Hôm nay,  

Hà Nội Sắp Hết Lẳng Lơ?

10/3/200300:00:00(View: 4850)
Lâu lâu, anh khổng lồ Trung Quốc cựa mình một cái nhẹ, cũng đủ làm các nước láng giềng rung động. Thế là các nhà phân tích và báo giới lại phải vất vả suy đoán xem tâm ý đàn anh phương Bắc này thật sự muốn gì"
Và trong danh sách những điều ước của Bắc Kinh, thì tham vọng nào sẽ chiếm ưu tiên: chiếm trọn gói đảo Trường Sa" hay khai thác dầu thềm lục địa Bể Đông" hay bành trướng lãnh thổ nuốt gọn Đông Nam Á" hay chỉ khiêm tốn mở rộng thị trường tự do mậu dịch cấp vùng"
Tuy nhiên, cứ hễ phía đệ tử của Lý Thụy Tiên Sinh nhúc nhích chút gì thân Mỹ, lập tức con cháu Mao Chủ Tịch lại thò tay nắn gân sách nhiễu chút đỉnh. Thí dụ, như mấy năm trước, hồi Nga nói sắp rút khỏi Cam Ranh, Việt Nam nói chưa biết tính làm sao, ông Tướng Mỹ ở Guam nói gạ ý là Mỹ cũng muốn có thêm chỗ tránh bão ở Đông Nam Á, mấy hãng du lịch Mỹ cũng nhảy vào nói đang cần chỗ khai thác, lập tức chủ tịch Giang Trạch Dân bèn nhảy lên máy bay mà bay qua, cởi áo, phóng người xuống bờ China Beach ở Đà Nẵng mà ngâm bụng phệ tắm cả buổi, làm bẩn cả một góc biển.
Thế là Hà Nội bèn nói không có ý đưa Cam Ranh khai thác quân sự nữa làm chi. Một Giang đồng chí nhảy xuống Biển Đông tắm là đủ rồi, chứ hơn 1 tỉ anh nhảy xuống thì sẽ rụng thêm vài chục thác Bản Giốc nữa.
Mấy hôm nay, Bắc Kinh lại lên án Việt Nam "chận bắt ngư thuyền Trung quốc trong vùng biển tranh chấp tại Vịnh Bắc Bộ." Bình thường, những chuyện đánh cá lậu bị bắt, bị phạt và đuổi về là thường. Tuy nhiên, lần này chính Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cố ý làm lớn chuyện.
Theo tin Reuters thì: “HÀ NỘI - Phát ngôn viên Lê Dũng của Bộ ngoại giao CSVN hôm thứ tư báo tin ngư thuyền Trung Quốc và thuyền viên bị bắt giữ ngày 23-9 đã được trả tự do hôm Thứ 7 sau khi đã hoàn tất các thủ tục pháp lý - Lê Dũng không cung cấp các chi tiết.
Phái viên Reuters nhắc lại rằng nhà chức trách CSVN thường tịch thu dụng cụ và phạt tiền tàu đánh cá của ngoại quốc xâm phạm hải phận VN.
Trước đây, Lê Dũng tuyên bố rằng tàu đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động bát hợp pháp sâu trong lãnh hải của VN khi bị tàu tuần phát hiện, nhưng phản bác tố cáo của Bắc Kinh rằng ngư thuyền Trung Quốc bị bắn. Dù vậy, quốc khánh Trung Quốc vẫn được tổ chức hôm thứ tư tại Hà Nội.”
Bình thường, trước giờ các chuyện này là êm êm thu xếp. Mà là cấp nhỏ nói chuyện, chứ không để cấp Bộ nói. Cùng lắm là Biên Phòng cấp tỉnh. Nhưng sao làm ầm vậy" Thấy rõ là Hà Nội muốn im im rồi mà...
