Hôm nay,  

Văn Nghệ Bắc Aâu: Thi Sĩ Nguyễn Hữu Nhật, Người Vẽ Chim Muôn Thuở

01/01/200400:00:00(Xem: 6346)
Mua vui cũng được một vài trống canh (Nguyễn Du)
Cách đây 13 năm, nhà bỉnh bút địa phương Đỗ Đạt Thành, trên tờ Pháp Âm bên Na Uy, nhân phê bình tập thơ Hoa Sen đã ví thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật (lúc đó là chủ bút báo) là một thi hào ngang với Nguyễn Du. Đây là khám phá văn học gây chấn động giới văn nghệ Bắc Âu. Sau đó vài năm, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh long trọng trao giải văn học nghệ thuật cho thi hào Nguyễn Hũu Nhật, trị giá khoảng mấy lượng vàng 24. Cuối thế kỷ 20, sinh hoạt văn nghệ Bắc Âu lại sững sờ về sự xuất hiện một thiên tài hội họa mới : đó là thi hào Nguyễn Hữu Nhật. Người khai phá một hướng đi mới trong hội họa đương đại: đó là vẽ, xếp tranh qua hệ thống vi tính.
Trường phái cổ điển sơ cứng đang giẫy chết
Thật thế, lịch sử hội họa thế giới không hẳn chỉ dùng đến gam màu, bút, cọ….mà có thể dúng kéo, cắt, dán…Thí dụ, nguồn gốc của tranh cắt dán hiện đại khởi đi từ các tranh dán giấy cùa Braque và Picasso. Có lẽ chính Braque là người khởi xướng với bức Tĩnh Vật Với Đĩa Hoa (1912). Vào những năm cuối đời, do đau ốm không thể đứng trước giá vẽ, danh họa Henri Matisse đã dùng kéo và giấy màu để thực hiện những tác phẩm khổ rộng như bức Nỗi Buồn Của Vua (Tristesse du roi) vào năm 1952. Chính ông đã phải kêu lên : ”Kéo có thể dùng diễn đạt cảm xúc tốt hơn cả viết chì ”.
Gần đây, có một trường phái họa mới, gọi là Thời của những ký hiệu (Times of the signs) do Eric Sadin, văn họa sĩ người Pháp khởi xướng. Ông khai thác ý tưởng từ mối quan hệ giữa văn bản, đời sống đô thị và công nghệ digital video hiện đại. Đặc trưng nghệ thuật ở Thời của những ký hiệu là sự hoà trộn giữa chữ viết và hình ảnh, gói trong một chương trình được số hoá (digital). Khái niệm the signs được đặt trong mối tương quan với những biến động của khoa học kỹ thuật, của triết học, văn hoá và những phương tiện truyền thông mới.
Nắm bắt được mạch phát triển của khoa học thông tin, một nhà thơ Việt Nam đã táo bạo dẫn dắt hội họa Việt Nam vào những phiêu liêu kỳ thú mới: đưa vi tính vào hội họa. Người có công khám phá ra phong cách này là thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật. Quăng cọ, quăng những thỏi màu, quăng giá vẽ…ba thứ lỉnh kỉnh vào xó bếp, ông chuyên trị hội hoạ bằng con chuột (mouse) và bàn phím (keybord).
Trường phái SCP
Trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ 21, bằng cái viễn kiến tinh tế, họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật đã bức phá ranh giới của các trường phái cổ điển sơ cứng để mở ra một hướng đi mới cho nền hội hoạ đương đại. Nền hội họa căn bản trên thế giới hiện nay đang ho hen giẫy chết. Đó là thứ hội hoạ bị sốt rét. Nay đưa hội hoạ vào vi tính, hoạ sĩ Nguyễn Hữu Nhật của chúng ta đã thổi một luồng gió mới trong lành, có thể ví như những liều thuốc ký-ninh cực mạnh. Tôi cứ tạm gọi là : Supermodern Cumputerized Painting. Trường phái hội họa vi tính siêu thực. Gọi tắt là trường phái SCP. Trường phái SCP chuyên trị vào ba lĩnh vực chính : trăng, thiếu nữ và chim.
