Hôm nay,  

Cia, Fbi Tơi Tả

18/02/200400:00:00(Xem: 4463)
Càng cao danh vọng càng giàu gian nan, là câu nói rất đúng cho hai cơ quan CIA và FBI trong chánh quyền Mỹ.
Thực vậy TT Bush do áp lực chánh trị vừa mới tuyên bố thành lập Uỷ Ban Điều tra nữa về tin tức tình báo dẫn đến Chiến tranh Iraq. Trận do Uûy ban Lưỡng đảng, Lưỡng viện điều tra vụ khủng bố 911 vừa xong lại đến trận điều tra về16 chữ TT Bush nói Iraq mua uranuim ở Phi Châu trong bài diễn văn Tình trạng Liên bang, Giám đốc CIA phải nhận lỗi để Lê Lai cứu chúa. Và từ nay cho đến tháng 7 năm sau, CIA, FBI sẽ tơi bời hoa lá với Uûy Ban điều tra TT Bush mới vừa thành lập về tin tình báo dẫn đến Chiến tranh Iraq. Nhưng câu hỏi lớn nhứt dằn vật nhân dân và chánh quyền Mỹ nhứt, là liệu CIA, FBI Mỹ có biết, có thể chận được cuộc khủng bố 911 giết hại 3000 người Mỹ không"
Câu hỏi ấy chỉ mới được trả lời một phần vào ngày Thứ Năm 24 tháng 7, 2003 bằng một bản tường trình dài 850 trang của Ủy ban điều tra lưỡng viện lưỡng đảng nói trên. Ủy ban phải mất tám tháng để đấu tranh từng bước, từng việc, từng chữ với Hành Pháp, xem có đáng bảo mật hay không để có thể tường trình cho nhân dân Mỹ biết một cách công khai. Vì Hành Pháp tức chánh quyền của TT Bush cứ nhân danh cuộc chiến chống khủng bố, nhân danh lý do ngoại giao với đồng minh để hạn chế cuộc điều tra và cũng để che giấu những sai sót của mình. Dân biểu Nancy Pelosi (Dân chủ, CA) nói bà liên tục gặp những trở ngại với chánh quyền Bush luôn muốn hạn chế cuộc điều tra. Bản tường trình cho biết chánh yếu, Saudi Arabia có tài trợ cho tổ chức khủng bố al Qaeda. Phần dính líu của Saudi Arabia với quân khủng bố Al Qaeda, Hành Pháp đã yêu cầu chỉ công bố 80%. Cơ quan an ninh tình báo Mỹ có rất nhiều tin tức về khủng bố nhưng tin tức không nói rõ " tính chất, thời gian, và nơi chốn" của cuộc khủng bố phá hoại . Nhưng CIA và FBI vì những tranh chấp thẩm quyền và vì sức ì của hệ thống thư lại, không chia xẻ, không phối hợp, không liên kết các tin rời rạc, nên không giải đoán giải thành tin khả dụng, do vậy không thấy, không biết, không có kế hoạch phối hợp với các cơ quan an ninh, quốc phòng khác ngăn chận. CIA bất lực trong việc đánh giá và sữ dụng tin báo do các máy, vệ tinh dọ thám thu thập được. Còn FBI lại hoàn toàn bất lực không theo dõi được dấu vết của những quân khủng bố thâm nhập vào Mỹ và cũng bất lực trongviệc khai thác các cuộc điện đàm mà Cơ quan An ninh Quốc gia ( National Security Agency ) Mỹ kiểm thính, kiểm thị, và nghe lén được. Không có bằng chứng nào chứng tỏ chánh quyền không đủ sức ngăn chận khủng bố. Không ai có thể bỏ qua những tin tức đã có nếu chịu khó liên kết những mẩu tin rời rạc lại.

