Hôm nay,  

Tôn Giáo Hòa Đồng?

30/12/200300:00:00(Xem: 4501)
Đây không phải chuyện của Đạo Cao Đài, một tôn giáo xuất phát từ Việt Nam trong đó thờ phượng giáo chủ nhiều tôn giáo. Đây là chuyện của tuổi trẻ Hoa Kỳ hiện nay -- và nếu một hôm, con của bạn bỗng nhiên đưa cả Phật, Chúa, Allah... lên chung một bàn thờ, thì bạn cũng đừng nên ngạc nhiên. Đó chỉ là một hiện tượng mới ở Mỹ.
Bài viết của ký giả K. Connie Kang, nhan đề “Spiritual Blend Appeals to People of Many Faiths” trong số thứ bảy 27-12-2003 của tờ Los Angeles Times đã khảo sát về hiện tượng tôn giáo hòa đồng này.
Như trường hợp của nữ tài tử Lori Alan. Cô tự mô tả là “một cô gái nhà lành theo Đạo Phật, Đạo Do Thái, Đạo Tin Lành Báp-Tít... Tôi tự thấy mình như một quầy thực phẩm buffet.”
Cô Alan có mẹ theo Tin Lành Báp-Tít, cha là người gốc Do Thái. Cô đi dự lễ ở cả nhà thờ Tin Lành và đền thờ Do Thái, nghe thánh ca làm cô như bay lên các tầng trời. Và cô ngồi Thiền theo Phật Giáo, tập trung vào cái hiện tại làm lòng cô bình an. Cô còn thích dự Thánh Lễ Thiên Chúa La Mã nữa.
Hiện tượng này “là kiểu Tôn Giáo Tự Làm Lấy Cho Mình,” theo lời nhà thăm dò David Kinnaman, thuộc Barna Research Group bản doanh ở Ventura, một công ty nghiên cứu tiếp thị độc lập chuyên theo dõi các khuynh hướng liên hệ tới niềm tin, trị giá và thái độ kể từ năm 1984.
Một bản thăm dò mới của Barna cho thấy đang có nhiềungười Mỹ giữ các đức tin “mâu thuẫn nhau về lý luận,” hòa lẫn các tôn giáo dị biệt nhau để đưa tới các quan điểm tôn giáo phi chính thống.
Nhà thần học Edmund Gibbs, giáo sư về sức tăng trưởng các giáo hội tại Chủng Viện Thần Học Fuller tại Pasadena, nói rằng dân Mỹ sẽ tìm bất cứ gì họ nghĩ là họ có thể tìm ra các câu trả lời, ngay cả khi trộn lẫn nhiều tôn giáo vào nhau.
Như trường hợp nhạc sĩ Cameron Dye tại Los Angeles. Bây giờ mới vào lứa tuổi 40s, anh chấp nhận mọi tôn giáo, cho dù anh trưởng thành từ một gia đình Cơ Đốc, nói anh không chấp nhận kiểu nói “Tín đồ Thiên Chúa Giáo là những người duy nhất lên Thiên Đàng...” và anh bây giờ tin là “Thượng Đế trong tôi, trong anh, và trong mọi người. Giữ niềm tin này thì thế giới thành thiên đàng...” Anh nói anh thoải mái bước vào bất cứ nhà thờ chùa chiền nào. Anh kể cho nhà báo hôm trước anh mới vào một đền thờ Ấn Độ Giáo và ngồi Thiền 45 phút “để lắng nghe Thượng Đế-- và nối kết đạo giao. Tôi không có đạo nào, nhưng có niềm tin. Và nhà thờ của tôi có thể ở bất cứ đâu, trên núi, ngoài biển...”
George Barna, chủ tịch nhóm nghiên cứu Barna Research, nói là các tín đồ Cơ Đốc đang ngày càng chấp nhận các quan điểm tâm linh từ Hồi Giáo, từ chủ nghĩa nhân bản thế tục, từ các tôn giáo Đông Phương và từ các nguồn khác.

