Hôm nay,  

Cô Bé Chạy Bom Napalm Thành Đại Sứ Thiện Chí Lhq

23/01/200400:00:00(Xem: 4330)
Bài XUÂN NGUYÊN
Do hoàn cảnh ngoài ý muốn, nhiều người có khi đã bị hay được đông lạnh trong một hình ảnh nào đó. Bi thảm hay hào hùng, hình ảnh trở thành cái khung cầm tù người đó trong suốt cuộc đời còn lại, hay mãi mãi. Kim Phúc thì không. Nàng bước khỏi tấm hình, sống rất thật, và vượt mọi chướng ngại để trở thành Đại sứ Thiện chí của UNESCO...
Tấm hình lịch sử
Ngày tám tháng Sáu, năm 1972, giao tranh xảy ra tại Trảng Bàng, một thị trấn nhỏ nằm sát ranh giới tỉnh Tây Ninh cách Sàigon có mấy chục cây số.
Các đơn vị Cộng sản miền Bắc xâm nhập vùng này đã trà trộn vào dân như tại nhiều nơi ở trong Nam, và chiến sự xảy ra giữa các đơn vị Cộng hòa và Cộng sản, trong một vùng đất có dân cư trú.
Con đường vào thị trấn dẫn tới một thánh thất Cao Đài, với hai tháp chuông uy nghiêm nhìn xuống mặt lộ đàng trước. Đàng sau thánh thất là nhiều gia đình cư dân, đa số theo đạo Cao Đài và không ưa gì cộng sản. Trong số đó có gia đình Phan Thị Kim Phúc. Phụ thân nàng là một giáo viên, mẫu thân nàng bán chè cháo ngoài chợ, một gia đình lương thiện trong một xứ đã thấy chiến tranh là đời sống thường nhật, một thứ tai trời ách nước.
Khi giao tranh xảy ra, các đơn vị Cộng hòa dưới đất xác định địa điểm xâm nhập của Cộng sản và oanh tạc cơ AD6 Skyraider được phái tới yểm trợ. Bom xăng đặc được dội xuống, làm bốc lên từng cụm khói đen đặc. Từ đó, chiến sự trở thành lịch sử, do một tấm hình. Tác giả là nhiếp ảnh gia Nick Út.
Nick Út, người đóng khung lịch sử
Anh tên thật là Huỳnh Công Út, và có biệt danh rất Tây phương để thành tên tuổi quốc tế là do quan hệ với một người bạn Pháp, xưa nay thường thân mật gọi anh là Nicky. Từ đó, anh giữ tên này luôn. Nick Út làm nhiếp ảnh chiến trường cho thông tấn xã AP, Associated Press từ 1966, và có mặt hôm đó tại Trảng Bàng cùng nhiều đồng nghiệp và các chiến binh Cộng hòa. Họ đứng bên ngoài vòng đai theo dõi cuộc đụng độ bên trong.
Giao tranh bùng nổ rất rát từ ba ngày, hôm đó, khi bom đổ xuống, cả binh lính Cộng hòa lẫn thường dân đều bị thiệt hại. Ở vòng đai bên ngoài, trên con lộ dẫn vào thánh thất, người ta thấy dân túa ra từ những cụm khói đen màu địa ngục. Nick Út bấm không thiếu cảnh nào, kể cả cảnh một bé gái bị phỏng; manh áo mỏng bốc cháy khiến em ném tung tất cả, miệng la "Nóng quá! Nóng quá!"
Em bé trần truồng chạy giữa lộ, thân hình gầy guộc, ánh mắt kinh hoàng, và em lọt vào ống kính máy Leica Nick Út. Lúc đó anh khoác hai máy, Leica và Nikon.
Hôm sau, ngày chín tháng Sáu, tấm hình em xuất hiện trên trang nhất các nhật báo Mỹ, thành biểu tượng cho sự thô bạo của chiến tranh. Nhờ tấm hình, Nick Út được giải Pulitzer 72 bộ môn Nhiếp ảnh, Kim Phúc thành "bé gái nạn nhân bom đạn". Năm đó, phong trào phản chiến đang lên mạnh, tấm hình Kim Phúc được khai thác tận tình, và trở thành nguồn gốc của nhiều huyền thoại.
