bạn tên gì"
- Tôi tên Thủy.
Sống mũi Thủy không cao nhưng đôi mắt đen tuyền long lanh dưới hàng chân mày lá liễu trông rất nghị lực, da nàng trắng có một vài vệt hồng trên đôi má. Từ ngày qua Úc tới giờ, tôi chưa được thấy một dáng người hoa hậu như Thủy ơœ cái xứ dư thừa bơ sữa này. Nàng có ba vòng rõ nét, chắc nàng rất tự hào trong trang phục áo dài đến với buổi lễ. Trò chuyện một hồi tôi được biết Thủy qua Úc sớm hơn tôi 2 tháng để học lớp dự bị đại học. Trông cái dáng tiểu thơ và bàn tay búp măng ai biết rằng ngoài giờ đi học Thủy phải đi phụ bếp nhà hàng để kiếm thêm tiền trang trải cho việc học, đỡ phần nào phụ thuộc vào số tiền tiền từ VN gưœi qua vì học phí cho du học sinh rất mắc.
Những ngày đầu đến lớp chúng tôi lúc nào cũng ngồi cạnh nhau, riết rồi thành thói quen mỗi khi một trong hai đứa đến trễ là chúng tôi cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Chúng tôi quen nhau một tình cảm mộc mạc và trong sáng, chia sẻ cùng nhau những niềm vui cũng như nỗi buồn, giúp đỡ nhau việc học hành. Khi hai chúng tôi gặp nhau là huyên thuyên bất tận cho đến giờ vào lớp. Một mình lẻ loi ơœ xứ người, không bạn bè thân thiết, Thủy coi tôi như một người anh, và là chỗ dựa tinh thần. Gia đình tôi mỗi người một nơi, Thủy là người tôi thường tâm sự. Trong lớp hai chúng tôi ít có bàn luận nhưng bài kiểm tra nào chúng tôi cũng được điểm cao, và Thủy có phần trội hơn.
Không khí ấm áp của mùa xuân lại về, lớp chúng tôi tổ chức tham quan hội hoa xuân 2 ngày 1 đêm ơœ Canberra. Thủy và tôi đều ghi danh tham gia. Chúng tôi cứ náo nức chờ tới ngày khơœi hành để tận mắt nhìn thấy tòa nhà quốc hội, biểu tượng nền dân chủ của nước Úc.

Chiếc xe bus từ từ lăn bánh rồi lao vun vút trên freeway boœ lại phía sau là một thành phố Sydney và những ngôi nhà mái ngói đoœ nối đuôi nhau san sát. Ra khoœi thành phố là một thứ ánh sáng vàng hiếm có của mùa xuân, bao phủ những thảm coœ mượt mà và những hàng cây kéo dài hầu như vô tận. Mắt tôi cứ nhìn qua cưœa sổ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên vùng ngoại ô của xứ Úc. Khi tôi quay đầu lại thì Thủy đã thiếp đi tự lúc nào, đầu nàng gục vào vai tôi. Tôi cứ nhìn chằm chằm vào mặt Thủy, lông mi nàng cong vút, đôi môi nàng mọng đoœ. Hình như tôi chưa bao giờ nhìn nàng kỹ như lúc ấy. Nàng có một vẻ đẹp tự nhiên không cần phấn son. Tim tôi bỗng đập rộn ràng, lằn ranh giới tình bạn trong tôi đã bị phá vỡ từ cái gục đầu vô tình ấy.
Tối hôm ấy đoàn chúng tôi nghỉ tại nhà trọ, tôi hẹn Thủy đi ăn tối vào lúc 6 giờ tại tiếp tân. Quẳng vội chiếc ba lô lên phòng tôi hối hả chạy ra chợ mua một bó hồng để tặng Thủy nhưng các cưœa tiệm đều đóng cưœa. Trên đường về nhà nghỉ, tôi ngắt trộm một cành hồng trước nhà ai đó mà trong lòng cứ hồi hộp. Trong khi đi tới quán ăn Sàigòn, tôi bỗng dưng dừng lại, lôi nhánh hồng từ trong áo khoác ra đặt vào tay Thủy và nói:
- I love You!
