Hôm nay,  

Giới Thiệu Sách: Vietnam, The Necessary War (việt Nam, Cuộc Chiến Cần Thiết)

08/08/200200:00:00(Xem: 3858)
ĐVT
"Vietnam, the Necessary War: A Reinterpretation of America's Most Disastrous Military Conflict" là tựa đề của một quyển sách dài 289 trang của học giả Micheal Lind do nhà xuất bản Free Press phát hành vào tháng 10 năm 1999. Đây là một tác phẩm nghiên cứu chính trị rất công phu trong đó tác giả đã phân tích và trình bày ý kiến hổ trợ hay đả phá những quan điểm khác nhau từ cánh tả đến cánh hữu, và từ đó rút tỉa những bài học mà tác giả nghỉ là chính xác về sự tham chiến của Hoa Kỳ và hậu quả của Việt Nam vào cục diện của chiến tranh lạnh trong hậu bán thế kỷ 20.
Chương đầu của quyển sách tóm tắt lịch sử chiến tranh tại Đông Dương trong khoảng thời gian từ năm 1946 cho đến 1989, bắt đầu bằng việc Hoa Kỳ thay thế người Pháp can thiệp để chận đứng sự phát triển của phong trào cọng sản do Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam dưới sự yểm trợ của Stalin và Mao Trạch Đông; ø vùng Đông Nam Á trở thành một điểm tranh chấp nóng trong cuộc chiến tranh lạnh giũa hai khối Tự Do và Cọng Sản. Qua những bằng chứng cụ thể tác giả đã đánh tan một huyền thoại rất phổ thông trong giới trí thức cánh tả tại Tây Phương rằng Hồ Chí Minh là một người yêu nước hơn là một tín đồ giáo điều của cọng sản quốc tế, và đảng cọng sản Việt Nam khởi thuỷ mang tính chất dân tộc qua phong trào Việt Minh, mà trái lại họ Hồ và đảng Cọng Sản Việt Nam từ đầu đãù là một công cụ cho Liên Xô và Trung Cọng bành truớng ảnh hưởng. Trong ba mặt trận lớn của cuộc chiến tranh lạnh là Âu Châu, Triều Tiên và Đông Dương thì Đông Dương không phải là một vị trí chiến lược tối quan trọng nên một cuộc tranh chấp nơi đây ít có cơ hội leo thang thành chiến tranh toàn diện giữa Hoa Kỳ & Liên Xô & Trung Cọng, vì vậy hai bên đã chọn nơi đây làm mặt trận để thử nghiệm khả năng quân sự và ý chí chiến đấu của đối phương.
Tác giả đã dẫn chứng qua các lời phát biểu của chính giới HoaKỳ rằng sự hiện diện của người Mỹ chủ yếu do nhu cầu chiến lược trên bàn cờ quốc tế còn việc xây dụng nền dân chủ hay một xã hội công bằng tại Nam Việt Nam chỉ là một mục tiêu thứ yếu. Mặt trận Đông Dương tuy không là một địa phương sinh tử cho nền an ninh của Hoa Kỳ nhưng lại trở thành một thử thách cho sự quyết tâm để chận đứng chủ nghĩa cọng sản, ý chí chiến đấu này quan trọng không kém sứùc mạnh kinh tế và quân sự vì nếu muốn dẫn đầu thế giới tự do thì Hoa Kỳ phải chứng tỏ với các đồng minh và các nuớc phi liên kết rằng họ có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ không bỏ rơi trong bất kỳ một trạng huống nào. Trong thời gian chiến tranh các nhà lãnh đạo Mỹ đã giải thích lý do tham chiến của quân đội Mỹ bằng chủ thuyết Domino theo đó sự sụp đổ của miền Nam sẽ là bước đầu cho cọng sản lan tràn sang Mã Lai, Thái Lan, Singapore, Nam Duơng, Phi Luật Tân và đe doạ cả Úc và Tân Tây Lan, điều này đã không xảy ra do đó nhiều nhà phân tích chính trị đã cho rằng sự can thiệp của Mỹ là một sai lầm vì không cần thiết; tác giả đã lập luận nguợc lại rằng thuyết Domino là đúng và đã diễn tiến trên một bình diện quốc tế vì từ sau năm 1975 phong trào cọng sản đã bộc phát dữ dội và chiếm chính quyền tại nhiều nưóc Phi Châu (Angola, Mozambique, Ethiopia và Guinea-Bisseau), Á Châu (A Phú Hản) và Nam Mỹ (Nicaragua), lý do vì các đồng minh của Mỹ mất tinh thần và không còn tin vào lời hứa trong lúc các phong trào cọng sản do Liên Xô yểm trợ thì lại ở thế thừa thắng xông lên.