Uûy ban cũng liệt kê những cơ may CIA, FBI đã để mất trong việc ngăn chận cuộc khủng bố 911. Tên khủng bố không tặc cho máy bay vào Ngũ giác Đài, CIA và NSA đã nhận dạng được. Năm 1999 NSA đã nghe được điện đàm của y và biết y có dính líu với al Qaeda. NSA đã thông báo tin này trước 2002. Năm 2000, CIA theo dõi Bin Laden cómột cuộc họp quan trọng với hai người ở Mã lai. Nhưng CIA không cho FBI biết tên hai người này. Mãi một năm rưởi sau, ngày 23 tháng 8, 2001 tên hai người ấy mới thấy trong danh sách những người vào nước Mỹ. Lạ hơn nữa, hai người này lại ở trọ trong nhà một điềm chỉ viên của FBI rất lâu mà FBI lại không một chút nghi ngờ. Một trưởng lưới CIA trong đó có người điềm chỉ của FBI có thông báo cho FBI những gì CIA biết về hai người này, nhưng FBI không xem đó là điều khác lạ. Bản tường trình kết luận quân khủng bố được nhiều giúp đỡ trên đất Mỹ. Và cơ quan an ninh tình báo, CIA, FBI, NSA không phối hợp nhau, không liên kết tin rờøi rạc để giải đoán thanh tin khả dụng.
Bản tường trình của Quốc Hội cho công chúng, như đã nói, đã bị Hành Pháp nhơn danh ly do an ninh quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố và lý do ngoại giao đối với đồng minh, đã yêu cầu cắt xén, không cho phổ biến cho công chúng biết. Thí dụ điển hình, phần 4 của bản tường trình, cả 28 trang để trắng trống trơn vì Hành Pháp cho đó là phần tối mật của an ninh quốc gia. Nhưng theo tiết lộ của một vài người của Uûy ban, chăûng tối mật tối mũi gì cả. Đó là phần nói về việc nước Saudi Arabia ủng hộ tinh thần vật chất cho các phần tử Hồi giáo cực đoan, và không có những biện pháp chống lại al Qaeda dù Mỹ đã nhiều lần báo động và yêu cầu từ năm 1996.
Nhưng chưa hết. CIA, FBI còn te tua nữa với một Uûy ban điều tra khác nữa của Quốc Hội. Uûy ban này do Quốc Hội tư lập và tự khởûi, không cần ý kiến Hành Pháp, không để cho Hành Pháp kiểm duyệt vì lý do này hay lý do khác, đã làm việc nhiều tháng rồi, cũng về vấn đề cuộc khủng bố 911. Uûy ban đã than phiền về thái độ thiếu hợp tác của Bộ Tư pháp và Bộ Quốc Phòng. Phủ Tổng Thống đã cố gắng hàn gắn tình hình bất thân thiện ấy. Uûy ban không phải gồm những dân cử bình thường, mà gồm nhiều dân biểu, nghị sĩ có nhiều thâm niên trong hai ủy ban tình báo, quân vụ của lưỡng viện Quốc Hội. Có người thâm niên, kinh nghiệm tình báo còn nhiều hơn hai ông giám đốc CIA, FBI nữa, đã từng phục vụ nhiều nhiệm kỳ dân cử. Kết luận của Uûy ban dự trù công bố vào tháng 5 năm 2004. Thời gian này chỉ còn 6 tháng nữa là bầu cử tổng thống. Nhưng áp lực chánh trị trong mùa bầu cử buộc, TT Bush phải thành lập thêm một ủy ban điều tra về tin tức đã dẫn đến Chiến tranh Iraq nhưng lại ấn định hạn kỳ quá dài, mãi tới tháng 7 năm 2005 mới công bố, tức sau bầu cử tổng thống. Chính hạn kỳ này gây nhiều thắc mắc và tranh luận. Nhưng sớm hay muộn thì CIA, FBI và có thể TT Bush nữa sẽ bị giũa te tua cho mà xem. Dân chủ là vậy; vậy mới dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.