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng, mắt xanh lả bóng dừa hoang dại (Đinh Hùng)
Thiếu nữ, chim và trăng luôn là đề tài và cũng là nguồn gợi hứng muôn thuở cho hội họa. Tuy nhiên, thiếu nữ trăng chim của họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật không ai bắt chước được. Ba thứ này, đặc biệt thiếu nữ, đã vào tay họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật thì cực kỳ ấn tượng. Thiếu nữ của ông luôn mặc bikini ưỡn cong người ra phía sau. Thiếu nữ của Nguyễn Hữu Nhật luôn có một thân hình cân đối lý tưởng. Vòng đo tầm cỡ Miss World. Thế nhưng lại không sexy như đa số tranh khỏa thân tầm thường khác.
Chẳng hạn, hình thiếu nữ, mặc nguyên bộ thung thể thao bó sát, nhón gót trên quả trăng tròn, một chân vắt ra đằng sau đến gót trong tư thế ưỡn người cân bằng tuyệt đối. Bên cạnh đó, dưới háng lại là một bông hồng to hiếm thấy, đày gai nhọn (phụ bản Hoa Nở Theo Người, tập thơ Đã Đời, nxb Anh Em 2001, trang 115). Tôi đã mất ngủ mấy đêm liền khi khám phá ra phụ bản này trong tập thơ. Tuyệt vời. Chân Thiện Mỹ không thể đạt hơn được nữa. Tôi đã xem nhiều tranh thiếu nữ ưỡn ưỡn nhưng chưa khi nào bắt gặp cái ưỡn giết người như thế này.
Có một bức tranh tên Tù Phụ Ca (Thơ Nguyễn Hữu Nhật, 1990, phụ bản trang 65 hay xem Hương Xa, giai phẩm mùa hạ 2003, phụ bàn trang 71), có đủ Trăng, Chim, Thiếu nữ và Bướm. Đây có lẽ là tâm cảnh của người tù ngỡ mình là Trang sinh hoá bướm, đi tìm em vào đêm trăng thượng tuần. Em nằm khoả thân sóng sượt, bên cửa sổ trong một căn phòng sang trọng, chân co, chân duỗi, ưỡn lên…chờ Trang sinh. Ông gọi đó là Thần Thức. Vâng chỉ có người tù với đại thần trí mới có được giấc mơ tiên như thế. Thực ra, tù nhân tầm thuờng dưới chế độ Cộng sản thường chỉ dám mơ đến nồi cơm đã là xa xỉ lắm rồi.
Thỉnh thoảng ta bắt gặp hình mẹ Việt Nam rất “đương đại “ trong tranh của họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật. Người Mẹ trong tư thế ngồi thiền, cúi xuốnng tư lự nhìn xuống trần gian khổ lụy, trần truồng nhưng kín đáo chan hoà, trẻ trung qua bộ tóc demi-garcon, bụng hơi đẫy khoảng 5 tháng, đôi vú cương lên đầy sữa. Bên cạnh là một cái cây vài bông hoa rũ xuống phía sau lưng người mẹ. Xa xa là trăng tròn lười biếng và xa lạ không có đến một chút sáng ánh sáng. Tranh này có tên là : Mẹ. Như Cõi Vĩnh Hằng (trang 119 và phụ bản bìa sau phía trong, tập thơ Cõi Tạm). Đúng, đây là người mẹ Việt Nam ngự trên cõi vĩnh hằng trong thế giới ta bà của hoạ sĩ Nguyễn Hữu Nhật. Mắt trần tầm thường, ta chưa thể chiêm nghiệm ra người mẹ như thế trong cõi đời ô trọc này. Mẹ vĩnh hằng của họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật thật siêu siêu vời vợi. Người mẹ áo nâu chân lấm tay bùn trong đời sống văn minh lúa nước của dân tộc ta không thể sánh được. Xa lạ lắm. Bố núi, mẹ nước ơi. Huyền thoại mẹ trăm trứng, chia hai lên rừng, xuống biển đến đây thì không nhận ra nhau nữa rồi. Khóc lên đi, những đứa con lạc loài của mẹ Âu Cơ. Khóc lên. Hãy khóc lên.
Chúng ta có thể đặt ra một câu hỏi: tại sao người thiếu nữ trong tranh của họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật đều có một thân hình tuyệt đẹp, số đo vòng mông, bụng, vú, chân tay… đều đạt chỉ số tuyệt đối. Các thiếu nữ này đều khoả thân kín đáo hay mặc áo thung bó sát. Đặc biệt, thiếu nữ của ông đều ở thế ưỡn ưỡn, dù đứng hay nằm. Để hiểu được tư duy sâu kín nơi ông, người ta có thể mượn đến phân tâm học, tức lý thuyết bù trừ để giải thích như phần đông thiên tài trên thế giới chăng "
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho (Hàn Mặc Tử)
Vì ông còn là nhà thơ, nên tranh của ông không thể thiếu trăng. Trăng của ông có một cung cách của riêng ông. Trăng của ông thường đi chung với chim và thiếu nữ. Tuy nhiên trăng của ông có vẻ cô độc và u tối.
