Hôm nay,  

Hoa Lục Đè Bẹp Việt Nam?

17/02/200400:00:00(Xem: 4181)
Có thật là Trung Quốc đang trên đà đè bẹp Việt Nam" Ít nhất thì đó cũng là một hướng đi mà các lãnh tụ Bắc Kinh mong muốn. Nhưng không chỉ đơn giản là đè bẹp Việt Nam, mà đảng CSTQ lại có tham vọng đè bẹp cả vùng Đông Nam Á, và cả nhiều phần trên thế giới nữa. Về mặt kỹ nghệ may dệt, thì hiểm họa này đã lộ rõ lắm rồi.
Không phải chuyện đoán mò mơ hồ gì: Theo một bản tường trình của chính phủ Hoa Kỳ, Trung Quốc đang trên đà khống chế kỹ nghệ may dệt thế giới, chiếm một thị phần lớn từ nhiều nước đang phát triển khi nào mà các hạn ngạch được gỡ bỏ vào cuối năm nay.
Bản tường trình của cơ quan U.S. International Trade Commission (Uûy Ban Mậu Dịch Quốc Tế của Hoa Kỳ, viết tắt ITC) chỉ ra những biến đổi quyết liệt dự kiến xảy ra sau ngày 31-12-2004, khi hạn ngạch may dệt toàn cầu gỡ bỏ hoàn toàn.
Hạn ngạch này lâu nay bảo đảm thị phần cho một số quốc gia về các mặt hàng, từ trang phục em bé sơ sinh cho tới túi xách va-li. Nhưng khi gỡ bỏ hạn ngạch này thì tất nhiên sẽ tăng tốc việc chuyển hướng sản xuất may mặc hiển nhiên sẽ dồn về các xưởng may dệt rẻ tiền và hiệu quả tại Trung Quốc và Aán Độ.
Như thế nghĩa là sẽ thê thảm không riêng cho Việt Nam, mà cả các nước kém khả năng cạnh tranh tại Đông Nam Á, Châu Mỹ Latin và Phi Châu - nơi kỹ nghệ này đang nuôi sống hàng chục triệu người. Đó là nhận xét của bản tường trình ITC vừa phổ biến tuần trước.
Vấn đề là: Hoa Kỳ cũng rung rinh. Các kinh tế gia nói là các công ty may mặc Hoa Kỳ cũng bi đát vì chi phí ở Mỹ trước giờ vẫn quá cao, tới lúc đó sẽ tăng tốc đóng cửa.
Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ có lợi cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, vì sẽ hạ thấp giá bán hàng may dệt ở các tiệm bán lẻ và các công ty nhập cảng.
Câu chuyện này được chú ý đặc biệt thêm trong năm nay nữa, chỉ vì là năm tuyển cử. Bản tường trình ITC đã đổ thêm dầu vào lửa giận của các xưởng may Hoa Kỳ, lâu nay thúc đẩy chính phủ Bush để xin tăng cường bảo vệ, chống lại làn sóng hàng hóa Hoa Lục. Chỗ này là điểm mà các công ty may dệt Việt Nam nên chú ý.
Hồi năm ngoái, chính phủ Bush đồng ý hạn chế hàng nhập cảng Trung Quốc các loại như nịt ngực phụ nữ, áo cưới và hàng đan dệt. Các công ty may dệt Mỹ hy vọng thừa cơ bầu cử sẽ nhờ Bạch Oác áp lực Trung Quốc hạn chế xuất cảng hàng may dệt sau khi hạn ngạch được gỡ bỏ.

Cass Johnson, phó chủ tịch American Textile Manufacturers Institute bản doanh ở Washington, nhận xét, "Tình hình rất nghiêm trọng. Đây là thêm chứng cớ rằng chúng ta cần chính phủ giúp chống đỡ tai họa sắp xảy ra này."
Cuộc vận động từ kỹ nghệ may dệt trong năm bầu cử này lại càng dữ dội hơn ở các tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ, nơi lâu nay bị sức ép thê thảm và phải cắt giảm liên tục. Họ nói là sẽ có thêm nhiều chục ngàn việc làm vùng này sẽ bị cắt bỏ, nếu các xưởng may giá rẻ ở Hoa Lục tràn ra thị trường thế giới mà không bị kềm chế.
Tình hình này không tai hại riêng cho Mỹ. Lâu nay chúng ta đọc báo quốc nội vẫn thấy chuyện hàng may dệt Hoa Lục tràn qua biên giới với giá rẻ kinh khủng. Chỗ khác cũng vậy. Thí dụ, bản tường trình ghi nhận, các nước nghèo như Mauritus, nơi có 80,000 công nhân trong ngành may dệt, đang phải lo xây dựng các kỹ nghệ mới - để chờ đợt sóng thần, khi Hoa Lục đổ biển hàng giá rẻ ra khắp thế giới.
Tình hình này sẽ thấy rõ hơn ở Quận Los Angeles, nơi ngành may mặc đã từ đỉnh cao 103,900 công nhân năm 1996 đã tụt xuống còn 67,800 công nhân năm 2002, theo bản tường trình của Los Angeles County Economic Development Corp. Nhưng khi nhìn chung, cũng có chỗ lợi cho tiểu bang California, các xưởng may Hoa Lục đã trở thành các khách hàng mua nhiều nhất cho các nông trại bông sợi tiểu bang.
Nguyên khởi hệ thống hạn ngạch là do chính phủ Mỹ và nhiều nước khác nhiều năm trước đã ấn định hạn ngạch hàng năm đối với lượng nhập cảng từ các nứớc sản xuất hàng may dệt. Bị áp lực xóa bỏ các rào cản này, Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO đã thương lượng ra Hiệp Ước May Dệt trong năm 1994. Hiệp ước này nhằm từ từ gỡ rào hạn ngạch trong thời hạn 10 năm.
Năm nay là 2004, vừa đúng 10 năm thời tiêu cho cuộc đắp đê ngăn chận nạn lụt may dệt đó.
Cứ nhìn vào các nước không còn hạn ngạch nữa thì thấy. Như ở Nhật Bản, nơi không hạn ngạch gì, thì Trung Quốc chiếm tới 77% thị trường nhập cảng may dệt trong năm 2001.
Trong khi đó, thị phần hàng Hoa Lục trên thị trường hàng trang phục em bé ở Mỹ đã tăng từ 3% trong năm 2001 để tới 27% trong năm 2002, sau khi hạn ngạch khu vực này được gỡ bỏ.
Chỉ còn vài tháng nữa thôi. Kỹ nghệ may dệt Việt Nam sẽ tìm được thế đứng nào trong tình hình mới đó" Trước đợt sóng thần này, chỉ có cuộc cải tổ triệt để nền tảng kinh tế Việt Nam và mở cửa tăng tốc cho khu vực tư doanh thì may ra còn chống đỡ nổi -- và còn có cơ hội giành một khoảnh thị phần may dệt Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.