Hôm nay,  

Thực Trạng Tôn Giáo Trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

20/01/200400:00:00(Xem: 4730)
Chú thích: Đây là bài viết của linh mục Chân Tín gửi các phái đoàn nghị sĩ Mỹ đến Việt Nam quan sát về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo vừa qua, để nói rõ những sự thật bề sâu về tình trạng tôn giáo ở Việt Nam cho họ hiểu thêm. Bài viết cũng là sự tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ cho Nhân quyền và Tự do Tôn giáo của lm Chân Tín. (Nhóm thân hữu của LM Chân Tín)
Sự phủ nhận trâng tráo
Khi bị nhiều nước trên thế giới cáo buộc về việc vi phạm các quyền căn bản của con người, chính quyền Việt Nam thường tuyên bố chẳng những họ không hề vi phạm mà trái lại còn luôn tôn trọng các quyền ấy của dân. Trong thực tế, họ hành động hoàn toàn ngược lại, nghĩa là họ không ngần ngại chà đạp các quyền căn bản và tự nhiên của người dân. Chúng tôi thấy họ quả là những người nói dối không ngượng miệng, và coi quốc tế như trẻ con, là hạng dễ tin và dễ bị lường gạt, đồng thời coi những quốc gia cáo buộc họ như những kẻ vu khống. Dẫu sao, sự nói dối và trâng tráo ấy cũng đem lại ít nhiều thuận lợi cho họ vì chỉ cần các viên chức ngọai giao hồ nghi một chút về những cáo buộc đó thì đã có lợi cho họ rồi.
Thực tế cho thấy nhiều người dân trong nước chỉ cần biểu lộ một cách ôn hoà sự bất đồng chính kiến của mình thì đã bị chính quyền đàn áp, khủng bố, giam cầm hoặc thủ tiêu. Các trường hợp như lm Nguyễn Văn Lý, ls Lê Chí Quang, bs Nguyễn Đan Quế, các ông Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình..., và rất nhiều những trường hợp khác chứng minh điều ấy. Thế mà chính quyền Việt Nam vẫn luôn luôn trắng trợn phủ nhận. Họ tuyên bố những ai bị khủng bố, giam cầm hay thủ tiêu thì đều vì đã vi phạm pháp luật, mặc dù họ không hề chứng minh được cách minh bạch và có sức thuyết phục sự vi phạm ấy. Rất nhiều trường hợp họ đã kết án những người bất đồng chính kiến những tội vu vơ bằng những cuộc xét xử lén lút, vội vã, thiếu hẳn những điều kiện cần thiết để xét xử công bằng (như công khai, có luật sư do bị can chọn lựa cho mình...).
Khi bị quốc tế cáo buộc họ về những hành vi đàn áp này, thì họ phủ nhận hoàn toàn, cho rằng quốc tế đã nghe theo những luồng tin thất thiệt. Nhưng khi có những phái đoàn quốc tế đòi đến Việt Nam để điều tra cho ra lẽ, để tìm hiểu về những vụ vi phạm này, thì chính quyền Việt Nam lại không chấp nhận cho họ đến những nơi được thông tin là có đàn áp, hoặc cho họ tiếp xúc với những người mà họ cho rằng đang bị giam cầm vì lý do chính trị hay vì bất đồng chính kiến. Chính quyền Việt Nam thường nại lý do là họ không đảm bảo an ninh cho phái đoàn. Đó chính là một cách đe doạ phái đoàn: phái đoàn có thể bị ám hại nếu cứ đòi đến. Do đó phái đoàn sẽ e ngại không dám đến nữa.
Thiết tưởng các phái đoàn này không nên ngây thơ để chính quyền Việt Nam lèo lái khiến cho cuộc điều tra không có kết quả, mà ngược lại còn trở nên có lợi cho họ. Nếu muốn cuộc điều tra đi đến kết quả thiết thực, phái đoàn phải đòi hỏi cho bằng được quyền đi đến những nơi mình cần đến, và gặp những người mình cần gặp. Nếu chính quyền Việt Nam không chấp nhận thoả mãn những yêu cầu ấy của phái đoàn, thì điều đó đương nhiên có nghĩa là những cáo buộc của quốc tế là đúng sự thật. Vì nếu thật sự là chính quyền Việt Nam không vi phạm nhân quyền, thì họ không cần gì phải bưng bít, cản trở, mà hãy để cho cuộc điều tra chứng tỏ sự vô tội của họ.
