Hôm nay,  

Câu Chuyện Ca Nhạc

01/10/200300:00:00(Xem: 4546)
Có lẽ khi bàn về ca nhạc thì hầu như mọi người đều có thể tham gia đóng góp ý kiến, khác hẳn với các bộ môn nghệ thuật khác như hội họa, thi ca, văn chương... đòi hỏi một số hiểu biết căn bản nào đó. Vì bài hát gồm lời ca và nét nhạc, nét nhạc thì qua tai đi thẳng vào lòng người nghe để cảm nhận phản ứng rằng nó được thích hay không thích chứ không cần lý trí suy luận dài dòng.
Còn lời ca thì liên quan tới thi văn, nhưng nó lại được chuyên chở bởi nét nhạc, cho nên cũng có thể phán xét rằng nó có ăn khớp với nhau trong cùng một bài ca hay không. Và cuối cùng người nghe trả lời rằng thích hay không thích bản nhạc đó.
Bài hát thì được diễn tả bởi một giọng ca nào đó gồm chất giọng, phát âm lời ca, xướng âm có đúng cao độ của nốt nhạc, có đúng nhịp, kỹ thuật lấy hơi, luyến láy...Kể ra thì dài dòng nhưng tóm gọn lại thì giọng ca đó có truyền cảm không để được ưa thích giống như một người con gái cuối cùng phải có duyên, một vẻ đẹp quyến rũ nào đó cho người ta yêu.
Nhưng còn một vấn đề quan trọng cần nêu ra là tùy theo chủ thể, có kẻ thích giọng này mà kẻ khác lại không thích , và một lần nữa câu chuyện tranh luận lại chạy lòng vòng không bao giờ kết thúc.
Câu chuyện bàn về các tiếng hát trong nước so với hải ngoại thì ai hơn ai cũng nằm trong đề tài này. Các tiếng hát hải ngoại còn lại một số ít sinh hoạt như Khánh Hà, Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Thanh Tuyền, Chế Linh, Thái Châu..., đa số đã nghỉ hưu vì tính từ 1975 đến nay đã 28 năm. Các người mới thay thế thì bây giờ cũng tạm gọi là không trẻ như Ý Lan, Như Mai, Thái Hiền, Vũ Khanh, Tuấn Vũ, và người trẻ hơn thì cũng từ trong nước qua định cư hải ngoại như Như Quỳnh, Thế Sơn... Còn những tiếng hát trẻ thuần tuý thuộc hải ngoại như Thanh Trúc, Lâm Nhật Tiến... vì họ lớn lên cũng như luyện tập ca hát ở bên này.
Có một nhận định chung là các giọng ca hải ngoại dù già hay trẻ, nó đại diện cho một phong cách trình diễn của sinh hoạt ca nhạc Sài Gòn trước năm bảy lăm bao gồm cách phát âm lời ca, kỹ thuật hát, cách chọn bài hát, y phục. Một điểm khác cũng dễ thấy là đa số các tiếng hát này không có tốt nghiệp một trường chuyên nghiệp dạy ca mà trong nước gọi là thanh nhạc. Do đó tính chất kỹ thuật đã không nổi bật trong khi trình bày một ca khúc. Đây cũng là khuyết điểm và đồng thời cũng là một ưu điểm khi so sánh với các tiếng hát trong nước bây giờ.
Khi Cộng sản chiếm Sài Gòn thì người dân miền Nam đã nghe nhiều giọng ca của cái gọi là văn công gồm những người đã học hát từ các trường thanh nhạc của các nước cộng sản Đông Aâu. Họ xướng âm rất chuẩn, kỹ thuật hát khá cao qua cách rung giọng, lấy hơi và nhất là hát những nốt nhạc cao cùng những nốt nhạc khó hát. Tuy nhiên cách phát âm lời ca thì bằng một giọng miền Bắc pha trộn với tính chất cộng sản làm khán giả miền Nam không thích, họ gọi là " giọng ca Việt Cộng".
Một lý do nữa là các bài hát họ trình diễn thiếu chất tình cảm, chỉ tuyên truyền cho nhà nước cho nên quần chúng miền Nam chán ghét.
Dân miền Bắc thời đó thì cũng có một số thấy thích các giọng ca Sài Gòn cùng các bài hát tình ca lãng mạn của chế độ VNCH.