- Really"
Thủy vỗ mạnh vào vai tôi và cười một cách thẹn thùng. Ăn tối xong, chúng tôi mỗi người một cây kem McDonald rồi rảo bước về phòng nghỉ cho chương trình tham quan ngày mai.
Tách ra khoœi đoàn, Thủy và tôi nắm tay nhau đi tung tăng trong hội hoa xuân, cái nắm tay lần đầu trong đời cho tôi một cảm giác lâng lâng khó tả, tôi tươœng như mình đang lơ lưœng ơœ một hành tinh nào đó. Chúng tôi cứ đi đi mãi trong vườn hoa đủ loại khoe sắc dưới bầu trời thủ đô xanh ngắt. Và tình yêu của chúng tôi cứ lớn dần theo năm tháng ơœ giảng đường đại học.

* * *

Căn nhà trắng hai tầng với lối kiến trúc La Mã nằm giữa con đường Taylor vùng Lakemba trông giống như một tòa lâu đài hiện đại, hàng dãy cột điêu khắc mặt người được xây dựng công phu. Các cưœa sổ đều làm bằng kiếng làm tăng vẻ quý phái của ngôi nhà. Vào đến cổng, đập vào mắt tôi là chiếc xe BMW màu đen và chiếc Honda Accord của thằng Amed do bố mẹ nó mua tuần trước để mừng sinh nhật. Trong nhà một phòng khác rộng hơn cả ngôi nhà tôi và ba đang sống, góc phòng là một bộ ghế salon, một giàn home theatre, giữa phòng là một quày bar nhoœ và kế bên là sàn nhày ứơc chừng 30 mét vuông lót bằng gạch marble sáng loáng. Buổi tiệc sinh nhật của Amed thật đơn giản chỉ có hai dĩa xúc xích và một ít sà lách trộn, còn lại là những thứ bia rượu đắt tiền.
Rượu vào lời ra, chúng tôi trò chuyện thật rôm rả, gần tới nưœa đêm khi mọi người ngà ngà say thằng Amed đứng lên dõng dạc nói:
- Bây giờ tụi mày muốn coi sex Âu, Á, Mỹ hay Úc"
- Hàng Úc coi hoài chán boœ mẹ - Daniel lên tiếng.
- Amed, mày có sex Midle East (Trung Đông) không" - tôi hoœi.
- Có luôn!
Vừa uống, lũ chúng tôi vừa dán mắt vào cái tivi màn hình phẳng. Lần đầu tiên được xem phim “nghèo” nên tôi rất khoái. Rồi cũng chính thằng Amed lên phòng nó lấy xuống một thứ bột trắng, boœ lên giấy bạc, đốt lên hít một hơi thật dài, rồi chuyền cho đứa khác. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao nó mời tới buổi tiệc toàn một lũ con trai. Tôi cất cao giọng ngạc nhiên:
- Tụi mày hút ma túy hả"
- Thường thôi, có gì lạ - vừa chuyền cái giấy bạc đó cho tôi thằng Kevin vừa trả lời.
- Tao không hút, cái này ghiền thì tiêu.
- Mày cứ thưœ đi rồi mày sẽ thấy cái cảm giác dễ chịu như thế nào. Một lần, hai lần không có ghiền đâu mà sợ, ơœ cái xứ văn minh này mình phải biết mọi thứ không chỉ biết đọc.
Lũ chúng tôi chỉ có thằng John và tôi không biết hút, nhưng rồi sự cám dỗ của bạn bè và sự tò mò của một thanh niên mới lớn trong người có chất rượu, tôi và thằng John dại dột bắt đầu đưa lên mũi hít. Tiếng “dô, dô” liên tục, mặt đứa nào cũng đoœ bừng ngắc ngư lăn phè ra ngủ giữa phòng khách cho tới sáng.
Cái chất ma túy làm cho tôi ù lì ngu muội, tôi có nói dối các chị tôi xin tiền để mua sách vơœ, tôi bòn mót cả những đồng pension của ba tôi để mua thuốc thoœa mãn cơn ghiền, học hành bắt đầu xuống dốc, tôi đến lớp chỉ được ngồi gần Thủy, đầu óc hoàn toàn trống rỗng, tôi thi đậu duy nhất một môn trong suốt cả học kỳ. Thủy cũng hơi ngạc nhiên nhưng nàng không hay biết vì sao.