Nhưng, tại chỗ, ngày tám tháng Sáu, Nick Út chưa biết những điều ấy.
Tại chỗ, anh quên luôn công việc phóng viên nhiếp ảnh. Anh phản ứng như con người thật. Các binh lính Cộng hòa và phóng viên tưới nước lên thân mình và lấy bạt che thân cho Kim Phúc. Nick Út đưa em vào nhà thương cấp cứu và không quên người đàn ông, chạy bên góc trái tấm hình, là dượng của Kim Phúc. Ông này kêu cứu và xin mọi người giúp cho em nhỏ bị phỏng. Kim Phúc được cứu sống từ đó và coi Nick Út là ân nhân, gọi bằng "Chú". Một năm sau, Nick Út còn quay lại Trảng Bàng thăm hỏi gia đình Kim Phúc và mừng là em đã bình phục. Nhưng, vết bỏng nhăn nhúm trên lưng Kim Phúc thì vẫn còn nguyên vẹn, còn mãi đến bây giờ.
Bảy huyền thoại từ tấm hình
Trong 100 tấm hình được chọn làm biểu tượng của Thế kỷ 20, tấm hình "Bé gái bị bom" của Kim Phúc đứng hàng thứ 41, một vinh dự không nhỏ cho tác giả Nick Út.
Tấm hình cũng làm thay đổi của cuộc đời Kim Phúc, kể từ hôm đó. Không, kể từ khi em bị đóng khung trong hình, trở thành bối cảnh cho nhiều huyền thoại, tức là "sự không có mà được rao truyền như sự thật".
Tấm hình sở dĩ bị khai thác từ nhiều phía để kết án Mỹ sát hại dân lành, để chạy tội cho cộng sản, để bày tỏ lòng sự quảng đại của mình đối với thảm kịch, bất kể nguyên do. Tấm hình không nói lên được thực chất và nguyên ủy của cuộc chiến: việc Cộng sản đào hầm ngay trong nhà Kim Phúc và dùng dân làm bia trên đường đào tẩu.
Huyền thoại đầu tiên là Mỹ dội bom vào dân. Điều đó sai vì trong vụ giao tranh, hai bên quần thảo là binh lính Cộng hòa và Cộng sản, máy bay dội bom là AD6 của miền Nam.
Huyền thoại thứ hai là Mỹ sai lính Cộng hòa dội bom vào dân. Điều đó cũng sai, trong vụ giao tranh này, các đơn vị Cộng hòa yêu cầu Không quân phái tới oanh tạc cơ chiến thuật AD6 để tấn công các căn cứ Việt cộng trong vùng.
Huyền thoại thứ ba tiềm ẩn bên dưới là mọi việc trong cuộc chiến là do Mỹ quyết định. Điều đó cũng sai, nhiều chiến trường miền Nam là do quân đội Cộng hòa phòng ngự và bảo vệ lấy bằng phương tiện của mình.
Huyền thoại thứ tư là Mỹ ra lệnh oanh tạc Trảng Bàng. Điều này sai, dù sau này còn có một cựu chiến binh Mỹ tự xưng là mình đã ra lệnh đó (và "rất ân hận" nên muốn hòa giải hòa hợp, rất cảm tạ vì đã được Kim Phúc tha thứ khi nàng đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam): trong trận đó, không lính Mỹ nào có thẩm quyền hay thực tế ra lệnh Không quân Việt Nam dội bom nơi ấy.
Huyền thoại thứ năm là oanh tạc Việt Nam cơ tấn công nhà dân, khiến gia đình Kim Phúc bị nạn. Điều đó sai, vì oanh tạc cơ tấn công chính xác vào căn cứ vào hầm ẩn náu của Cộng sản và chứ không nhắm vào dân.
Huyền thoại thứ sáu, oanh tạc cơ Việt Nam mù quáng tấn công chùa chiền và thánh thất. Điều đó sai, vì thánh thất Cao Đài không bị tấn công, vẫn còn nguyên và chỉ bị khuất sau màn khói. Gia đình Kim Phúc lánh nạn trong thánh thất vì biết nơi đó an toàn, sau đấy, trên đường lộ chạy về phía đơn vị Cộng hòa, họ mới bị nạn, khi phi công thấy có lính Cộng sản rượt theo đoàn người đang túa khỏi thánh thất. Chính gia đình Kim Phúc cầu cứu sự giúp đỡ của chiến binh Cộng hòa, nhờ vậy nàng được cứu sống.