Trong bản thăm dò toàn quốc với 1,000 người thành niên hồi tháng 9, thì 1/10 tín đồ Cơ Đốc “sinh-lại” (born-again, trở lại với đức tin này) -- những người tin là cứu rỗi dựa duy nhất vào việc thú tội và đức tin vào Jesus Christ -- nói rằng họ tin vào chuyện đầu thai, điều trái ngược với tín lý Cơ Đốc.
Gần 1/3 những người trả lời nói rằng có thể có chuyện truyền thông với người chết, và phân nửa nói rằng họ tin là người ta vẫn có thể được cứu rỗi nhờ làm lành, chứ không cần tin vào Jesus Christ.
Tương tự, trong nhiều người tự nói là vô thần hay tin thuyết bất khả tri lại cũng có các niềm tin mâu thuẫn nhau. Phân nửa số này nói rằng họ tin là ai cũng có một linh hồn, rằng thiên đàng và địa ngục có thật và rằng có một đời sống sau cái chết. Một phần tám những người này tin rằng chấp nhận Jesus Christ có lẽ sẽ cứu được họ sau khi chết.
Những mâu thuẫn như thế đang trở thành phổ biến, theo lời nhà thần học Robert K. Johnston, giáo sư về thần học và văn hóa ở Fuller Theological Seminary. Johnston cũng là mục sư đồng chủ tịch của Reel Spirituality Conference.
Nhà sử học Scott Bartchy, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo tại đại học UCLA, nói là hiện tượng hòa trộn các niềm tin dị biệt nhau để thành tôn giáo riêng cho mỗi người thì đặc biệt thấy rõ ở Nam California.
Nhưng họ cũng tự biến đổi các niềm tin theo nhận xét riêng. Như Alan và Dye, Thượng Đế của họ rất là từ bi ơn phước, chứ không còn là Thượng Đế mà họ được dạy thời nhỏ là sẽ sẵn sàng đẩy bất kỳ ai xuống địa ngục.
Tương tự, Joe Lardizabal cũng thích học về nhiều truyền thống triết học và tôn giáo khác nhau. Lardizabal, người làm việc với tuổi trẻ tại Hollywood cho hội bất vụ lợi Hollywood Urban Project, nói là anh quan tâm tới các tôn giáo khác -- đặc biệt là Thiền Tông Phật Giáo.
Là một tín đồ Cơ Đốc, anh tin Kinh Thánh là lời của Thượng Đế. Nhưng việc nghiên cứu về Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo cho phép anh “nắm lấy” tất cả những tinh hoa ở các truyền thống tôn giáo khác “và lọc qua mạng lưới Cơ Đốc Giáo. Tôi nhặt lấy và lựa chọn.”
Bài phóng sự trên Los Angeles Times kết thúc bằng câu nói trên của Lardizabal. Và có lẽ, đó cũng là thái độ chung của tuổi trẻ Hoa Kỳ, dù các em trưởng thành từ bất kỳ truyền thống tôn giáo nào. Thêm nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin, hiển nhiên không còn một hàng rào cách ly nào đứng vững nữa. Và các hàng rào khi còn lại, đều là do chính từng người quyết định. Do vậy, bạn cũng đừng kinh hoảng, khi con bạn vừa đi cả chùa và cả nhà thờ, và cả đền thờ Hồi Giáo.
Vấn đề chỉ là, bạn nên dạy cho con bạn cách tự tìm hiểu chính lòng mình, tự theo dõi nhìn vào tâm của chính mình, luôn luôn quán sát tâm mình, để đừng rơi vào bất kỳ ảo tưởng nào. Vì luôn luôn bên cạnh vàng ròng thế nào cũng có lẫn cả ngói gạch. Thí dụ, khi vào đền thờ Hồi Giáo thì nhớ coi chừng các ngôn ngữ tuyển mộï khủng bố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.