Hôm nay,  

Thiền Sư Nhất Hạnh Hồi Tưởng: “đi Như Một Dòng Sông...”

02/07/200200:00:00(Xem: 3864)
LTS. Tháng 9 năm 2002 sẽ là dịp kỷ niệm 20 năm Làng Mai, trung tâm tu học đạo Bụt do Thiền sư Nhất Hạnh thành lập tại nước Pháp.

“Hôm nay Ban Biên Tập của Tập Kỷ Yếu 20 năm Làng Mai yêu cầu tôi nói một bài về Làng Mai để có thể đánh máy ra và in vào. Có nhiều chuyện để kể thành ra tôi không biết nên bắt đầu chỗ nào.” Thiền sư Nhất Hạnh nói vậy.

Và với tựa đề “Ngày em hai mươi tuổi” Thiền sư đã lần lượt hồi tưởng không chỉ về Làng Mai mà còn về “nhiều chuyện để kể” từ 40 năm qua.

Việt Báo trân trọng giới thiệu bài Hồi Tưởng đặc biệt của thiền sư. Xem Việt Báo từ số ra ngày Thứ Bẩy 22-6-2002.

Fleur de Cactus
Hồi sáng tôi có nói tới những Lá Thư Làng Mai số 1, số 2 và số 3 mà mình sẽ phóng lớn ra để cho mọi người cùng được đọc nhân dịp Tết năm nay. Nhân tiện, tôi xin nhắc quý vị là có một tác phẩm khác tôi viết trong năm thứ hai của Làng Mai là Tý. Tý là tên một em bé trai khoảng 10 tuổi tên thật là Hải Triều Âm, là dân làng từ năm đầu. Nó là con của anh Lê Nguyên Thiều, là một trong những người cốt cán của Làng Mai trong năm đầu và năm thứ hai. Anh Lê Nguyên Thiều cũng đã là học trò của tôi ngày xưa ở Việt Nam và đã từng làm tổng thư ký của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Anh đã vượt biên qua và sau đó được mình mời về để xây dựng Làng. Hồi anh Thiều đưa gia đình về thì anh chị có ba đứa con. Đứa con đầu là Tý, em trai Tý là Miêu - nó sanh năm con mèo - và tên thật của nó là Thiều Quang, đứa con thứ ba mới sanh được có mấy ngày thì tới Làng, nó tên là Chó Con, tên chữ là Nhật Tâm. Nhật Tâm tức là trái tim mặt trời. Anh Thiều đã đọc được cuốn Trái Tim Mặt Trời trong trại tỵ nạn và đặt tên con là Nhật Tâm. Nhật là mặt trời, Tâm là trái tim. Ngày mà gia đình này về tới Làng Hồng là giữa mùa đông, cháu bị bít bùng trong một cái giỏ suốt trên xe lửa. Rồi vì là mùa đông giá buốt nên cháu ở luôn mấy tháng trong phòng. Hôm đó trời hửng nắng, mẹ cháu mới đưa cháu ra ngoài và đó là lần đầu tiên nó được thấy bầu trời. Lần đầu thấy bầu trời xanh rộng lớn như vậy nó hơi hoảng, vì lâu nay nó chỉ thấy những cái nho nhỏ thôi. Cái phòng là cái lớn nhất rồi. Bây giờ thấy một khoảng không gian xanh rộng như vậy thì nó hoảng. Nhưng chỉ trong vài giây sau đó nó lấy lại được sự bình thường và cười lên được. Tôi được chứng kiến giây phút đó. Tý là một em bé 10 tuổi. Tôi đã viết một cuốn sách lấy tên là Tý. Cuốn sách đó có hai tập, tập đầu tên là Tý, Chiếc Lá Ổi Non và cuốn hai là Tý, Cây Tre Triệu Đốt. Sách này ít người được đọc lắm, vì chỉ mới in có mấy trăm bản thôi. Nếu quý vị đọc được bộ sách Tý này thì sẽ biết rõ những gì đã xảy ra trong năm đầu và năm thứ hai của Làng Mai. Mình phải tìm cách để tái bản cuốn này. Ngày xuất bản cuốn đó là ngày 22 tháng 2 năm 1984, tức là trước khi mở cửa làng vào mùa hè năm thứ hai. Ngày 27 tháng 9 năm 1984 thì tôi đã viết xong Thi Kệ Nhật Dụng bằng tiếng Việt và vào ngày 5 tháng 11 năm 84 thì viết xong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận III. Ngày 23 tháng 5 năm 85, tôi viết xong Kinh Pháp Ấn và ngày 2 tháng 9 năm 1985 thì chúng ta đã có thiền đường Hoa Quỳnh, Fleur de Cactus, ở Paris. Ngày 3 tháng 8 năm 86 thì chúng ta có Kinh Quán Niệm Hơi Thở bằng tiếng Việt và tháng chạp năm 86 thì tôi viết Đường Xưa Mây Trắng tới đoạn Bụt nhập Niết Bàn. Tôi đặt bút xuống và thở. Rồi sau đó tôi yêu cầu độc giả đọc tới đó cũng đặt sách xuống và thở.