Có một bức tranh, ông cho trăng nằm dưới cây dù, trên đuôi con chim bồ câu (phụ bản Mùa Thu Bergen, tập thơ Đã Đời trang 167.) Tìm hiểu, được biết thi nhân đã từng có thời kỳ cư ngụ tại cố đô Bergen, thành phố đẹp nổi tiếng là mưa nhiều vào Thu. Người Việt gọi là thành phố dù. Thi nhân đã chuyên chở tâm hồn lãng mạng đông phương theo mưa nơi đây. Ngắm trăng dưới dù. Rét mướt như con người, chim chóc đã tìm đến cán dù mà đậu. Cây dù, tự nó nó không có tính thơ nhưng thi nhân Nguyễn Hữu Nhật đã thổi cho nó cái hồn thơ. Từ ý thơ thi nhân đã đưa vào tranh mùa thu Bergen. Trăng thu Bergen cô đơn như những tâm hồn Việt lưu vong. Hàn Mặc Tử cũng héo sầu trong hoang lạnh nhưng chỉ mới có khả năng, cho “trằng nằm trên cành liễu đợi chờ” mà thôi ! Trăng của Hàn yểu điệu quá thành ra chẳng ai thèm “chở trăng về tối nay” ! Dưới dù, trăng của Nguyễn gây cảm giác ấm áp cho người thưởng ngoạn hơn.

Một bức tranh khác, phụ bản Thiên Thai, bìa phía trong tập thơ Đã Đời, trăng của ông xuất hiện lại hết sức khó hiểu cho người thưởng ngoạn. Dưới một con trăng nhỏ xa xa, một thiếu nữ tuyệt đẹp đang múa arobic trên một con trăng to khác. Đâu là thiên thai của Lưu Nguyễn để “em dâng chàng hai trái đào nguyên " Chẳng lẽ “vầng trăng ai xẻ làm đôi” (Nguyễn Du) nhưng gối đâu, rừng thu phong đâu, dặm trường quan san đâu " Nói chung, trăng của thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật xuất hiện khá táo bạo, xô bồ. Ông đưa trăng vào tranh có vẻ hơi bừa bãi. Trong khi trăng của Hàn Mặc Tử thì lại vô hình và vô tình để đến nỗi áo của em trắng quá nhìn không ra. Cho nên, trăng có thể là thế giới lung linh diễm tuyệt của thi ca nhưng khi đưa trăng vào tranh lại dễ bị tục hoá. Thiếu nữ mặc áo thung bó sát với điệu múa arobic rất khó mà đồng điệu với trăng được. Có thể bị hiểu lầm là trái banh. Quả bóng.
Vì thế, tôi thấy thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật đã không thành công khi đưa trăng vào tranh.
Em ơi ! Đã có đêm nào. Bóng con chim mộng bay vào màn em (Trần Huyền Trân)
Đặc biệt ông chuyên về chim hơn. Đủ loại chim và đủ kích cỡ chim. Chim bé có, chim tiểu. Chim vừa vừa có, chim trung. Chim to có, chim đại. Chim bồ câu. Chim bồ nông. Chim sẻ. Chim ngói. Chim cu. “Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè”, đầy đủ cả. Chim ri. Hải âu. Cú vọ. Quạ. Én. Luợn đủ kiểu. Bay tứ tung. Có con chim sẻ lạc cả vào nhà, bơ vơ ngơ ngác bên khung cửa kính kín mít. Con thì vần vũ khắp nơi. Mệt quá thì được thi hoạ sĩ cho hạ cánh trên đầu hay cổ thiếu nữ đang nằm. Vừa mang chất thơ. Thỉnh thoảng ông cho chim đậu lên mắt thiền sư. Vừa tính hiện thực. Vừa mang tính triết lý chông chênh của kiếp người chơi vơi.
Gần như cứ 10 bức vẽ của ông, có đến 8 bức là có hình chim. Trong 8 bức thì lại có đến 24 con chim. Trung bình 1 tranh, 3 chim.
