Hôm nay,  

Trí Vận, Thất Bại Của Cs

06/12/200300:00:00(Xem: 4400)
Trí vận là thuật ngữ CS dùng để chỉ công tác vận động trí thức theo và phục vụ cho Đảng. Chất xám cũng là thuật ngữ của CS chỉ tri thức, kiến thức khoa học, kỹ thuật nói chung cần thiết cho việc phát triển xã hội. Nhu cầu dùng trí thức, sử dụng chất xám hết sức cần thiết. Nó trở nên khẩn thiết, bức bách, không có không được từ khi CS Hà nội chuyển sang kinh tế thị trường để tự cứu khỏi bị đột quị khi mất nguồn viện trợ kinh tế, chánh trị của Liên xô và phải mở cửa giao lưu kinh tế với nước ngoài và trong khi thế giới đang đi vào Thời đại Tin học, tri thức, ý nghĩ là hàng hoá sản xuất chánh yếu. Nhưng tổng kết kết quả trí vận của CS Hà nội từ ngày Đổi Mới, là một thất bại lớn. Thất bại trong việc lôi kéo trí thức trong lẫn ngoài nước. Rõ nhứt là trong thời gian 6 tháng CS Hà nội chánh thức đưa công tác "kiều vận" vào ngân sách quốc gia. Số trí thức hải ngoại về nước phục vụ cho chế độ CS, là con số không to tướng. Lý do thất bại được một số trí thức gốc Việt từ Tây Âu, Bắc Mỹ, và trong nước phân tích để đi đến một buồn tủi chung cho người Việt có tiếng là hiếu học.
Thực vậy, tình hình đại học VNCS là một bức tranh màu xám xịt. Những nét chánh màu đen ngòm là nạn tụt hậu và uổng dụng chất xám trong chế độ do CS Hà nội cầm quyền. Và CS Hà nội hô hào chung chung, động viên phong trào, chớ không tin cậy những người có khả năng, có kinh nghiệm nhưng ở ngoài đảng. Bức tranh đó vừa thực vừa ảo. Biểu kiến, VNCS là nước có bằng đại học cao nhứt Đông Nam Á. Nhưng thực chất nội dung, kiến thức, kỹ năng nói chung thua Thái Lan. Đại học VN đứng hạng 50 so với các đại học trong vùng, và dưới Thái Lan xa. Khoa học kỹ thuật đang giảng dạy tại các đại học VN tụt hậu sau Thái Lan 30 năm. Hà nội chánh thức công bố năm rồi cấp ra 340 bằng Phó Tiến sĩ, chỉ bằng số bằng của Thái Lan cấp 10 năm về trước. VNCS có 13.500 ngưòi có bằng tiến sĩ và phó tiến sĩ, nhưng theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ có 500 người có công trình được quốc tế công nhận, ít rất ít, chỉ 3,72%. Và công luận trong nước không còn lạ với những câu phê bình, như " đại học VN chỉ là phổ thông cấp 4" hay " khoảng 1 phần 3 giáo sư và phó giáo sư đại học, cần phải thu hồi bằng lại". (Báo Lao Động xuất bản tại Hà nội ngày 16 tháng 11, 2002 ).

