Hôm nay,  

Báo Mỹ Lại Viết Về Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

06/01/200200:00:00(Xem: 3624)
NEW YORK (New York Times) - Theo tư vấn của một chiêm tinh gia, ông Nguyễn Văn Thiệu đã thay đổi sinh nhật từ ngày sinh tháng 11/1924 sang một ngày có may mắn hơn, 5/4/1923.

Khi ông từ nhiệm chức vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà - đất nước mà ông đã trị vì gần 10 năm, cho đến ngày chấm dứt chiến cuộc Việt Nam vào ngày 30/4/1975 - nước mắt lưng tròng trên màn ảnh truyền hình, ông nói: "Hơn 10 năm qua, mọi năm, mọi tháng, mọi ngày và mọi giờ trong cuộc sống của tôi quả thật không tốt, đúng như tử vi tiên đoán. Về số mạng của mình, tôi không thể vui hưởng hạnh phúc."

Ông Thiệu đổ lỗi cho người Mỹ về việc thất trận. Henry Kissinger đã chơi nước đôi với ông tại bàn hoà đàm Paris. Người Mỹ đã " đưa nhân dân miền Nam vào chổ chết," và rồi họ " bỏ chạy xa." Trước vài ngày quân Cộng Sản tiến vào văn phòng cũ của ông tại dinh Tổng Thống, Thiệu bay lưu vong sang Đài Loan trên chuyến bay vận tải của CIA. Sau đó ông di chuyển đến Luân Đôn, ngoại ô của Wimbledon, và vào đầu năm 1990 ông sang Mỹ, đoàn tụ với 3 người con, ban đầu là Boston, ngoại ô Newton và về tại Foxboro, Mass.

Tại chổ ở đó, ông bị đột quỵ trên đường ra vào. Sau hai ngày hôn mê, ông mất tại bệnh viện Boston vào ngày 29/9. Ông sống một đời lưu vong cô đơn, im lặng.

Một người láng giềng mô tả, ông Thiệu đi lên đi xuống con đường như "một ông vua", với hai tay chắp sau lưng cùng với chú chó, Buddy, cạ bên chân. "Những người nhận ra ông trên đường phố Boston nói họ tưởng đã gặp một bóng ma," được viết trong một tường trình năm 1992. Ông đánh goft trong vườn nhà, trượt tuyết trên đỉnh Vermont và tập thể dục mỗi ngày, di dưỡng tinh thần để trường hợp đất nước cần đến sự phục vụ của ông một lần nữa. Điều ấy chẳng bao giờ xảy ra. Ông là một nhân vật bị thoả hiệp, bị làm hư hỏng bởi sự thua trận và bôi nhọ.

Chiếc phi cơ có màu đen kịt đưa ông ra khỏi Việt Nam có tin đồn là chở đầy vàng. Đó là điều không hề có, bởi chính phủ của ông sụp đổ trước khi ông kịp bốc dở số vàng thỏi từ Ngân Hàng Trung Uơng Việt Nam.

Sinh ra trong một gia đình nông ngư dân tại Phan Rang, duyên hải Việt Nam, ông Thiệu chiến đấu cho Việt Minh chống lại Pháp nhưng sớm quay sang với người Pháp. Ông cũng cải đạo từ Phật Giáo sang Thiên Chúa Giáo, theo đức tin của vợ, con gái một thầy thuốc giàu có, và theo người bảo trợ, vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam, Ngô Đình Diệm.

Thiệu là một trong những người trẻ cấp tiến, có trách nhiệm trong vụ ám sát Tổng Thống Diệm năm 1963. Thiệu xuất hiện năm 1965 như người đứng đầu hội đồng quân lực nắm chính quyền, và sau vài cuộc bầu cử, trở thành Tổng Thống miền nam Việt Nam. Ông trị vì nền Cộng Hoà trong thời kỳ đẫm máu - từ lúc Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển của vịnh Đà Nẵng năm 1965 cho đến thời kỳ triệt thoái các lực lượng đánh bộ Hoa Kỳ năm 1973 - và chứng tỏ mình là một nhà chiến lược tài giỏi, không chỉ trên trận địa, nhưng trên một vị trí sống còn đầy hận thù và âm mưu.

Vị Tổng Thống lưu vong im lặng mại cho đến đầu năm 1990 khi ông cho phỏng vấn, chỉ trích Hoa Kỳ một lần nữa, lần nầy thực hiện các bước thận trọng nhằm tiến tới bình thường hoá quan hệ sau chiến tranh Việt Nam. Ông bị truy vấn trong diễn văn tại Wesminster, Calif., nơi mà các biểu ngữ có những dòng chữ, " Thieu = Noriega" (đề cập đến một vị tướng khác, Manuel Noriega, chấm dứt sự cai trị chuyên quyền không mất tốt đẹp). Tiếp theo diễn văn tại Westminster, không ai nghe thấy gì từ ông nữa, cho đến lúc 500 người thương tiếc nhóm họp tại nhà thờ Boston dự tang lễ của ông.

Linh cữu của ông được đắp lên bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hoà.

Ông Thiệu đã trị vì đất nước đó theo một nửa những gì tiền định, nhưng nay cả hai, ông và quốc gia đáng lý ra của ông đều đã qua đi, và không kể đến sự bất hạnh thế nào về cái nghiệp của họ, người Việt Nam chẳng bao giờ nói xấu những người chết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.