Huyền thoại bảy, tấm hình lịch sử này khiến Mỹ phải rút quân và chiến tranh kết thúc. Điều này sai vì vào tháng Sáu năm 1972, Hoa Kỳ đã rút gần hết các đơn vị tác chiến trên trận địa và tám tháng sau, Hiệp định Paris được ký kết.
Tấm hình lịch sử và các huyền thoại vây quanh đã đóng khung Kim Phúc vào vai trò "nạn nhân chiến tranh Mỹ" rồi được nhiều người tận tình khai thác cho mục tiêu chính trị của họ. Nhưng Phan Thị Kim Phúc không phải là người khờ dại. Trưởng thành trong chiến tranh và nhất là trong thời "giải phóng" sau chiến tranh, nàng chọn cho mình một định mệnh khác. Con người thật của nàng lớn hơn tấm hình cô bé chạy bom rất nhiều...
Nổi trôi theo vận nước
Nhờ tấm hình đăng tải từ mùng chín tháng Sáu, năm 1972, Kim Phúc thành người nổi tiếng và đón nhận được rất nhiều tình cảm lẫn sự trợ giúp ân cần, xuất phát từ khắp nơi trên thế giới. Nick Út có góp phần làm gạch nối cho cây cầu thiện chí đó trong suốt mấy năm còn lại của cuộc chiến và gia đình Kim Phúc hay Nick Út không bị chính quyền miền Nam cản trở trong suốt giai đoạn đó, từ 1972 đến 1975. Cho đến khi chiến tranh kết thúc và miền Nam cùng gia đình Kim Phúc được "giải phóng".

Sau 1975, Kim Phúc được chế độ Cộng sản "chiếu cố" trong nhiều nghĩa (bảo vệ và theo dõi, sử dụng và kiểm soát) vì là biểu tượng của nạn nhân chiến tranh Mỹ. Nàng bị đóng khung trong hình ảnh cần thiết cho việc vận động bồi thường chiến tranh và khỏa lấp những sắt máu ghê gớm khác do Cộng sản gây ra. Kim Phúc còn được "chiếu cố" vì nhiều phái đoàn thiện chí từ mọi nơi đã đến tiếp xúc, nói chuyện, tìm hiểu và giúp đỡ. Sau mỗi lần tiếp xúc như vậy, để kể lại đến ngàn lần những gì xảy ra ngày hôm đó, dưới sự giám sát của cộng an, Kim Phúc có nhận được quà cáp tiền bạc của quốc tế. Tất cả đều được công an khu vực hồn nhiên trưng thu, nôm na là bỏ túi.
Nàng là nguồn viện trợ cho cấp dưới và là biểu tượng có lợi cho lãnh đạo ở cấp trên. Kim Phúc có biết vậy không thì không ai biết, vì không bao giờ than phiền về những phiền nhiễu đó. Nàng có những dự tính khác cho cuộc đời.
Vào đầu thập niên 90, Phan Thị Kim Phúc được du học nước ngoài, một trong bốn xứ Cộng sản còn lại trên mặt địa cầu, là Cuba. Kim Phúc biết mình đã bước ra bậc thềm của tự do nhưng chưa có tự do vì hàng ngày vẫn bị canh chừng bởi cán bộ Công an của Hà Nội. Cuba vốn đã là xứ cộng sản thân hữu, Hà Nội vẫn chưa thấy yên tâm vì không muốn mất Kim Phúc. Tại đây, Kim Phúc phải nghĩ đến việc thóat khỏi sự vây hãm này. Nàng kín đáo, chu đáo, lặng lẽ, cẩn trọng chuẩn bị cho việc "vượt tuyến". Nàng đã thử một lần là tìm cách xin tỵ nạn chính trị tại Mỹ mà không xong, ngả đó tất nhiên phải nằm trong vòng suy đoán và kiểm soát của những kẻ vây quanh. Nàng nghĩ ra ngả khác, và lặng lẽ thực hiện, trong khi vẫn học hành chăm chỉ, trở thành một người lưu loát ngoại ngữ. Nàng thông thạo Anh ngữ và tiếng Spanish. Lâu lâu, nàng phải trả lời báo chí phỏng vấn, theo đúng quy cách cố hữu: một cô bé nạn nhân chiến tranh nay đã trưởng thành và xây dựng lại cuộc đời, trong một thế giới đã đổi mới.