Tiêu biểu như Giáo sư Võ tòng Xuân, một giáo sư đại học của chế độ VN Cộng Hòa, thuộc Viện Đại học Cantho xưa kia, được CS "chiếu cố lưu dung" và cho vô Đảng để vừa lòng dân Nam Bộ và Khu Ủy Tây Nam bộ của Đảng, nay làm Bí Thư Đảng Ủy Đại học An Giang. GS Xuân nhận định, bằng Phó Tiến sĩ học ở "các nước xã hội chủ nghĩa anh em" xưa kia, là "văn bằng hữu nghị", tức cấp vì lý do chánh trị, ngoại giao hơn là vì thực tài, học lực. Nhưng những người này là đảng viên, cán bộ CS nên cũng vì lý do chánh trị, được Đảng "chiếu cố đề bạt" trong các chức vụ "quản lý"; tức là, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan đủ mọi ngành nghề của Đảng và Nhà Nước CS. Trong khi đó những người học giỏi, có thực tài, lại không có chỗ đứng. Hiện tượng lấy bằng đại học rồi nhưng không kiếm được việc làm vì không có thân thế hay tiền để chạy chọt phải làm việc khác chuyên môn hay bị thất nghiệp, là chuyện phổ quát ở VN bây giờ. Còn chương trình đại học VN thì nặng lý thuyết, nhẹ thực hành nên không thiết thựùc, không đáp ứng đưọc nhu cầu xã hôi, không được các cơ quan ngoại quốc kinh doanh ở VN mướn và trọng dụng. Trong khi Thái Lan đã cải tổ việc giảng dạy từ lâu, 2 thực hành chỉ 1 lý thuyết, và 50% đại học là tư thục, thì VN còn nặng lý thuyết và thiếu đầu tư trang thiết bị các phòng thí nghiệm nên lạc hậu so với bước tiến khoa học kỹ thuật thế giới. Oâng kêu gọi cải tiến nhưng liệu có tới tai nỗi Bộ Chánh trị hay không vì Oâng chỉ là đảng viên trung cấp.
Và sau cùng là ý kiến của nhữõng ngưòi Việt đang làm việc cho các đại học của các vùng tiền tiến. Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thuộcTrung Tâm Vật lý Quốc tế nước Ý đại lợi, Ô. Nguyễn xuân Hãn, nhận định, trên thế giới bằng Tiến sĩ, Tiến sĩ Khoa học chỉ có "giá trị" trong hai năm, nếu trong 2 năm mà không có phát minh, thành tựu khoa học, sản phẩm nào, người ta coi như không có chỗ đứng trong khoa học nữa. Còn chức Giáo sư, Phó Giáo sư mà không có bục giảng ở đại học, không có sinh viên, không có dự án khảo cứu ở phòng thí nghiệm, người ta coi như không có chỗ đứng trong nền khoa học nữa. Nếu so sánh với tỷ lệ 3,72% của 13.500 người có bằøng Tiến sĩ và Phó Tiến sĩ ở VN, và kể cả ở Hải ngoại nữa, không phải 1 phần 3 bị rút bằng mà con hơn nữa! Còn Giáo sư Nguyễn minh Thọ thuộc Đại học Louvain nổi tiếng ở Bỉ quốc,chế độ CS Hà nôi không tin cậy trí thức, mà chỉ tin cậy đảng viên, cán bộ, nên chỉ giao vai trò lãnh đạo khoa học kỹ thuật không đúng người đúng chỗ. Việc cấp bằng, cấp chức không trong sáng. Thất bại này không đơn thuần xuất phát từ ngành giáo dục đại học vì đại học là một cái gì lớn lao, không chỉ thuộc ngành giáo dục, mà liên quan đến đường lối, chánh sách quốc gia, do Đảng và Nhà Nước CS cầm cả cán lẫn lưởi. Kể ra trí thức bên ngoài biết khá rõ về công tác trí vận, vận động chất xám của CS nặng tuyên truyền mà thiếu thực tâm thực hiện .
Sẽ thiếu sót lớùn nếu không nói đến nhận định của người lo việc vận động chất xám vể VN phuc vu về mặt nổi cho chế độ CS Hà nội. Gs Nguyễn văn Đạo Chủ tịch Hội Liên lạc Ngưòi Việt ở nưóc ngoài thú thật, "cần phải có mục tiêu cụ thể để động viên tham gia, chớ không hô hào chung chung sẽ không giải quyết được gì."
Trí thức, bên ngoài không về; trong nước, người ngoài Đảng không tin cậy. Nền giáo dục đại học không cải thiện về phương pháp giảng dạy lẫn đầu tư thí nghiệm, thực tập. Công tác trí vận của CS quả đã thất bại. Chất xám thiếu trầm trọng đang đi đến khủng hoảng. Trong xu thế kinh tế toàn cầu của thời đại Tin học hàng hoá là tri thức, dùng cách giải thờøi du kích như CS Hà nội đã đang làm, nên bài toán đại học rối tung và không tìm ra đáp số.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.