Rồi một hôm do quên đóng cưœa phòng, tình cờ ba tôi mơœ cưœa vào bắt gặp tôi đang mây khói cùng nàng tiên nâu, ông thét lớn:
- Kiêm, mày hút ma túy à. Trời ơi, họa đến nhà rồi con ơi!
Đây là lần thứ ba trong đời tôi thấy ba tôi khóc. Những giọt nước mắt thương tiếc đưa tiễn mẹ tôi về nơi chín suối, những giọt nước mắt vui mừng khi tôi đỗ vào đại học và giờ đây những giọt nước mắt giận hờn, cay đắng vì tủi nhục. Ông gọi hết tất cả các chị tôi đến, chị Vân thì khóc lóc chưœi rủa tôi hết lời, chị Hoa thì nhào vô đánh tôi như kẻ thù. Sau nhiều lần khuyên bảo đủ cách nhưng hoàn toàn vô hiệu, các chị tôi ai cũng bận bịu chồng con, công việc rồi đời ai nấy sống boœ mặc tôi lây lất với cơn ghiền.
Rồi mùa hè lại đến, khóa chúng tôi tổ chức cắm trại cuối năm ơœ Blue Moutains. Cái vùng núi non trùng trùng điệp điệp ấy bồi đắp thêm chất lãng mạn vào mối tình của tôi và Thủy vốn đã được keo sơn gắn bó. Sau khi tắt lưœa trại, bọn thằng Amed nháy mắt ra hiệu cho tôi đi kiếm chỗ “phê”, tôi đưa Thủy đến lều, chúc nàng ngủ ngon rồi quay lại với tụi thằng Amed. Khi chúng tôi đang ơœ chín tầng mây cùng nàng tiên khói, do không ngủ được, Thủy đi tìm tôi và bắt gặp. Trước mặt tôi, cái nét dịu hiền ngày nào không còn nữa, mà là một con sư tưœ Hà Đông với cặp mắt trừng trừng nhìn vào mắt tôi, nàng nghiến răng đanh đá tát vào mặt tôi một cái tát nảy lưœa.
- Tôi không muốn thấy mặt anh nữa.
Thế là hết, nàng lặng lẽ tìm đến lều trươœng nhóm xin boœ cuộc cắm trại để trơœ về Sydney bất kể là giữa đêm khuya, với lý do vừa mới nhận được một tin rất gấp của gia đình.
Tôi sững sờ trước cái tát nảy người của nàng và hững hờ nhìn nàng thờ thẫn bước đi dưới ánh trăng vàng vằng vặc bao phủ cả một vùng đồi núi im phăng phắc, vầng trăng treo lơ lưœng trên không rồi từ từ khuất dần bên kia vách núi.
Cũng những hàng cây đó, những thảm coœ kia, nhưng với tôi bây giờ hầu như vô nghĩa, tôi thiếp đi vì một đêm dài thức trắng cho đến khi chiếc xe bus về đến cổng trường.
Về đến nhà, tôi quăng vội mấy bộ đồ dơ vào mày giặt, nằm liệt trên giường, người tôi rũ rượi, tôi boœ học không đến trường nữa, không còn lên thư viện như ngày nào. Tôi cảm thấy chán sống ơœ cái xứ văn minh hiện đại này. Cả tuần nay, chiều nào tôi cũng trông ngóng những điện thoại của Thủy nhưng nàng biệt tăm vô tín, nhớ lại cái tát của nàng mà tôi còn cảm thấy sợ, nhưng đêm nào tôi cũng mơ về nàng với cái nét dịu hiền trong những tà áo dài tha thướt. Rồi một chiều tôi nghe ai đó bấm chuông.
- Xin lỗi ai đó - tôi nói vọng ra.
- Thủy - nàng trả lời cộc lốc.
Vừa bước vào nhà Thủy chào ba tôi rồi đi thẳng vào phòng tôi ngồi ngay xuống ghế.
- Anh không quý tình cảm của tui dành cho anh sao"
- Anh quý lắm nhưng không biết làm sao!
- Thì boœ hút xì ke chớ làm sao!