Chiến tranh lạnh không xảy ra bằng vũ khí nguyên tử hay giũa các quân đội chính quy của các siêu cường quốc mà bằng sự tranh đua về ý thức hệ, kinh tế, chính trị, thông tin, tuyên truyền và Việt Nam trở thành một mặt trận để hai bên thử thách sự bền bỉ và tinh thần chiến đấu của đối phương. Bên cạnh các chiến lược quốc tế Hoa Kỳ còn phải đối phó với hai vấn đề lớùn: thứ nhất là nhu cầu tự giới hạn để chiến tranh không leo thang trở thành một cuộc tranh chấp trục tiếp với Trung Cọng tương tự như trường hợp tại bán đảo Triều Tiên, và thứù nhì là vận động quần chúng để nhân dân Hoa Kỳ ủng hộ cho cuộc chiến. Tác giả đã nêu lên một số sự kiện cho thấy Mao Trạch Đông đã có lời hứa để đem Hồng Quân tham chiến trong trường hợp Bắc Việt bị tấn công - tuy nhiên theo ý kiến của người viết bài này thì các dẫn chứng rất ít ỏi, và trong thực tế Trung Cọng có sẽ đem quân sang hay không trong trường hợp Hoa Kỳ quyết tâm tấn công thì đây là một vấn đề giả thuyết về quá khứ mà không ai có thể đoan chắc được - nhưng chính quyền Johnson đã quyết định tiến hành một cuộc chiến giới hạn là dựa trên sự phân tích đó. Một trong những bài học từ Việt Nam của cánh hữu và quân đội Hoa Kỳ là lên án quyết định của tổng thống Johnson đã tham chiến mà không tận dụng sức mạnh quân sự để kết liểu chiến tranh nhanh chóng, nhưng tác giả Micheal Lind đã bác bỏ lập luận này vì tấn công toàn diện thì nguy cơ trực tiếp đương đầu với Trung Cọng dẫn đến một cuộc chiến toàn diện và nguyên tử rất có thể xảy ra nên chính quyền Johnson đã không chọn một đường lối chính trị thấu cấy (brinkmanship) như vậy; hơn nữa theo tác giả thì việc Johnson trong chiến dịch Rolling Thunder ném bom Bắc Việt đã đặt ra một số mục tiêu bất khả xâm phạm như các đê điều, các phi trường quân sự, hải cảng và các cơ sở phòng không vì sợ sẽ sát hại các chuyên viên Nga và Tàu đang cố vấn về quân sự cho Hà Nội, nhưng những giới hạn này cũng không ảnh hưởng đến cuộc chiến bao nhiêu - một lần nữa theo nhận xét của người viết bài này thì những lập luận của tác giả về quân sự không sắc bén bằng những phân tích chính trị.

Từ những sự kiện trên nên tác giả đã nhận định rằng trên bình diện chính trị các quyết định của hai chính quyền Kennedy và Johnson để tham chiến vào Việt Nam trong một cuộc chiến tranh giới hạn là đúng và cần thiết; khuyết điểm của Hoa Kỳ dẫn đến sự thất bại sau này là về mặt quân sự phần lớn là do lổi của vị tướng chỉ huy Westmoreland đã tiến hành một cuộc chiến quy ước (conventional war) trong một mặt trận du kích, và do sự đánh giá thấp về quyết tâm của Hà Nội đã hy sinh hàng triệu sinh mạng để đạt đến chiến thắng, vì thế cuộc chiến kéo dài, số thương vong của binh sỉ Mỹ lên cao. Tác giả đã đưa ra một nhận xét rất sắc bén là khi số binh sĩ thiệt mạng lên đến khoảng 50 ngàn thì phong trào phản chiến bộc phát dữ dội trong cả hai trường hợp của Hoa Kỳ (chiến tranh Việt Nam) và Liên Xô (A Phú Hản) . Chương 4 là một bài học lịch sử về Hoa Kỳ từ thời lập quốc đã có nhiều khuynh hướng trái ngược là bồ câu (miền Đông Bắc, các sắc tộc gốc Do Thái và da đen) và diều hâu (phía Nam, người da trắng), cô lập (isolationist) và quốc tế (interventionist), đã tranh chấp và sâu xé xã hội Hoa Kỳ, đây cũng là lý do khiến một chính quyền sắt máu như Hà Nội lại được thành phần trí thức cấp tiến (liberal - vốn tôn trọng một xả hội bình đẳng) tôn sùng như một chế độ gương mẫu trong thế giới thứ ba.
Hoa Kỳ đã phải rút lui khỏi Việt Nam vì mất hậu thuẩn của quần chúng và vì vụ Watergate làm suy yếu ngành Hành Pháp nên những lời cam kết của một vị tổng thống Mỷ không còn giá trị nửa. Tác giả đã nhận xét rằng miền Nam bị thua không phải vì thiếu khả năng chiến đấu, cũng không phải do sự nổi dậy của quần chúng, mà do quân đội chính quy của Bắc Việt được Liên Xô và Trung Cọng viện trợ ào ạt trong lúc bị đồng minh chính yếu là Hoa Kỳ bỏ rơi. Rút lui khỏi miền Nam là bước bắt đầu cho sự suy thoái toàn cầu của Hoa Kỳ và sự phát triển nhanh chóng của các phong trào cọng sản tại Á, Phi và Nam Mỹ trong thập niên 70 & 80 mãi cho đến khi khối Xô Viết bị sa lầy về kinh tế tại nước Nga và Đông Âu và về quân sự tại A Phú Hản dẫn đến sự chấm dứt của chiến tranh lạnh trong những năm 90.