Đó là ngày 22 tháng Chạp năm 1986, tôi ngồi viết bên lò sưởi đốt bằng củi.

Đi như một dòng sông

Hồi tháng 5 năm 66, khi rời khỏi Việt Nam tôi không nghĩ là sẽ đi lâu, nhưng rốt cuộc đã bị kẹt phải ở lại. Thành ra tôi giống như một tế bào của một cơ thể bị văng ra khỏi cơ thể, rất nguy hiểm. Như là một con ong bị tách biệt ra khỏi đàn ong. Chúng ta biết rõ một con ong mà bị tách biệt ra khỏi đàn không về được thì con ong đó sẽ khô, sẽ chết. Một tế bào mà bị tách biệt ra khỏi cơ thể thì cũng sẽ khô, sẽ chết. Nhưng mà tôi đã không khô, không chết là tại vì tôi đã đi qua xứ người không phải với tư cách một cá nhân mà với tư cách một tăng thân, vì sự nghiệp của tăng thân. Đi để kêu gọi hòa bình vì lúc đó những công tác về văn hóa, giáo dục và xã hội ở Việt Nam rất lớn. Mình có Viện Đại Học Vạn Hạnh, mình có trường Cao Đẳng Phật học, mình có nhà xuất bản Lá Bối, mình có tạp chí Hải Triều Âm, mình có trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đang làm việc khắp nơi trên đất nước và mình có một phong trào tranh đấu cho hòa bình Việt Nam. Tôi đi với những cái đó trong trái tim nên tôi không thể nào khô được. Nếu đi với tính cách cá nhân, đi kiếm một ít địa vị, một ít danh lợi thì tôi sẽ khô héo, nhưng vì mang theo được tăng thân cho nên qua bên này, vấn đề sống chết là thành lập tăng thân. Vì vậy tôi đã thành lập tăng thân với những người giúp mình vận động hòa bình. Những người tới để giúp tôi, những ông mục sư, linh mục, giáo sư đại học, sinh viên, học sinh, mình đã đến gặp họ, kết thân và mời họ đi vào con đường phụng sự cho hòa bình.

Trong khi tiếp xúc với những cá nhân, những đoàn thể rất ưu tư về hòa bình và công bình xã hội, tôi thấy họ có những khó khăn. Hoạt động một hồi thì họ cũng bị chia rẽ, mỏi mệt và thối chí. Vì vậy đến với nhóm nào, với người nào tôi cũng chia sẻ phương pháp thực tập của tôi. Vì thế trước khi mình có tăng thân qui tụ về một chỗ thì mình đã có tăng thân như từng yếu tố cá nhân ở khắp nơi rồi.

Mục sư Kloppenburg ở Bremen bên Đức là một người rất có cảm tình với tôi. Tuy là một vị mục sư Tin Lành nhưng ông đã cổ động, tổ chức cho tôi đi diễn thuyết và kêu gọi khắp nơi trên nước Đức và đã giúp tôi dịch và xuất bản cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa bằng tiếng Đức. Ông cũng đã giúp phương tiện tài chánh để tôi có thể gửi về yểm trợ cho trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội tiếp tục công tác và cũng đã giúp tôi tổ chức những hội nghị hòa bình ở Paris. Trong văn phòng của ông có treo một tấm hình của tôi. Ông không treo hình Chúa mà cũng không treo hình của bất cứ ai. Điều đó chứng tỏ ông là một người bạn rất thân.