- Anh đã nhiều lần cố gắng nhưng cái chất ma túy nó ngấm vào máu anh rồi, anh không boœ được đâu em.
- Biết không boœ được sao còn bày đặt hút"
Nói tới đây nàng bật khóc nức nơœ làm tôi thật bối rối. Đầu óc tôi hoàn toàn bị điều khiển bơœi con tim. Tôi bước tới ôm Thủy vào lòng:
- Thủy ơi, anh không còn xứng đáng là chỗ dựa của em nữa!
Tôi kể cho nàng nghe cái đêm sinh nhật trụy lạc tại nhà thằng Amed. Rồi những giọt nước mắt của tôi tự nhiên cứ trào ra trên đôi má....
- Không, anh phải boœ hút - Nàng nói.
Người nàng mát rượi toœa vào người tôi. Cái tên Hồng Thủy như một dòng suối mát chảy vào lòng tôi, một thưœa ruộng đã khô cằn vì hạn hán. Tình yêu thương mãnh liệt của nàng đã gieo vào tôi một sự sống. Tôi thì thầm vào tai nàng:
- Anh hứa, anh sẽ boœ.
Rồi hai chúng tôi cứ ôm nhau mà khóc, nước mắt nàng ướt đẫm bờ vai tôi. Phòng bên cạnh ba tôi đang lắng nghe chương trình phát thanh Việt ngữ.
Rồi Thủy boœ cả công việc ơœ nhà hàng, ngày nào cũng đến với tôi để khuyến khích, chăm sóc cho tôi. Có những hôm nàng nấu cả những món ăn ngon mang lại cho tôi và ba. Mỗi lần thấy tôi lên cơn ghiền quằn quại là nàng đều khóc. Nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ cộng với việc thuốc thang chữa trị, cuối cùng tôi đã boœ hẳn con đường nghiện ngập một tháng sau đó. Đầu óc tôi tỉnh táo trơœ lại, và chúng tôi lại cùng nhau đến trường với bao mộng ước cho tương lai. Tôi tốt nghiệp sau Thủy một học kỳ vì phải học lại những môn đã thi rớt. Rồi đám cưới chúng tôi được tổ chức sau khi tôi ra trường. Tiệc cưới không rình rang tốn kém, chỉ có một số bạn bè và bà con đến tham dự trong không khí vui mừng ấm cúng.
Tết năm 2001 khi bé Linh, đứa con gái đầu lòng của chúng tôi tròn 3 tuổi, chúng tôi dẫn bé về VN thăm quê ngoại. Sau khi về Phú Thọ thăm một số bà con, chúng tôi dành phần lớn thời gian để tham quan thủ đô, chúng tôi dạo khắp 36 phố phường Hà Nội với những ngôi nhà rêu phong cổ kính, Quốc Tưœ Giám, trường đại học đầu tiên của VN xây dựng dưới thời Lý. Giữa lòng thành phố là Hồ Gươm mặt nước long lanh như giọt lệ. Sau đó chúng tôi trơœ lại Sàigòn, thăm chợ Bến Thành, Sơœ Thú. Tôi có dịp ghé lại trường đại học xưa. Ngồi trên ghế đá, dưới bóng cây rợp mát trong sân trường nhìn bé Linh nô đùa với chú chó nhồi bông mà tôi thấy hạnh phúc vô vàn.
Mối tình đầu có mấy ai may mắn được chung nhịp cầu. Nhưng mối tình đầu của chúng tôi là thế đấy. Thủy ơi, những ngày có em là những chuỗi ngày dài hạnh phúc, anh cảm thấy tự hào khi có em bên cạnh. Về quê hương lần này với tấm bằng bác sĩ, anh cảm thấy hãnh diện với mình, với bà con. Sánh bước cùng em niềm hãnh diện ấy tăng lên gấp bội, không có em không biết đời anh sẽ ra sao: một người công nhân trong một hãng xươœng hay một thằng xì ke tiều tụy nơi đầu đường xó chợ" Thủy ơi, em là tất cả của đời anh. Dù năm tháng có phai mờ, vạn vật có đổi thay, nhưng với anh em sẽ mãi mãi là đóa hồng xinh đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.