Người viết bài này tìm đọc quyển VietNam: the Necessary War vì nhận thấy có một nhu cầu cho những sinh viên học sinh gốc Việt và trưởng thành tại Hoa Kỳ khi tìm hiểu về lịch sử cận đại của đất nước thì có những tài liệu trung thực và giá trị để tham khảo, sách phải được viết bằng tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ thông dụng hàng ngày của các em. Khi chúng tôi bắt đầu tìm tòi thì thấy có rất nhiều sách hay do người Việt viết nhưng lại bằng tiếng Việt, gần đây có một số hồi ký giá trị viết bằng tiếng Anh nhưng nội dung chỉ kể lại các kinh nghiệm và cái nhìn cá nhân của tác giả trong thời gian chiến tranh mà chưa được đúc kết lại thành một quyển sử. Về phần các tác giả Hoa Kỳ thì có rất nhiều tài liệu viết về chiến tranh Việt Nam nhưng một số lớn nhất là các tác phẩm của các ký giả, giới trí thức và các giáo sư đại học thì lại thiên lệch về phía Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hoặc chỉ đề cập đến khía cạnh của Hoa Kỳ mà thiếu sót về những hy sinh của miền Nam nên đã không phản ảnh bài học lịch sử trung thực và toàn diện. Quyển sửû được nhiều người biết đến nhất là Vietnam: A History của Stanley Karnow đã bị cọng đồng ngưòi Việt tại hải ngoại phản đối khi phát hành lần đầu trong thập niên 80 nhưng hiện vẫn thông dụng và được hầu hết các trường Đại Học Mỹ chọn làm tài liệu giảng huấn.
Như phần đầu bài viết đã đề cập đến thì quyễn Vietnam: The Necessary War của Michael Lind là một tác phẩm nghiên cứu chính trị chớ không phải là một quyển sách lịch sủ. Ưu điểm của nó là trình bày và phê bình một cách đúng đắn mọi quan điểm từ cánh tả đến cánh hũu đểù ngưòi đọc có thể đối chiếu với các tác phẩm khác và tù đó rút tỉa những kết luận không thiên lệch. Tuy nhiên quyển sách đòi hỏi một vốn liếng khá nhiều về lịch sử của chiến tranh lạnh và của các phe phái chính trị Hoa Kỳ nên có thể không thích hợp cho những sinh viên học sinh còn trẻ nhất là nhũng người không theo học các ngành nhân văn. Mặt khác đối với các học sinh ưu tú thì tại Mỹ trong khoảng thời gian từ 16 cho đến 22 là giai đoạn mà các em làm quen với những tư tưởng lớn của nhân loại từ triết học, tôn giáo như Socrate, Descartes cho đến khoa học, nghệ thuật như Einstein, Picasso .. thì một quyển sách lý luận chặt chẽ như tác phẩm Vietnam: The Necessary War có thể sẽ khơi dậy sự tò mò để các em tìm hiểu sâu xa về chiến tranh Việt Nam. Một thực tế là lớn lên tại Mỹ thì nguồn tài liệu sống về chiến tranh là gia đình và cọng đồng, nhưng số ngưòi này ngày càng lớn tuổi và mất mát dần, nếu không giỏi tiếng Việt mà muốn tham khảo thêm thì bắt buộc phải dùng sách vở của Mỹ tuy rất nhiều nhưng đầy những khuynh huớng trái nghịch mà lại không phản ảnh được cái nhìn của miền Nam nên đây là một vấn đề phúc tạp mà thế hệ thứ nhì sẻ phải đuơng đầu.
Tác phẩm Vietnam: The Necessary War trình bày chiến tranh Đông Dương trong bối cảnh chiến tranh lạnh nên bức tranh rất bao quát, nhưng có những đoạn trục tiếp liên hệ đến Việt Nam thích hợp cho những ai muốn giới hạn sự tìm hiểu của mình: chương 1 tóm tắt giai đoạn từ 1946-1975; chương 5 đã phá các huyền thoại về chiến tranh do hai cánh tả và hũu dựng nên; và chương 7 là phần luận bàn rằng cuộc chiến tại Việt Nam là có chính nghĩa cho cả Hoa Kỳ và cho miền Nam ngăn chận nền độc tài và sự bành trướng của chủ nghĩa cọng sản từ phương Bắc.
Để kết luận thì ngưòi viết xin giới thiệu đây là một tác phẩm giá trị cho những nhà nghiên cứu và có phần hơi dè dặt nếu đối tượng là sinh viên học sinh. Chúng tôi mong mỏi được quý vị thông báo trên bài vở, báo chí nhũng quyển sách viết bằng tiếng Anh thích hợp để cho vào một tủ tài liệu đứng đắn cho thế hệ sau này tham khảo nhằm hướng dẫn các em không phạm phải các nhin sai lệch về quá khứù mà chính cha ông các em đã phải đau khổ đánh đổ bằng máu và nước mắt cho hai chữ tự do và cho tưong lai của chính các em.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.