Trong tập thơ Chí Tôn Ca (nxb Anh Em, 1992), tổng cộng 13 phụ bản tranh thì có đến 10 phụ bản có chim, với khoảng 29 con chim. Riêng phụ bản trang 9 có đến 14 chim. Đa số là chim đang bay. Lượn vòng. Có vài con đậu tại chỗ nhưng lại chọn ngay vị trí hấp dẫn nhất của phụ nữ để cắm dùi. Quả là hạ cánh rất khôn ngoan, có dụng ý. Vài con đang ngái ngủ. Ngật ngù. Vài con rũ xuống chào thua. Tả tơi. Như vừa mới vừa tung cánh chim chiến đấu về. Ngó thảm hại lắm. Chỉ có thiên tài về chim, mới có thể chuyên chở đuợc tâm trạng mình vào chim đa dạng như thế. Không thể nghi ngờ gì được nữa, thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật là thiên tài họa chim. Đặc biệt về loại chim hiếm. Một trong thí dụ sống động nhất là: con chim ở ngay hình bìa Chí Tôn Ca thì tôi không rõ là con chim gì. Bởi nó hao hao giống cái máy bay phan-tom đang lao ào ạt tấn công mục tiêu dưới ánh trăng thượng tuần. Có người thì lại cho rằng nó giống như cái máy bay concor. Có người thì nó giống như con cá delphin đang nhào lộn trong hồ nuớc mà ta thấy ở Sea World, San Diago.
Có ít nhất 7 cuốn do ông trách nhiệm lay-out mang hình bìa chim. Cõi Tạm ( của Nguyễn Thi Vinh ), Chí Tôn Ca (thơ Nguyễn Hữu Nhật ), Trầm Hương ( thơ Liểu Hương), Cuộc Chiến (thơ Nguyễn Hữu Nhật), Na Uy và Tôi (của Nguyễn Thị Vinh), Căn Nhà Búp Bê (sách dịch Bạch Liên Trương Kim Anh). Còn sách do nxb Anh Em do ông trông coi, thì trang phụ bản chim bày ra la liệt, kể không hết : thí dụ như Sao Chúa mãi im ( sách dịch Nguyễn Văn Thực) Cõi thơ (thơ Khánh Hà)… tạp chí Hương Xa, họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật cho chim bay đầy trời.
Là thi họa sĩ, ông còn là thiền sư một thời nơi cõi tạm Hội An. Thi và Thiền đã phà hơi thở vào tranh SCP của ông. Đa số tranh của ông đều nhiều mang tính thi, thiền. Nổi bật nhất là bức tranh chim và thiền sư, có tên là Bồ Đề Đạt Ma Cười (xem phụ bản tập thơ Trầm Hương của Liễu Nhiên, trang 9, nxb Anh Em, 1996). Vị thiền sư già, tóc đã theo thời gian tàn phai gần hết, vướng lại vài sợi lất phất ngang tai. Thiền sư có bộ râu khá xum xuê. Bên nước Nhật, cũng có một bức tranh cổ thế kỷ 18 vẽ ông tổ Eisai của thiền Nhật Bodhidarma (Zen) rất giống. Một nụ sen nở khoan thai bên cạnh bộ râu thiền. Hai vai và trước ngực chấm phá vài ba cành trúc. Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh, rất Việt. Có hai chim. Một nhạn. Một bồ câu. Nhạn thì đậu trên lông mi thiền sư. Bồ cầu đậu trên tai, hửng hờ vương vãi 3 giọt nước miếng xuống chân không ngút ngàn. Đấy là cái lúc thần hồn của hoạ sĩ bừng sáng, đã nắm bắt được đúng ba giọt đang rơi rơi. Tĩnh mà động. Động mà tĩnh. Vật, tâm và cảnh của bức tranh đã bay vút vào cõi vô minh, chơi vơi trong nỗi niềm trầm mặc đông phương. Người chiêm ngưỡng, bỗng chốc cảm thấy mình được tha hoá, quên hẳn đời sống cơm áo gạo tiền, giác ngộ về cõi sắc không. Đúng như lời chú của thi sĩ : “chín năm ngồi nhìn vách, không hề nói một lời. Tới khi bừng giác ngộ, hoa sen nở nụ cười liễu nhiên”. Ôi, chim đã hoá thân vào người, vào tâm, vào cảnh để mở ra một chân trời thi họa mới. Cầm, kỳ, thi, hoạ là bốn món ăn chơi của giới tao nhân mặc khách thời phong kiến. Nay đã lỗi. Thức thời và ý nhị hơn, thi hoạ sĩ chúng ta chỉ giữ lại hai món lịch lãm. Đó là thi và họa. Còn quẳng cho chợ đời hai món lỉnh kỉnh còn lại. Quả thực thi họa sĩ của chúng ta ăn chơi hơn đời là thế...
