Hôm nay,  

Tâm Cảm Về 11-9: Aûnh Hưởng Khủng Bố Đối Với Di Trú

14/09/200200:00:00(Xem: 3907)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
TÂM CẢM NGÀY 11-9, ẢNH HƯỞNG VỤ KHỦNG BỐ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI TRÚ (Phần 2)
Thưa qúy vị, chúng ta đang ở trong thời điểm đánh dấu một năm biến cố 11 tháng 9. Nhân dịp này, chúng tôi xin được chia xẻ đôi giòng Tâm Tưởng về thảm nạn tại Hoa Kỳ một năm về trước....
Thế giới có nhiều biến cố thương vong nhân mạng kinh hoàng. Những trận bão lụt, các cơn động đất, những mùa hạn hán, các cơn giận dữ của núi lửa, v.v... đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người từ nhiều thế kỷ qua, hành hạ con người không nhà không cửa. Nhưng đó là cái "nghiệp" của con người với thiên nhiên. Các cuộc chiến tranh thế giới cũng đã huỷ diệt nhiều nhân mạng, làm thương tật biết bao người. Nhưng sự hy sinh đó có chiến tuyến, giữa "ta" và "địch", giữa những người yêu chuộng tự do chống lại sự thành hình bạo ngược của các chế độ độc tài toàn trị. Nhưng vào đầu thế kỷ 21, đánh dấu nền văn minh chói lòa trên mặt kỹ thuật điện toán, lại xảy một hình thức huỷ diệt con người đi ra ngoài sự tưởng tượng của nhân bản, đó là hành động đưa càng nhiều người vô tội càng tốt vào chỗ chết - bất kể già trẻ lớn bé - để làm phương tiện tấn công đối phương, mà một số nhóm người đấu tranh cực đoan đã và đang tiến hành.
Thảm nạn 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ là biểu hiện đầu tiên của hình thức tranh đấu đầy tính man rợ và phi nhân bản.
Đó là một ngày tang tóc cho cả nhân loại. Đó những giờ phút gây chấn động cả toàn cầu. Không một ai ngờ, ngoại trừ quân khủng bố.
Con số thương vong được xác nhận cho tới nay là 2,801 người và hàng trăm người khác mất tích.
Trong không khí tang thương đó, người ta nghe và nhìn thấy lác đác đâu đó những tiếng súng ăn mừng thản nhiên trên xác người đã khuất và tiếng khóc bất tận của gia đình các nạn nhân. Bọn khủng bố tưởng đã làm cho người dân trên thế giới, đặc biệt là dân tộc Hoa Kỳ, run sợ trước trò chơi giết người rất man rợ này. Nhưng ngược lại, thế giới yêu chuộng dân chủ tự do gần nhau hơn. Dân tộc Hoa Kỳ đoàn kết với nhau hơn. Chưa bao giờ biểu tượng quốc gia - qua lá cờ Hoa Kỳ - được phổ biến nhiều đến như vậy. Trên áo, trên xe, trên cửa tiệm, công sở, tư gia... đều giương cao lá cờ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nhiều người đã nhập ngũ để chiến đấu chống khủng bố. Bên ngoài, các căn cứ chính của quân khủng bố bị liên quân thế giới đánh bật gốc khỏi A Phú Hãn. Chế độ Taliban bạo ngược bị sụp đổ tức khắc. Bên trong Hoa Kỳ, cả nước Mỹ dồn vào lo cứu tế thảm nạn 11 tháng 9. Người ta cho máu, người ta quyên tiền giúp khẩn cấp các gia đình nạn nhân. Trong số những đóng góp trân qúy này, có sự góp phần không nhỏ của cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Trong số những người tử vong, có ít nhất hai người Việt Nam. Anh Nguyễn Khanh, chuyên viên hải quân, hy sinh tại Ngũ Giác Đài. Tại Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ghi tên chị Phạm Tú Anh. Cộng đồng Việt Nam không thở phào nhẹ nhõm vì chỉ thấy có hai người Việt Nam thương vong. Bản tính nhân ái truyền thống của dân tộc Việt luôn vượt ra khỏi giới hạn của cương thổ, biên giới, để hòa nhịp với những trái tim của tình người. Cộng đồng Việt Nam đã tự động tổ chức nhiều hình thức đóng góp, từ tinh thần đến vật chất, để chia xẻ nỗi đau buồn chung.
Và trong không khí tưởng niệm một năm biến cố 11 tháng 9, người ta đã xúc động khi nghe vần thơ "Những cái tên" của đại thi hào Billy Collins, vang vang tấm lòng của tình người luôn ở bên cạnh nỗi đau của những người bất hạnh. Thơ ông viết:
"Quá nhiều tên họ, có đủ nơi chứa trên những bức tường của trái tim".
Cũng nhân ngày tưởng niệm này, người Việt tỵ nạn sẽ cùng thắp lên những ngọn nến, soi sáng sự yêu thương của tình người, sự dũng cảm, tình đoàn kết, trên những bức tường yêu thương của trái tim, để xua tan những đám mây u tối.
ẢNH HƯỞNG VỤ KHỦNG BỐ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI TRÚ (Phần II)
3- Thay đổi phương cách xét diện vị hôn thê/hôn phu:
Hiện nay, khi cứu xét hồ sơ bảo lãnh vị hôn thê/hôn phu (fiance), Sở Di Trú đòi hỏi nhiều bằng chứng về quan hệ hôn thê/hôn phu, thí dụ như bằng chứng về sự gặp gở, trao đổi tâm tình giửa hai bên. Do đó thời gian chờ đợi kéo dài lâu hơn, mặc dù đây là diện được xét tương đối khá nhanh.
4- Kiểm soát kỷ hơn các diện nhập cảnh miển chiếu khán.