Ở Hòa Lan có mục sư Hannes de Graff của giáo hội Dutch Reform Church cũng rất yểm trợ tôi. Trên bước đường đi vận động hòa bình cho Việt Nam, tôi đã kết giao với rất nhiều bạn hữu trong giới tôn giáo, trong giới nhân bản, và trong giới trẻ. Khi tôi thành lập Phái Đoàn Phật Giáo Việt Nam tại Paris thì những người trẻ tới tình nguyện giúp tôi nhiều lắm. Họ tới nhận làm không công thôi, bữa trưa thì mình cho họ ăn sơ sài, sau bữa tối thì họ ở lại để ngồi thiền. Có người về nhà ăn cơm rồi trở lại. Có người ở lại để ăn chiều sơ sơ với mình rồi ngồi thiền, tối nào cũng ngồi thiền cả. Những người tới giúp mình cũng biết thực tập thiền hành, biết ngồi thiền và biết ca hát. Hồi đó mình chưa có những bài hát của Làng Mai như bây giờ nên mình chỉ lựa chọn những bài hát nào lành mạnh, nhất là những bài hát có tính cách tâm linh và nhân bản. Hồi đó những bài hát như là By The River Side hay là Where have all the flowers gone", đã được hát rất nhiều, sau đó mới có mấy bài của Trịnh Công Sơn.

Hồi làm việc cho Phái Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở Paris, mình tổ chức ngồi thiền cho thiền sinh Tây phương có mặt tại Paris mỗi tuần một lần tại trụ sở của những người Quakers, Quaker Center ở đường Vaugirard. Và những người trẻ tuổi, những thanh niên tới văn phòng của phái đoàn thì thường thường được chỉ dạy cho cách buông thư (deep relaxation) và ngồi thiền. Vì vậy hạt giống đã được gieo rất nhiều và mỗi khi mình tổ chức Summer Opening mở cửa Làng Mai thì nhiều người tới lắm.

Từ một tế bào bị đánh văng ra khỏi tăng thân ở quê hương mà tôi đã làm được một sinh hóa thân (cloning) và không những tôi đã không khô như một con ong lìa tổ mà từ một tế bào tôi đã trở thành một cơ thể. Cơ thể đó đã trở thành một tăng thân như hôm nay ta thấy. Vì vậy điều quan trọng là mình phải đi với một trái tim đầy ắp tăng thân thì mình mới không khô chết. Hôm trước tôi có nói là nếu quý vị tới được Làng Mai rồi thì hãy đem cả Làng Mai về nhà chứ đừng đem ít hơn. Đem Làng Mai về nhà thì mình sẽ sống lâu hơn và mình biết rằng giáo lý và sự thực tập "đã về đã tới" luôn luôn đi đôi với giáo lý "đi như một dòng sông mà đừng đi như một giọt nước". Đi với tư cách của một giọt nước thì nửa đường mình sẽ bốc hơi, còn đi với tư cách của một dòng sông thì chắc chắn mình sẽ tới biển. Chưa bao giờ tôi đi như một giọt nước cả, luôn luôn đi với dòng sông.

Trong những năm bị lưu lạc tại quê người chưa bao giờ tôi có cảm tưởng bị cắt đứt với tăng thân ở Việt Nam. Năm nào cũng sáng tác, cũng gởi bản thảo về. Và năm nào ở nhà cũng tìm cách để xuất bản sách của tôi. Đến khi sách bị cấm in thì lại được chép tay hoặc in chui, hoặc in dưới một bút hiệu khác. Ngay từ hồi phe quốc gia chống cọng còn nắm quyền thì sách tôi cũng đã không được ký tên Nhất Hạnh rồi, phải ký bằng hàng chục cái tên khác: B'Su Danglu, hay Thạc Đức, hay Tuệ Uyển, hay Minh Hạnh, tại vì cái tên Nhất Hạnh đã bị kiểm duyệt - đó là tên của một người đang kêu gọi hòa bình –

Bên chính quyền cọng sản cũng vậy. Sách của tôi được xuất bản dưới những tên khác nhưng rồi độc giả cũng nhận ra được. Trong thời gian những người cọng sản lên nắm chính quyền thì việc in chui rất khó. Vì vậy có phong trào chép tay, chép tay nhiều quá đến nỗi cán bộ phải triệu tập dân chúng lại để học tập là đừng có chép tay sách của ông nớ. Nhưng sau đó thì từ từ phong trào in chui sách và sang chui băng của tôi trong nước được đồng bào tự động phát động. Nhiều người cán bộ cũng có cơ duyên được đọc sách và nghe băng giảng của tôi, có nhiều người thích lắm. Bề ngoài họ làm ra vẻ muốn tịch thâu, làm khó làm dễ nhưng có khi họ làm lơ, để cho mình có thể in chui hay phát hành chui được.
(Còn 1 kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.