Là nhà khai phóng ra trường phái đương đại SCP, nhưng ông lại đi những bước rất thong thả, thư thái nhẹ nhàng trong cõi riêng của mình. Rất thiền. Không ồn ào. Không triết lý loanh quanh. Là một họa sĩ tên tuổi nhưng ông rất khiêm tốn, không bao giờ tiết lộ tốt nghiệp trường vẽ nào. Hỏi ông, thì được ông đáp lại nụ cười hỉ xả. Đó là đặc tính chung của các thiên tài : không thích khoe khoang. Cất công tìm hiểu đã lâu, bỗng nhiên, trời đã không phụ lòng tôi. Tôi thấy trang bìa sau cuốn thơ Đã Đời hình chụp hoạ sĩ Nguyễn Hữu Nhật trước cổng trường Ecole Nationale D’ Art ở Paris, năm 1995. Hình thi sĩ mặc áo da bò nâu bên ngoài, không đóng cúc, để hở ra áo tennis trắng, quan jeans xanh, giầy nâu, hai tay cho vào túi quần, hai chân gác chéo nhau, tóc gió bay bay, vai dựa cột trụ màu đen duy nhất trước ngay cổng vào, sau lưng cửa kính hiện đại lạnh lùng khép kín nhưng bên ngoài vẫn có thể nhìn suốt vào quá khứ bên trong. Tôi có thể đoán là họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật đã tốt nghiệp trường Ecole Nationale D’ Art. Paris. Có lẽ họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật chụp dịp thăm lại trường xưa. Trong khi chờ thày cũ ra đón, họa sĩ đã tranh thủ chụp vài “pô” nghệ thuật làm kỷ niệm. Cũng có thể học trò trở về trường xưa, hết giờ làm việc nên chỉ đứng ngoài mà tiếc nuối những ngày hoa mộng đã qua. Phải nói là người và bối cảnh làm nền chung quanh, có những nét hài hoà mỹ thuật tuyệt vời.
Dịp thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật mang chim sang nước Mỹ đánh. Pha trò tục. Biết ông còn là họa sĩ, một người bạn văn nghệ trẻ bên quận Cam bèn gọi cho tôi hỏi thêm về thân thế và sự nghiệp tác giả, tức họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật. Tôi cho biết, ông tốt nghiệp Ecole Nationale D’Art, Paris, thuộc trường phái SCP dựa vào suy đoán ở trên. Ngoài ra ông còn là một thiền sư, pháp danh Thường Quán, với tác phẩm thiền Bờ Bên Kia. Thiền của ông có chỗ dễ hiểu, chỗ khó hiểu dù tôi có đọc Thiền Luận của D.T.Suzuki và dòng thiền Nhất Hạnh. Có dịp tôi sẽ bàn sâu hơn để hầu chuyện với độc giả khắp nơi.
Thêm một vì sao
Hoạ sĩ Lê Phổ, nổi tiếng là người vẽ nắng thần kỳ. Họa sĩ Bùi Xuân Phái nổi tiếng là người vẽ phố, Phái phố. Hoạ sĩ Choé tạo tên tuổi mình với bút hoạ châm biếm thời cuộc cay độc. Họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật ở Na Uy sẽ đi vào lịch sử hội họa bằng chim. Đối với giới hâm mộ mỹ thuật Việt Nam tại bán đảo Bắc Âu Scandinavia hi vọng những bức tranh chim này được trưng bầy rộng rãi cho công chúng chiêm ngưỡng. Tranh của ông dứt khoát sẽ có chỗ đứng trang trọng trong National Gallery ở thủ đô Oslo, ngang với danh hoạ Edvard Munch, Per Krohg …Ngoài professor A.O.F Đặng Văn Nhâm thuộc đại học Đan Quốc, văn võ toàn tài, chúng ta có quyền tự hào về thiên tài hội họa mới Việt Nam, danh họa Nguyễn Hữu Nhật, nở trên bầu trời Bắc Âu.
Chiều áp tết Dương lịch 31.12.2003
hoanggiado@hotmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.