Chính sách đàn áp tôn giáo một cách tinh vi
Riêng về tự do tôn giáo, chính quyền Việt Nam vẫn tuyên bố trong hiến pháp cũng như trong thực tế, họ luôn luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, bất chấp có những dữ kiện cho thấy họ vi phạm quyền tự do này một cách rõ ràng và trắng trợn không thể phủ nhận. Chẳng hạn, những vụ đàn áp các kitô hữu thuộc các dân tộc thiểu số tại Tây nguyên, tại Sơn La, Hà Giang, vụ giật sập các nhà thờ Tin lành tại Sàigòn và các các vùng lân cận mới đây...
Tuy nhiên, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã đàn áp tôn giáo một cách tinh vi, bằng hệ thống luật pháp, với những điều luật, nghị định, pháp lệnh. Họ đàn áp bằng cách kết hợp những điều khoản luật mà nếu xét riêng từng điều thì chẳng thấy có điều luật nào là đàn áp cả. Sự đàn áp được thực hiện khi phối hợp những điều khoản ấy với nhau. Chẳng hạn, có điều khoản đòi buộc các tín đồ chỉ sinh hoạt tôn giáo tại những nơi quy định như nhà thờ, chùa chiền, thánh thất. Cùng lúc ấy lại có điều khác đòi buộc mọi công trình xây cất đều phải được Nhà nước cho phép mới được thực hiện. Nếu đọc hai điều khoản này độc lập với nhau, người ta không hề thấy hàm ẩn một hình thức đàn áp tôn giáo nào cả. Nhưng nếu muốn cấm các tín đồ sinh hoạt tôn giáo, chính quyền chỉ cần không cho phép các tín đồ xây nhà thờ hay chùa chiền. Đương nhiên khi không có nhà thờ hay chùa chiền, các tín hữu không có chỗ hợp pháp để sinh hoạt, thì họ phải sinh hoạt tôn giáo tại tư gia hay một nơi nào khác. Thế là sinh hoạt tôn giáo trở thành bất hợp pháp, trở thành vi phạm pháp luật. Và chính quyền đã từng dựa vào lý do đó để đánh đập, giam giữ hay bỏ tù các tín đồ bị coi là vi phạm luật mà không hề mang tiếng là vi phạm tự do tôn giáo. Trong những trường hợp như thế, người tín hữu có muốn sinh hoạt tôn giáo một cách hợp pháp cũng không biết phải làm sao !
Một thí dụ khác: một đàng có điều khoản luật tuyên bố cho người dân được tự do truyền đạo, một đàng lại có điều khoản khác đòi hỏi người truyền đạo phải là linh mục, mục sư. Mà muốn làm linh mục hay mục sư thì phải được chính quyền cho phép. Và không phải trường hợp chính đáng nào cũng được chính quyền cho phép, nên do nhu cầu tự nhiên của Giáo hội mà phải có các linh mục hay mục sư chui (tức là những vị chịu chức linh mục hay mục sư mà không được Nhà nước cho phép hay công nhận). Do đó, các linh mục hay mục sư chui, những tín hữu bình thường mà truyền đạo thì có thể bị bắt bớ, đánh đập, bỏ tù, hay giết chết như đã từng có trước đây.
Với thứ luật lệ tròng tréo nhau như thế, chính quyền có quyền bắt bớ hay bỏ tù các tín đồ với lý do họ vi phạm pháp luật chứ không phải với lý do sinh hoạt tôn giáo.
Việc tận dụng tình trạng tròng tréo của luật lệ như vậy để đàn áp tôn giáo chỉ được tùy nghi áp dụng cho những Giáo hội nào không chịu chấp nhận sự kiểm soát của Nhà nước. Còn những Giáo hội nào chịu chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước thì tương đối được tự do hơn. Chẳng hạn, cùng là sinh hoạt tôn giáo tại tư gia, nhưng nếu là tín đồ thuộc các Giáo hội chấp nhận chịu để Nhà nước kiểm soát, thì chính quyền địa phương có thể làm ngơ, cho tự do sinh hoạt. Nhưng nếu là tín đồ của Giáo hội không chấp nhận sự kiểm soát của Nhà nước, thì chính quyền địa phương có thể gây khó dễ hay thẳng tay đàn áp. Mục đích của chính quyền là ép buộc các Giáo hội phải chấp nhận để Nhà nước kiểm soát.
Do đó, người ở bên ngoài nhìn vào thường chỉ thấy được những trường hợp có vẻ như được tự do mà không thấy được những trường hợp chẳng có tự do chút nào. Nếu cần chứng minh ở Việt Nam có tự do tôn giáo thì chính quyền sẽ đưa những trường hợp loại trước ra làm điển hình, và dấu đi những trường hợp loại sau.