Lý do đơn giản, suốt tuần qua là một loạt các tin như Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld mời Tướng CSVN Phạm Văn Trà sang thăm Mỹ. Lại nói là tàu chiến Mỹ sắp ghé cảng Việt Nam. Cũng trong tuần, Ngoại Trưởng Nguyễn Dy Niên đi New York dự hội nghị LHQ, rồi về Washington DC mở tiệc tiếp tân một số vị dân cử Hoa Kỳ. Chưa hết, tuần sau (đúng ra là cuối tuần này, đầu tháng 10), ông Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN là Võ Hồng Phúc tới thăm Hoa Kỳ.
Thế nào Bắc Kinh cũng bực bội, nhức đầu: Ủa, bộ Mỹ không bàn chuyện nhân quyền nữa sao" Mới gần đây, TT Bush ký lệnh trừng phạt kinh tế Miến Điện vì bắt giam bà Aung Suu Kyi, mà sao khi Hà Nội bắt cóc thầy tu Thượng Tọa Trí Lực, đưa công an hù dọa, ngăn cản quý thầy về dự Hội Nghị Giáo Hội PGVNTN ở Bình Định, bỏ tù ba người cháu của Linh Mục Nguyễn Văn Lý... mà Mỹ vẫn im ru bà rù"

Thế cho nên, Bắc Kinh mới ầm ĩ chuyện bắt tàu đánh cá, điều rất thường xảy ra tại biên giời biển hai nước. Ngư dân nghèo, tham lưới, được trớn theo con nước, thì lấn qua hải phận là thường. Cũng y hệt như ngư dân Việt qua biển Cam Bốt, và ngược lại. Có gì mà ầm ĩ" Nhưng đây là cú nhắc nhở hay nhất của đàn anh Hoa Lục. Không có chuyện này, cũng sẽ có chuyện khác.
Tuy nhiên, hướng đi của nhà nước Hà Nội đã thấy rõ. Không lùi được nữa: Trên nguyên tắc là phải đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, Hà Nội phải thân Mỹ hơn.
Lý do thứ nhất là vì kinh tế. Hai thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam trong nhiều mặt hàng là Hoa Kỳ và Tây Âu. Trong các năm gần đây, mức tăng ào ạt xuất cảng chủ yếu là nhờ Hoa Kỳ, sau bản thương ước BTA (với Mỹ). Trong khi đó, Trung Quốc đã, đang và vẫn sẽ là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam, vì cũng xuất cảng cùng các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Thêm nữa, trong chiến dịch Về Nam (Go South) mà Đài Loan phát động, đã kêu gọi các đại tư bản Đài Loan thay vì đầu tư vào Hoa Lục, mà hãy ưu tiên đầu tư về hướng Nam, tức là vào Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan... Tiền vào, cũng có nghĩa là ảnh hưởng vào. Cùng lúc, Hà Nội đang thực thi kinh tế vùng AFTA, và khối này tương lai đang hy vọng kết chặt kinh tế thành một cơ cấu chặt hơn kiểu như Liên Âu. Thân gái 12 bến nước, nhưng lòng em thấy rõ là hết ưa chàng Mao với chàng Giang rồi. Có nghĩa là, cuộc chiến kinh tế đang kéo Việt Nam ngày càng xa đàn anh Bắc Kinh.
Lý do thứ nhì là viễn ảnh sóng gió Bể Đông. Nhà phân tích Alan Boyd trên Asia Times nhận xét khi Trung Quốc loan báo hợp tác với Phi Luật Tân về nghiên cứu khai thác tài nguyên (nói thẳng: dầu hỏa) vùng đang tranh chấp ở Trường Sa, và ngỏ lời mời các nước khác cùng hợp tác, thì "Việt Nam sẽ không bàn chuyện này với Trung Quốc bao giờ," vì chính hải quân Việt Nam đã giao chiến với Trung Quốc năm 1988 và 1992 tại Trường Sa. Thêm nữa, còn một hợp đồng khai thác dầu mà Việt Nam đã ký với công ty Mỹ Conoco-Phillips để tìm dầu vùng Tây Nam của Trường Sa, thì lại đụng với hãng dầu quốc doanh Trung Quốc CNOOC đã ký hợp đồng với hãng Mỹ Crestone Energy năm 1992 để khai thác khu mỏ Wan'an Bei-21. Hai vùng khai thác này chồng lên nhau, thế là không hợp đồng nào nhích thêm nữa được.
