Hôm nay,  

Thông Tin Và Bình Luận

27/04/200300:00:00(Xem: 4563)
Trong Chiến tranh Iraq truyền thông Mỹ tỏ ra phân biệt hai vai trò: thông tin và bình luận. Chiến tranh Iraq là một cuộc chiến Quân đội bước một bước ngoặc lớn đến với truyền thông Mỹ và thế giới nói chung. Quân đội Mỹ đã tạo mọi dễ dàng cho hơn 1100 ký giả đi sâu đi sát với các đơn vị chiến đấu ở trận tiền. Truyền thông cũng đi một bước ngoặc lớn trong việc phân biệt vai trò thông tin và bình luận, khong ngần ngại chế tài đối với người vi pham lằn ranh này để tôn trọng quyền hiểu biết và nhận định riêng của quần chúng.
Thứ nhứt về thông tin, Peter Arnett, giải thưởng báo chí Pulitzer Mỹ, một cây cỗ thụ trong ngành truyền thông chiến tranh bị đài NBC cho nghỉ việc vì lý do lên đài truyền hình của Iraq phê bình về cái gọi là chiến lược, chiến thuật thất bại của Mỹ trong khi vai trò của ôÂng ta là làm nhiệm vu ïthông tin cho truyền hình NBC và tạp chí National Geographic. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, CNN là đài truyền hình Mỹ duy nhứt được ở lại Iraq và Peter Arnett nổi danh nhờ những tin tức từ Iraq.Trong Chiến tranh Iraq này, hầâu như các bản tin của CNN đều có cước chú, đường lối của CNN là không tường trình những tin có thể gây nguy hại cho người quân nhân trong cuộc hành quân. Còn đài NBC khi đã có ban phóng viên gài đặt vào theo liên quân, dĩ nhiên đã có lập trường rõ rệt. Arnett nơi đây đã làm lợi cho Saddam thấy rõ. Người thứ hai cũng bị chế tài đại loại như Peter Arnett là phóng viên Rivera, cũng vì đi quá đà.
Thứ đến, về bình luận. Nhiều tướng tá hồi hưu được truyền thông mời và mướn để phân tích và bình luận về chiến tranh Iraq. Những vị này đa số vì nóng vội và muốn khác người nên bị " hố" ngay trong tuần lễ thứ hai của chiến cuộc. Trong thời điểm này và trước một số thiệt hại nhân mạng nhỏ nhưng khó tránh của Liên Quân và sư kháng cự tập hậu của quân Iraq, những vị này lên tiếng phê bình, chỉ trích Toà Bạch Ốc và Ngũ giác đài về kế hoạch hành quân. Kế hoạch đã thiết lập với quan niệm sai và với những ước đoán trật. Không có cuộc nổi dậy của nhân dân; không có đầu hàng tập thể quân đội Iraq. Mỹ sẽ bị sa lầy vì du kích chiến, chiến tranh nhân dân như Chiến tranh VN. Bộ trưởng QP, Tướng Chủ tịch Ủy ban Tham Mưu Liên Quân, và Tư lịnh Chiến trường như bị những cưu quân nhân bình luận tung lưu đạn phê bình chỉ trích dưới chân đứng. Bộ Trưởng QP đánh giá sai nhu cầu quân số cho chiến trường, cấp số quân ít hơn yêu cầu của những người chỉ huy chiến trận để chiến thắng. Năm ngày "tạm ngưng hàng quân" trước đầu tháng Tư, là thời gian bao nhiêu dao to búa lớn tấn công Bộ QP và Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ. Hai người lãnh đạo cơ quan đầu não hành quân hết lời giải thích, nhưng ít bình luận gia cựu quân nhân nào đồng ý.

Nhưng đến ngày 3 tháng Tư, Liên Quân bắt đầu tiến quân, mọi phê bình chỉ trích rút vào thế thủ. Liên Quân tiêu diệt Vệ binh Cộng Hoà của Iraq từ phiá Nam và tiến đến cửa ngỏ thành Baghdad, kháng cự của địch chỉ lẻ tẻ. Kế hoạch hành quân một lần nữa tỏ ra có lý. Nhưng còn nhiều thắc mắc, câu hỏi về số phận của Hussein, bị chết hay chạy thoát. Nhưng có một chân lý không thể chối cãi được. Đó là chỉ trong vòng 2 tuần lễ, từ khi chiến tranh Iraq bắt đầu, chế độ độc tài Hussein, guồng máy kềm kẹp dân chúng của chế độ độc tài và hệ thống tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy của Quân đội Iraq về căn bản đã lũng đoạn và rệu rã. Liên Quân đã kiểm soát hầu hết các thành phố của Iraq, vào Baghdad bất cứ lúc nào và chỗ nào. Kế tiếp điều làm người ta ngạc nhiên nhứt về thành công của kế hoạch là, tổn thất của Liên Quân rất nhỏ. Nếu không tính quân nhân chết vì tai nạn và bắn lầm, chỉ có 70 người của Liên Quân thực sự tử trận tính đến hết ngày 4 tháng Tư. Sinh mạng nào cũng quí-- dù là của Liên Quân hay của Quân Iraq, của người lính chiến đấu hay của thường dân vô tội. Cái chết nào cũng là một cái tang cần được chia buồn. Nhưng số tử vong trong Chiến tranh Iraq vẫn là một con số rất nhỏ đáng ngạc nhiên so với cường độ hoả lực và quân số đôi bên tung vào chiến trận. Dĩ nhiên con số thương vong không bao giờ đầy đủ khi tiếng bom đạn chưa ngưng hẵn. Nhưng con số thương vong vẫn là một yếu tố để luận thành bại của cuộc một chiến dịch hành quân.
Trên phương diện kiểm soát an ninh lãnh thổ, hẵn Liên Quân còn cần giữ một số số trên bộ để tảo thanh, bình định, bão vệ an ninh trật tự, thực hiện công tác dân sự vụ giúp cho sinh hoạt vùng mới giải phóng. Nhưng vấn đề quân số tăng cường không còn là vấn đề đặt ra, bớt thì có như việc Thủy quân lục chiến ra khỏi Baghdad để bộ binh thay vào.
Thời gian đã chứng to ûnhững bình luận bi quan và bị ám ảnh về Chiến tranh VN đó đã bị những các quan niệm, chiến thuật, và vũ khí mới của cuộc chiến dịch hành quân Iraq Tự do vượt qua và bị quan niệm hành quân mới của những người đang xông pha chiến trận Iraq biến thành lỗi thời. Thay đổi là qui luật của sự sống. Kinh nghiệm là người cố vấn, chớ không phải cấp chỉ huy. Nhưng dù trong bất cứ trường hợp nào những bình luận của những tướng tá hồi hưu trên truyền thông cũng giúp cho truyền thông trám lấp được lổ trống của chương trình theo dõi chiến Tranh Iraq quá dài và quá nhiều. Sẽ tai hại nếu dưa vào những nhận định phiến diện và thiếu sự kiện ấy để điều chỉnh kế hoạch hành quân cho người lính chiến đang hành quân trên thực đia. Nhận định của cá nhân là một chuyện. Phê bình chỉ trích một cách công nhiên trên truyền thông đại chúng trước khi nắm đầy đủ dữ kiện, là một chuyện khác. Có thểå làm sút giảm tinh thần sĩ khí và quần chúng hậu phương. Đó mộtï xung đột của lương tâm của người có hai tư cách, quân nhân và bình luận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.