Chính sách tôn giáo đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam
Riêng đối với Giáo hội Công giáo, là một Giáo hội có tầm vóc quốc tế và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nên chính quyền phải kiêng nể và càng tăng cường những chính sách đàn áp tinh vi hơn. Mặc dù trên bề mặt họ luôn tỏ ra cho thấy là Giáo hội Công giáo Việt Nam có tự do. Đồng thời lợi dụng việc hàng Giáo phẩm Công giáo ít lên tiếng phản đối khi bị kềm kẹp, đàn áp hay chiếm đất, nên bù lại chính quyền cũng làm ra vẻ dành ít nhiều dễ dãi cho Giáo hội. Rồi để trả giá cho sự dễ dãi này, Giáo hội đành phải chấp nhận bị chính quyền lũng đoạn nội bộ!
Hiện nay, một trong những sự kiện nổi cộm cho thấy chính quyền can thiệp vào nội bộ của Giáo hội là chính quyền đòi hỏi việc đào tạo, bổ nhiệm và di chuyển nhân sự trong Giáo hội đều phải được sự chấp thuận của chính quyền. Do đó, dần dần những người làm việc trong Giáo hội và cho Giáo hội sẽ chỉ còn là những người thuận theo chính quyền, sẵn sàng đồng ý với những yêu sách của họ, bất chấp những bất lợi cho Giáo hội. Những người có bản lĩnh, có tài đức, là những người rất cần thiết cho bản chất đích thực, cho sự sống còn và phát triển lành mạnh của Giáo hội, đều bị chính quyền từ chối không chấp nhận vào những chức vụ lãnh đạo trong Giáo hội. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng về phẩm chất của Giáo hội, khiến Giáo hội có thể tồn tại nhưng đã bị mất phẩm chất. Và cuối cùng Giáo hội sẽ dần dà trở thành một công cụ ngoan ngoãn trong tay chính quyền. Khi đạt đến tình trạng này, chính quyền sẽ để cho Giáo hội được hoàn toàn tự do, vì lúc đó, dù có tự do, Giáo hội cũng chỉ có khả năng làm theo lệnh của Đảng và Nhà nước mà thôi.
Đây là một chính sách rất thâm độc và tinh tế về tôn giáo. Nếu không có sự can thiệp, cản trở nào thì chính sách này sẽ dần dần đạt đến kết quả của nó. Lúc ấy Giáo hội Công giáo Việt Nam có thể không còn là một Giáo hội Công giáo đúng nghĩa như ở các quốc gia tự do khác, với bản chất đích thực phải có của nó nữa.
Hiện nay, trong chương trình huấn luyện để trở thành linh mục, các chủng sinh đều bị buộc phải học triết học Mác-Lênin, một thứ triết lý dành riêng cho các đảng viên cộng sản, vốn chỉ chiếm khoảng 2% dân số Việt Nam. Đó chẳng phải là ý đồ của Đảng và Nhà nước muốn các chủng viện đào tạo nên những công cụ cho mình trong hàng ngũ linh mục tương lai hay sao "
Việc Nhà nước lũng đoạn Giáo hội được thể hiện qua sự im lặng lâu dài và khó hiểu, hoặc sự lên tiếng rất yếu ớt của hàng giáo phẩm và giáo sĩ trong nước trước rất nhiều trường hợp, mà đúng lý ra theo lương tâm họ phải lên tiếng mạnh mẽ. Chẳng hạn :
- khi Nhà nước lạm quyền chiếm dụng đất đai và cơ sở của Giáo hội (chảng hạn tại Đan viện Thiên An - Huế, thánh địa La Vang - Huế, dòng Chúa Cứu Thế - Huế , Nhà chung Hà Nội, Giáo hoàng Học viện - Đà lạt, v.v...);
- khi chính quyền áp đặt phải học triết học Mác-Lênin trong chủng viện;
- khi có những sự kiện xảy ra trong nước làm thiệt hại trầm trọng cho đất nước, cho dân tộc;
- v.v...
