Hôm nay,  

Iraq For Sale

23/09/200300:00:00(Xem: 4054)
Hôm thứ hai, một xe bom nổ trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Baghdad, và đây là vụ tấn công thứ nhì trong vòng một tháng nhằm vào cơ quan quốc tế này. Bạn hãy hình dung, trụ sở bạn đang làm việc liên tục bị nổ 2 xe bom và vài người bạn của mình đã chết, và vài chục cộng sự khác bị thương. Áp lực của cảm xúc có khi nặng hơn áp lực vật chất, khi nỗ lực muốn giúp Iraq lại bị xem là kẻ thù.
Nhưng có lằn ranh nào để LHQ được dân Iraq nhìn như là giúp tái thiết mà không phải là “tiếp tay quân chiếm đóng”" Đó là những lựa chọn khó khăn, không riêng cho các cơ quan LHQ, mà cả cho những người Iraq nhiệt tâm, trong đó có những người từ hải ngoại về giúp tái thiết quê nhà -- mà gần nhất là vụ bà al-Hashimi, ủy viên trong Hội Đồng Cai Trị Iraq, bị ám sát bắn trọng thương hôm cuối tuần.
Một phát ngôn nhân LHQ tại hiện trường hôm thứ hai nói với BBC rằng LHQ nhiều phần sẽ thu nhỏ các hoạt động nhân đạo và hoạt động khác, chứ sẽ không rút khỏi Iraq toàn bộ. Nhưng đó là chuyện của LHQ. Còn chuyện của đa số người dân Iraq bình thường vẫn phải là kiếm sống, phải kiếm tiền để nuôi vợ con -- điều hiện cũng rất là gian nan ở Iraq.
LHQ có thể bàn chuyện thu nhỏ, hay rút ra ngoài Iraq, nhưng dân Iraq không thể thu nhỏ hay rút đi đâu hết, và họ phải đối diện với một đất nước đổ nát, tan hoang sau cuộc chiến. Có một thực tế là 60% dân Iraq đang thất nghiệp, và sự giận dữ của người dân có thể chĩa mũi dùi vào người Mỹ, mà các đạo binh Mỹ từ vai trò người giải phóng đang sớm bị cáo buộc là quân chiếm đóng -- điều mà cựu Tổng Thống Clinton đã bày tỏ khi nói chuyện với sinh viên Ả Rập hôm chủ nhật ở United Arab Emirates.
Hôm thứ ba 23-9, Tổng Thống Bush sẽ đọc diễn văn trước Liên Hiệp Quốc -- nghĩa là, khi bạn đọc các dòng chữ này, thì TT Bush đang trình bày vấn đề trước LHQ. Và đây là một bài diễn văn quan trọng, vì có thể nhờ nó mà hàn gắn các chia rẽ hay làm sâu hơn mâu thuẫn với các nước trong LHQ.
Trước đó, vào đêm thứ hai, TT Bush trả lời đài FOX News, một đài nổi tiếng là diều hâu nhất trong truyền thông Mỹ, mà cuộc phỏng vấn ghi hình từ chủ nhật, rằng ông sẽ không nhường quyền cho LHQ, mà cũng không chịu chuyển quyền sớm cho người Iraq để tìm một nghị quyết mới.
TT Bush nói ông sẵn lòng mở rộng vai trò LHQ tại Iraq chút xíu thôi, như trợ giúp Hội Đồng Cai Trị viết bản hiến pháp. “Tôi muốn nói, họ [LHQ] giỏi về khoản đó. Hay có thể, khi bầu cử [Iraq], họ sẽ coi sóc việc bầu cử. Đó là vai trò lớn hơn rồi.”
Đức, Pháp, Nga và Anh (nước đồng minh thân nhất của Mỹ) đều kêu gọi tăng quyền cho LHQ tại Iraq. Nhưng Thủ Tướng Anh Tony Blair không đồng ý với Pháp việc trả chủ quyền cho Iraq trong vài tháng, vì nói thế là vội vã quá.
Tờ New York Times hôm thứ hai dẫn lời một viên chức Bạch Ốc rằng TT Bush sẽ “không xin lỗi về việc xua quân chiếm Iraq. Mà ông cũng sẽ không nhìn nhận lỗi lầm nào trong việc soạn kế hoạch an ninh hậu chiến và tái thiết.” Dĩ nhiên, người ta hiểu được việc Bush không dịu giọng. Ông hiện là người uy quyền nhất thế giới hiện nay, và đang là người chiến thắng gần như trên mọi mặt trận -- kể cả mặt trận kinh tế nội địa đang trên đà hồi phục.