Dĩ nhiên, Hà Nội vẫn sẽ lẳng lơ đi dây tới cùng (cho tới ngày lên xe hoa"). Nhưng thấy rõ rồi. Đảng CSVN đã đón gió trở cờ rồi: Không thân Mỹ là hỏng hết. Thêm nữa, con cháu cán bộ gửi đi du học ở Mỹ cả rồi, có dám gửi đứa nào qua Bắc Kinh học đâu. Thêm nữa, các trang web từ Hà Nội bật lên là thấy có pha trộn hoặc có trang đã hoàn toàn viết bằng Anh ngữ, đâu có chuyện hiển thị chữ Hoa đâu. “Thân Mỹ.” Đó cũng là thông điệp mà Ngoại Trưởng Nguyễn Dy Niên đang nói với quốc hội Mỹ ở Washington DC vậy. “Em muốn mời chàng đưa pháo thuyền vào thăm hải cảng của em...” Dù nói rất là thì thầm như bên tai tình nhân, với một giọng rất là ngựa của một nhà ngoại trưởng, nhưng Bắc Kinh với tài nghe ngàn dặm nhất định phải là nghe rất rõ. Thế nên Bể Đông mới có chuyện.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới vừa được công bố vào đầu tháng 11: bệnh sởi nguy hiểm hơn ta thường nghĩ, bởi vì nó phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến cho người ta có thể mắc thêm những chứng bệnh khác.
Thức ăn nhanh là thích hợp cho cuộc sống bận rộn kiểu Mỹ. Tuy nhiên, nếu ăn thức ăn chế biến sẵn quá nhiều, bạn có thể sẽ vướng vào một thứ không hay ho gì: bệnh tim.
Sau nước lọc, trà là thức uống phổ thông nhất của loại người. Điều này không phải là tình cờ: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà có liên hệ đến việc giảm một số rủi ro bị bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer…
Tháng 11 là Tháng Cảnh Giác Ung Thư Tuyến Tụy. Năm nay, Alex Trebek-người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng “Jeopardy!”- đã tham gia cùng World Pancreatic Cancer Coalition xuất hiện trước công chúng để khuyến khích mọi người hãy chú ý đến căn bệnh chết người này.
Theo một nghiên cứu mới công bố ở Mỹ, nhiều người đã trải qua chứng trầm cảm nặng trong những năm tháng cuối đời. Phụ nữ, người nghèo là một trong những giới dễ bị ảnh hưởng.
Kể từ khi mới bước vào Tòa Bạch Ốc để nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump đã phải đối phó với sự tấn công liên tục từ phe Dân Chủ đi tìm dấu vết liên hệ của ông với người Nga qua cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2016.
Không biết đã bao lần tôi suýt đầu hàng sức quyến rũ muốn trở thành người “da trắng” để hòa nhập vào xã hội chung quanh tôi. .. Mùa Tết, tôi không chịu mặc chiếc áo dài ưng ý nhất đi học vì sợ bị chê cười.
Năm đó, khi chỉ còn hai tuần là bắt đầu vào năm học cuối của chương-trình tiểu học của tôi thì cha mẹ tôi chuyển nhà. Nhà cha mẹ tôi ở thuộc vùng Nam thành-phố Paris, nay cha mẹ tôi phải dọn nhà về vùng Bắc Paris.
Một thất bại của TC thấy rõ xuyên qua hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan. Lần này không có mặt TT Trump của Mỹ, TC một mình một chợ với các nước Đông Nam Á [DNA] nhưng đa số không tin, không ưa TC.
Nền kinh tế Nhật Bản gần như tê liệt trong Quý 3 2019, do tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ-Trung và nhu cầu suy giảm trên thị trường toàn cầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.