Điều này cho thấy tính chất ngôn sứ đã bị yếu đi rất nhiều nơi hàng giáo phẩm và giáo sĩ Việt Nam, hậu quả của chính sách Nhà nước lũng đoạn tôn giáo. Nhưng cũng chính nhờ bị mất bản chất ở bên trong, mà những biểu hiện của tự do tôn giáo giả tạo ở bên ngoài trở nên rất rõ rệt, hầu che dấu sự thiệt hại lớn lao ở bên trong. Thật vậy, tại Việt Nam hiện nay, người ta thấy các nhà thờ đầy ắp giáo dân vào những lễ Chúa nhật, những tổ chức rước sách linh đình vào các dịp đại lễ như Giáng sinh, Phục sinh... Điều này khiến những ai suy nghĩ nông cạn đều lạc quan nghĩ rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam đang được tự do. Nhưng người suy nghĩ sâu xa thì rất lo lắng và bi quan cho bản chất tương lai của Giáo hội. Nếu Giáo hội bị mất bản chất thì sự tồn tại và tự do của Giáo hội còn ích lợi gì "
*
Điều tôi muốn nói lên trong bài tường trình này không chỉ là những khó khăn hay những điều bất lợi mà chế độ cộng sản đang gây ra cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trong hiện tại. Tất cả những khó khăn hay bất lợi ấy cũng sẽ qua đi khi mà chế độ cộng sản này qua đi. Nhưng điều tôi muốn nói đến là một tai hại do chế độ cộng sản này gây ra trong hiện tại, nhưng tai hại ấy vẫn sẽ còn tồn tại rất nhiều năm sau khi chế độ này tan biến đi. Đó là chính sách tôn giáo của chế độ đang làm biến chất Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như những Giáo hội của các tôn giáo khác trên đất nước này.
Tôi sợ rằng sau khi chế độ cộng sản này qua đi, Giáo hội Công giáo của tôi không còn là một Giáo hội đúng nghĩa như nó phải là. Lúc đó, Giáo hội không còn có thể ngẩng mặt lên để tự hào về tính cách anh hùng của mình, như Giáo hội đã từng có trong quá khứ với hàng trăm ngàn vị thánh tử đạo. Tôi sợ rằng lúc đó Giáo hội của tôi sẽ phải cúi mặt xuống vì nhìn thấy trong nội bộ của mình vẫn còn in hằn những dấu vết gian dối của chế độ nơi chính những con cái của mình. Vì hiện nay và cả sau này, ít nhiều gì Giáo hội tôi vẫn phải mang trong mình những phần tử đã và đang được chế độ này cưu mang, đào tạo nên để làm công cụ cho chế độ.
Tôi e sợ rằng sau khi chế độ này qua đi, sự tai hại mà chế độ đã làm cho dân tộc Việt Nam vẫn còn tồn tại lâu dài, trong đó Giáo hội tôi - cũng như một số Giáo hội khác - phải gánh lấy phần nào trách nhiệm vì sự im lặng sợ hãi, không dám lên tiếng của mình. Sự im lặng không làm gì tích cực không phải luôn luôn là vô tội, mà có thể mang ít nhiều tính cách đồng loã.
Điều đáng sợ mà chế độ này đang làm cho Giáo hội tôi là sự biến đổi bản chất của Giáo hội. Một Giáo hội đáng lẽ phải mang đầy đủ chức năng làm chủ, làm chứng của người kitô hữu, thì lại cam tâm buông xuôi, phó mặc chế độ làm gì thì làm, và sẵn sàng im lặng ! Một Giáo hội đáng lẽ phải là men nồng, là muối mặn, để có thể biến cải xã hội con người tốt đẹp hơn, thì lại mất đi tính nồng của men, tính mặn của muối. Men bị biến chất, hay muối bị lạt, thì còn ích lợi gì nữa
Do đó, điều tôi mong mỏi và khẩn thiết lên tiếng cầu cứu trước cộng đồng dân Chúa và thế giới, là hãy làm sao để Giáo hội tôi - cũng như mọi Giáo hội khác - phải được độc lập, không bị chế độ chi phối, can thiệp vào nội bộ, nhất là trong việc đào tạo, bổ nhiệm nhân sự của Giáo hội. Việc tước đoạt đất đai hay tài sản của Giáo hội, việc cấm cách hay gây khó khăn trong sinh hoạt của Giáo hội rồi sẽ qua đi và có thể lấy lại được tương đối đễ dàng, vì chỉ là những quyền lợi về vật chất. Nhưng ảnh hưởng của việc chính quyền can thiệp vào nội bộ Giáo hội thì rất tai hại, và sự tai hại ấy sẽ tồn tại rất lâu dài, khó hồi phục lại. Vì sự can thiệp ấy có khả năng biến đổi bản chất của Giáo hội và những giá trị tinh thần thiêng liêng, khiến Giáo hội không còn là Giáo hội đúng nghĩa nữa ! Lúc đó, dù có tự do, Giáo hội cũng sẽ chẳng thực hiện được sứ mạng của mình nữa.
Linh mục Chân Tín
Saigon, tháng 12. 2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.