Kim Phúc trưởng thành thật, khi liên lạc về nhà xin cha mẹ cho kết hôn với một thanh niên đồng học tại Cuba. Gia đình nàng vô cùng thất vọng khi biết chàng là một người Hà Nội! Nhưng Kim Phúc trấn an, rằng đây là tình yêu, và Toàn, tên người yêu, là một người rất được. Nói như vậy chắc cũng là đủ, làm sao nàng nói rõ hơn cho gia đình biết khi vẫn nằm trong sự kiểm soát của Cộng sản.
Cuối cùng thì cha mẹ đồng ý và Kim Phúc cùng Bùi Huy Toàn chuẩn bị đám cưới.
Trăng mật với tự do
Cô bé nạn nhân bom đạn long trọng tổ chức đám cưới của mình tại Cuba.
Là nhân vật nổi tiếng trong sứ quán Hà Nội tại La Havana, nàng xin được mời đại sứ của các quốc gia cộng sản thân thiết nhất với Hà Nội. Nàng mặc áo dài trắng rất đẹp, đầu kết hoa trắng rất tươi, bên người chồng mặc Tuxedo trắng, kết nơ đỏ. Đám cưới rất vui, trong sự đạm bạc xã hội chủ nghĩa. Và câu hỏi được thực khách nêu lên: "Cô dâu chú rể có đi hưởng tuần trăng mật không, và dự tính đi đâu"
Dự tính hay ước mơ thì ai mà chẳng có. Kim Phúc có cái "thế" rất lớn. Nàng là khuôn mặt quốc tế hầu như ai ai cũng có thể biết, và là người có thẩm quyền để nói về sự tệ hại của chiến tranh. Nhưng, lúc đó, ở tại Cuba, nàng được chiếu cố kỹ càng, đi đâu cũng có người hộ tống, làm sao xin được phép qua Mỹ và thăm Dysney World ở Florida chẳng hạn"
Giải pháp thực tế hơn là phải đi xa hơn. Đi Nga. Một nước xã hội chủ nghĩa cũ, từng là hậu phương lớn cho Việt Nam và Cuba và có một sứ quán Hà Nội đầy những nhân sự đắc lực. Nhưng, làm sao có tiền đi xa như vậy.
Thực khách bèn mở cuộc quyên góp để tặng hai vợ chồng một món quà cưới nho nhỏ, đủ bay qua Nga du ngoạn trong ít ngày rồi trở về. Mọi việc bèn được quyết định ngay, và dĩ nhiên là trong chuyến đi này, Kim Phúc cũng được hộ tống chu đáo. Suốt tuần trăng mật, đôi trẻ vui trong hạnh phúc, với những tấm ảnh kỷ niệm có thể xóa mờ hình ảnh hắc ám năm xưa. Và với sự ân cần bảo vệ của công an. Cho đến khi trở về.
Trên chuyến bay về, máy bay phải ngưng cánh tại Canada, khi cất cánh về La Havana, phi cơ thiếu mất người khách quan trọng nhất, Phan Thị Kim Phúc.
Vẫy chào các đồng chí “hộ tống”
Tại Phi trường, Kim Phúc đã dắt chồng bước khỏi khu vực Quá quan (Transit) qua khu vực Nhập cảnh (Immigration).
Trước khi nhấc chân vào bước nhảy vọt đó, nàng đưa tay vẫy chào các đồng chí hộ tống, trước sự kinh ngạc rồi giận dữ của họ. Phan Thị Kim Phúc, sinh năm 1963 tại Việt Nam, xin tỵ nạn chính trị tại Canada. Không ai biết Kim Phúc đã chuẩn bị từ hồi nào, để khi vào khu Nhập cảnh và nói tên mình ra, nàng lập tức được chào mừng và dẫn đi nơi khác.