Có hai diện nhập cảnh được miển chiếu khán: thứ nhất là công dân của những nước có ký Hiệp ước Miển Chiếu Khán với Hoa Kỳ, thứ hai là những người thuộc diện Quá Cảnh Miển Chiếu Khán.
Có một số quốc gia đã ký với Hoa Kỳ hiệp ước về việc áp dụng Chương Trình Nhập Cảnh Miển Chiếu Khán (Visa Waiver Program). Công dân của những nước đã ký kết chương trình này với Hoa Kỳ có thể đến Hoa Kỳ du lịch trong thời hạn 90 ngày mà không cần phải xin chiếu khán (Visa). Đương sự chỉ cần trình sổ thông hành của mình khi đến cửa khẩu vào Hoa Kỳ ( phi cảng, hải cảng, đồn biên cảnh).
Chương Trình Quá Cảnh Miển Chiếu Khán ( Transit Without Visa Program ) là chương trình cho phép những người trên lộ trình du lịch được đi qua nước Hoa Kỳ, nhưng không ở lại, được miển xin chiếu khán. Sau vụ khủng bố, Bộ Tư Pháp nhận thấy cần đặc biệt quan tâm chương trình này trên phương diện an ninh. Sở Di Trú dự định ủy bỏ luôn chương trình này vì cho rằng hiện nay phần lớn các chuyến bay đều có tầm bay xa, không phải tạm dừng chân lâu trên đất Hoa Kỳ, nên chương trình này xem như không còn hợp thời nửa.
Tuy nhiên các hãng hàng không vẩn chống đối mạnh việc hủy bỏ chương trình này.
Những người thuộc hai diện nói trên không có xin chiếu khán nên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể kiểm soát việc nhập cảnh của họ vào Hoa Kỳ. Họ chỉ bị giới chức di trú kiểm tra sổ thông hành (passport) tại cửa khẩu mà thôi.
Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 09, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chú ý theo dỏi các báo cáo kiểm tra về hai chương trình này. Theo các báo cáo thì hai chương trình này có những sơ hở về an ninh và đề nghị những biện pháp cải thiện.
Biện pháp thứ nhất là kiểm tra chặt chẽ các sổ thông hành để so chiếu xem có việc sữ dụng thông hành bị mất cắp hay không. Sở Di Trú đã áp dụng ngay việc kiểm tra này, vì trước đây có nhiều trường hợp việc kiểm tra này không được thi hành. Ngoài ra, Sở Di Trú cũng thiết lập một cơ quan đặc biệt chuyên về việc giải quyết các trường hợp sữ dụng sổ thông hành bị mất cắp đối với những nước tham gia chương trình miển chiếu khán nhập cảnh.
Biện pháp kế tiếp là Sở Di Trú đưa vào hệ thống máy vi tính những hướng dẩn về thông tin trên sổ thông hành và theo sát việc áp dụng biện pháp này.
5- Cắt giảm số lượng di dân nhập cảnh hàng năm và phạt nghiêm khắc những người lưu trú bất hợp pháp.
Một Dự luật mới về di dân mang số H.R. 5013 đã được đề nghị đưa ra thảo luận tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Theo Dự luật này, thành phần di dân sẽ bị cắt giảm nghiêm trọng về số lượng di dân cho nhập cảnh hàng năm cũng như về số diện cho di dân, và kể cả những trường hợp xin điều chỉnh quy chế di trú cho những người cư trú hợp pháp hay bất hợp pháp.
PHầN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Biến cố 9 tháng 11 đã ảnh hưởng đến việc cấp chiếu khán (visa) di dân và phi di dân (non-immigrant visa) tại Tòa Tổng lãnh Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam ra sao"
Trả lời 1: Câu hỏi này có thể trả lời tóm gọn là: Gia tăng An ninh. Điều này đã trở thành công việc thường xuyên của Tòa Tổng Lãnh Sự trong việc rà soát an ninh đối với tất cả những người nộp đơn xin chiếu khán. Dĩ nhiên thủ tục duyệt xét đơn từ sẽ kéo dài lâu hơn. Việc rà soát an ninh đối với các chiếu khán phi di dân, như đi du lịch, sinh viên du học và kinh doanh, có thể được thực hiện nhanh hơn. Nhưng sự chờ đợi sẽ lâu hơn đối với các loại chiếu khán K-3, V-Visa và chiếu khán di dân từ một đến ba tháng, , bất cứ nơi nào.
Câu hỏi 2: Có loại chiếu khán nào bị giới hạn không"
Trả lời 2: Thưa không, Tòa Tổng Lãnh Sự vẫn phát các loại chiếu khán như từng làm trước ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Câu hỏi 3: Theo ông nghĩ, đạo luật mới về di trú nào đã được quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm ngoái có lợi ích nhất"
Trả lời 3: Theo tôi nghĩ đó là Đạo Luật Bảo Vệ Tình Trạng Tuổi Di Trú Của Trẻ Em (còn gọi là đạo luật HR 1209). Đạo luật này cho phép con cái của công dân Mỹ và thường trú nhân được giải quyết cấp chiếu khán hay Thẻ Xanh dựa theo tuổi tác mà những trẻ em này có ngay vào lúc hồ sơ được nộp. Trong quá khứ, các trẻ em trong diện này đã phải chờ đợi thêm nhiều năm khi đến tuổi 21 trước khi được cấp chiếu khán.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.