Chiến lược của TT Bush hiện nay là hy vọng thu phục lòng dân Iraq bằng tái thiết -- nếu có việc làm, mà lại lãnh lương kiểu Mỹ thì mọi chống đối rồi sẽ dần dà bị dập tắt. Mà một quyết định đưa ra hôm chủ nhật hy vọng sẽ thúc đẩy tốc độ tái thiết: mở cửa thị trường Iraq mọi lĩnh vực cho giới đầu tư quốc tế, chỉ trừ khu vực tài nguyên thiên nhiên. Chính sách này có thể nói ngắn gọn kiểu thị trường là “Iraq For Sale” -- và có lẽ đây là cách mau chóng nhất để tạo ra việc làm cho dân Iraq, và là cách sớm nhất để hồi phục mọi ngành kinh tế Iraq, mặc dù phải chịu hy sinh khi để thị trường rơi vào tay các công ty quốc tế. Ngắn gọn, có bao nhiêu người Iraq có đủ khả năng tài chánh để chụp cơ hội mở cửa này, hay đây là cách để các công ty quốc tế vào chiếm thị trường mau nhất" Nhào vô mà làm ăn, đó là lời mời gọi chính thức. Vậy thì tại sao Đức, Pháp, Nga còn chống gì nữa" Người ta có thể hy vọng các nước này sẽ dịu giọng hơn không" Hôm thứ hai, Tổng Thống Chirac nói là Pháp dù không đồng ý với Mỹ, vẫn sẽ không phủ quyết nghị quyết của Mỹ. Có phải TT Chirac đồng ý rằng thôi cứ để mấy công ty Pháp vào Iraq làm ăn đi, người ta mở thị trường rồi kìa, ngàn năm một thuở"
Thực tế, việc mở cửa, dù là để quốc tế chiếm phần nhiều thị trường của mình, nhưng đây hẳn là cách nhanh chóng nhất để tái thiết thị trường bị tơi tả vì chiến trận, cấm vận, và nền quản lý yếu kém. Thiếu vốn, thiếu chuyên viên... Những cải tổ sẽ cho phép ngân hàng ngoại quốc tới Iraq kinh doanh đầu tư. Chúng ta thử nghe ông Bộ Trưởng Tài Chánh Iraq trình bày như sau.
Tại Dubai, nơi ông đang dự 1 hội nghị quốc tế, Bộ Trưởng tài chánh Kamil Mubdir al-Gailani tuyên bố "Các cải tổ của Iraq sẽ thúc đẩy những nỗ lực kiến tạo kinh tế thị trường tự do ở Iraq" - ông al-Galani hứa hẹn Baghdad sẽ cho phép người ngoại quốc làm chủ ở mọi lãnh vực, ngoại trừ tài nguyên thiên nhiên.
Bộ Trưởng tài chánh Iraq cho biết thêm : 6 ngân hàng ngoại quốc được phép mua lại 100% ngân hàng nội địa trong 5 năm tới - một số không giới hạn ngân hàng ngoại quốc được mua 50% phần hùn tại các ngân hàng địa phương.
Bộ Trưởng al-Galani cũng loan báo thuế lợi tức cá nhân và doanh nghiệp tối đa là 15% hiệu lực kể từ ngày tân niên 2004 và 5% thuế phụ thu tái thiết đối với mọi hàng hóa nhập cảng, ngoại trừ cứu trợ phẩm. Ngoại kiều không được mua đất, nhưng có thể thuê mướn đến 40 năm.
Nhìn chung: Tất cả những điều đó đều là cách mạng kinh tế tận gốc rễ ở Iraq, nơi trước giờ kinh tế nhiều phần theo kiểu quốc doanh tập quyền. Thậm chí Iraq trước giờ không bao giờ thu thuế người dân. Phải thấy, cơ hội mở cửa này thực sự là vàng, bởi vì thử nhớ lại những cuộc thương thuyết rất vất vả của các phái đoàn mậu dịch Hoa Kỳ và Tây Phương khi tìm vào các thị trường mới. Tới ngay như cởi mở tối đa như Liên Âu, Nhật, Nam Hàn, mà hàng của Mỹ, Canada vào cũng rất là vất vả...
Dĩ nhiên, bản tin AP cũng ghi nhận là nhiều doanh gia Iraq lo ngại các hãng ngoại nhiều vốn sẽ chiếm thị trường, và sẽ đưa lợi nhuận ra ngoài nước. Thực tế, có lẽ Iraq không còn lựa chọn nào khác. Bởi vì Iraq không còn gì để bán sau cuộc chiến này, chỉ trừ chính thị trường và sức lao động. Và cũng không còn cách nào để tái thiết mau chóng hơn. Bởi vì đây là cách tạo ra việc làm mau chóng nhất.
Cũng y hệt như việc Cam Bốt được gia nhập WTO tuần trước, người ta lo sợ Cam Bốt phải trả những cái giá đắt về kinh tế. Thì Iraq ở một vị trí còn nguy ngập hơn, bởi vì không cứu nguy khẩn cấp kinh tế, thì cuộc chiến du kích sẽ lan rộng và thành một vòng dây chuyền: bất ổn sẽ không tái thiết được, và ngược lại, không tái thiết kịp sẽ gây bất ổn thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.