Chỉ còn chút xíu nữa là nàng đã tỵ nạn một mình. Tại Phi trường, Kim Phúc mới nói thầm với chồng, rằng mình sẽ đào thoát. Nếu chàng không đi thì em vẫn đi, một mình. Trong khoảnh khắc, Toàn suy nghĩ rất nhanh và lấy quyết định rất đúng. Hai người cùng bước qua khu vực Immigration.
Trong khi mọi người khai thác cái thế quốc tế của cô bé nạn nhân bom đạn, Kim Phúc dệt cho mình một tấm lưới khác với các tổ chức quốc tế và những người có thực tâm muốn giúp nàng vì nàng. Việc nàng xin tỵ nạn tại Canada hoàn thành mỹ mãn nhờ những quan hệ này, trước nhất là nhờ sự khôn ngoan và thâm trầm của Kim Phúc.
Kể từ hôm đó, nàng bước ra khỏi tấm hình, sinh sống tại Canada nhưng trở thành sứ giả hòa bình của tổ chức Văn hóa Liên hiệp quốc là UNESCO. Hà Nội không còn kiểm soát được nàng, và sau này, Kim Phúc còn can thiệp để cha mẹ được rời Việt Nam. Ông bà Phan Thế Ngọc và Đỗ Ngọc Nữ hiện đang sống tại Canada
Hai vợ chồng Kim Phúc và Bùi Huy Toàn nay đã có hai con nhỏ và sống hạnh phúc trên đất tự do, cùng công tác cho mục tiêu thiện nguyện của mình.
Bước đến tương lai
Còn Nick Út" Một hôm anh nhận được cú điện thoại bất ngờ. Nữ hoàng Anh Elizabeth II muốn gặp anh cùng Kim Phúc, anh nhận lời chăng"
Anh quốc có Viện Bảo tàng Quốc gia là một quần thể rất lớn, bên trong, có Viện Bảo tàng Khoa học Luân đôn (London Science Museum), một công trình kiến trúc được xây dựng với kinh phí 75 triệu Mỹ kim (50 triệu Bảng Anh). Năm 2000, London Science Museum khai trương một công trình triển lãm quy mô với chủ đề "Hình thành Thế giới Hiện đại". Trong một buổi lễ long trọng, Nữ hoàng Elizabeth II đích thân khai mạc khu triển lãm.
Bên trong khu vực, người ta trưng bày những hình ảnh và vật dụng tiêu biếu nhất 150 năm qua của ngành nhiếp ảnh báo chí. Tấm hình lịch sử của Kim Phúc và cái máy ảnh Leica M2 của Nick Út đã chụp được tấm hình đều được triển lãm. Nữ hoàng Anh cùng Viện Bảo tàng đều muốn nhân dịp này vinh danh Kim Phúc và Nick Út.
Cùng Nick Út, nàng được mời tới diện kiến Nữ hoàng và hai người đã có những phút trò chuyện thân tình. Trả lời báo chí quốc tế về cuộc trò chuyện này, Kim Phúc cho biết nàng được Nữ hoàng hỏi han về tấm hình năm xưa và đời sống hiện tại, và nàng nói với Nữ hoàng Anh, rằng "chuyện đó như đã xa xưa lắm rồi.”
Nàng nhìn về tương lai, dành sức cho con trẻ, trước nhất cho hai đứa con của mình. Kim Phúc đã bước khỏi tấm hình và sống đời sống thật. Nàng hiện là Đại sứ Thiện chí của UNESCO và dành thời giờ cho viện vận động hòa bình và trợ giúp trẻ em nạn nhân chiến cuộc, nhất là về mặt y tế và tâm lý.
Trong khi đó, cái Leica M2 lịch sử của Nick Út vẫn nằm trong tủ kính của viện Bảo tàng. Anh đành coi đó là kỷ niệm và lao vào công việc mới, với dụng cụ mới, kể cả máy ảnh Digital và máy Laptop.
(Trích từ báo Xuân, mời đọc đầy đủ hơn với nhiều hình ảnh đặc biệt trong Việt Báo Báo Tết Giáp Thân 2004, đang phát hành khắp nơi)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.