Bây giờ những tiếng hát nổi tiếng trong nước là đệ tử của những văn công thời đó như Thu Phương, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Thanh Lam... chỉ khác một điều là họ trẻ hơn và những bài ca họ hát không còn tính tuyên truyền như thời trước. Họ có những ưu điểm của kỹ thuật trường thanh nhạc nhưng cũng vì thế mà cách hát đa số giống nhau. Mới nghe họ hát đôi lần thì khó mà phân biệt tên người hát.
Nghe thật kỹ thì thấy tính chất kỹ thuật đã phô diễn quá nhiều làm mất đi sự tự nhiên và truyền cảm của bài hát. Đôi khi các tiếng hát trẻ đã lạm dụng làn hơi khoẻ để "gào" lên những nốt nhạc cao, cách này rất ăn khách trong lúc trình diễn trên sân khấu để chinh phục khán giả trong một bầu không khí sôi động. Nhưng nếu trong lúc bình tĩnh ngồi nghe đĩa hát thì mới thấy thiếu đi sự dịu dàng, êm ái. Một chiếc xe tốt khi lên dốc cao không nghe tiếng máy xe to hơn, hát cũng như thế.
Giọng hát trẻ trong nước nếu là dân miền Bắc thì cách phát âm làm dân miền Nam không thích lắm nhưng nếu là người trong này như Quang Dũng (Qui Nhơn), Mỹ Tâm (Đà Nẵng) thì họ thấy gần gũi hơn. Cũng cần nói thêm là cách hát của Quang Dũng chịu ảnh hưởng của Tuấn Ngọc khá nhiều, tức là phong cách của Sài Gòn.
Trở lại cái khuyết điểm đồng thời cũng là ưu điểm của giọng ca Sài Gòn thời trước là chất giọng khác nhau của từng ca sĩ tạo nên nét riêng biệt của họ. Thanh Thúy khác Lệ Thu, khác Hương Lan, Sĩ Phú khác Duy Khánh, Hùng Cường... Và tuy có khi thiếu tính kỹ thuật nhưng họ lại diễn tả rất tự nhiên, mỗi người một vẻ.
Tính kỹ thuật tuy cần nhưng nếu quá đáng thì mất đi sự truyền cảm như trường hợp của Khánh Hà. Ai cũng công nhận rằng kỹ thuật hát cô rất cao nhờ lâu năm kinh nghiệm cùng thu thập những cách hát qua các bài ca Tây phương. Khi ra cuốn băng nhạc tên Gợi Giấc Mơ Xưa, phát âm của cô như là một người ngoại quốc hát nhạc VN, nhưng liền sau đó, Khánh Hà đã điều chỉnh và trở nên vị trí hàng đầu. Cũng vì quá chú trọng kỹ thuật mà một câu hát, cô đã thu đi thi lại nhiều lần làm cảm hứng bay mất, khách thưởng ngoạn tinh tế nhận ra điều này trong một số bài hát trong đĩa.
Sỡ dĩ nhắc yếu tố kỹ thuật để nhấn mạnh là đừng ỷ vào nó, cần nhiều yếu tố hài hoà để hấp dẫn khi hát.
Bàn chuyện ca nhạc mới thấy rằng các tiếng hát Sài Gòn năm xưa tức hải ngoại bây giờ không có người tiếp nối vì các người trẻ lớn lên bên này nói tiếng Việt chưa rành lấy đâu mà hát cho tròn chữ.
Các tiếng hát trong nước qua hải ngoại được đón nhận niềm nở thì cũng giống như các tiếng hát bên này trở về bên đó được khán giả hoan nghênh. Lý do đơn giản là người ta thích cái gì mới lạ. Giống như chàng Việt kiều đến nhà quen, đãi khách mấy món trái cây như bôm, nho và mãng cầu, mít. Chàng ta thích mãng cầu và mít trong lúc đó thằng cháu ở trong nước lại cứ chọn bôm, nho.
Bàn chuyện ai hơn ai tuy là câu chuyện văn nghệ, là chuyện trà dư tửu hậu nhưng bên cạnh đó cũng nói lên tính chất chính trị. Văn nghệ Sài Gòn hay văn nghệ miền Bắc, ngay cả trong nước khi tiếng hát Ngọc Sơn mang tính miền Nam đi thi chung kết tại Hà Nội đã thua Thanh Lam liền tức giận bỏ về trở thành tin tức báo chí sôi nổi.
Bài viết chỉ gợi lên đề tài để bạn bè tranh luận thêm cho không khí văn nghệ hào hứng, nhiều người tham dự thì càng nhiều ý kiến hay.
San Jose cười tháng chín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.