Hôm nay,  

Chuyện Cộng Đồng: Vài Điểm Cần Bàn Về Hai Bài Viết Của Ông Hoàng Nguyên

12/08/200200:00:00(Xem: 3884)
Tuần trước, tôi đã trả lời 6 câu hỏi của ông Nguyễn Văn Hoàng. Trong số báo tuần này, tôi sẽ trình bầy ngắn gọn một số suy nghĩ của tôi. Quả thực, qua 2 bài viết, ông Hoàng đã đặt ra cho người đọc nhiều vấn đề cần phải suy tư, trong đó có 3 vấn đề chính: Một, tình cảm yêu ghét của một trí thức trẻ VN, và trách nhiệm của thế hệ cha anh. Hai, sự hiện hữu của 2 hội CQN tại QLD. Ba, việc treo và hạ quốc kỳ tại VPCĐ. Đọc bài viết của ông Hoàng, tôi nghĩ rằng, ông Hoàng đã đưa ra vấn đề 1 và 2 không phải là nhằm đánh lạc hướng người đọc như một số người quan niệm, mà thực sự đó là những suy tư chân thành của ông. Vì vậy, tôi thấy có bổn phận chia xẻ những suy nghĩ của mình với ông, cũng như với qúy độc giả đã đọc bài viết của ông.

TÌNH CẢM YÊU GHÉT CỦA MỘT TRÍ THỨC TRẺ VN

Trong bài viết thứ nhất, "Giới CQN và đại cuộc QLD", ông Hoàng viết: “...tôi thiết nghĩ, quý thúc bá trong hội CQN không thù ghét người Pháp như thế hệ ông cố ông sơ của chúng ta thù người Pháp, bởi vì chúng ta không sống qua thời Pháp thuộc. Thế hệ sau này cũng sẽ có những suy nghĩ khác với chú bác, cũng như chú bác đã suy nghĩ khác với tổ tông, bởi vì thế hệ sau này không trưởng thành trong máu lửa VN. Cái quan niệm của những người trẻ hơn các chú bác, như tôi chẳng hạn, là chúng tôi tranh thủ cho hạnh phúc của người VN trong và ngoài nước. Bất cứ thế lực nào gây bất hạnh cho con người VN, chúng tôi chống đối, bất cứ thế lực nào đem lại hạnh phúc cho người VN, chúng tôi ủng hộ, bởi hạnh phúc là đích cuối cùng của con người. Tôi không ghét người CS, bởi tôi hiểu rằng nếu tôi sanh ở miền Bắc, nhằm ngôi sao của Phan văn Khải, Đỗ Mười, ngồi trong Bắc Bộ Phủ, thì tôi cũng không suy nghĩ như tôi suy nghĩ bây giờ, lại càng không suy nghĩ như những chú bác CQN. Nhưng thưa quý chú bác, tuy tôi không ghét người CS, tôi vẫn chống việc làm của họ, vì họ đem lại bất hạnh cho dân tộc, cho con người.”
Đọc đoạn thư trên, tôi đã ưu tư rất nhiều. Tại sao một trí thức trẻ VN đa tài như ông Hoàng, có khả năng, có thiện chí, luôn luôn ấp ủ nhiều hoài bão cao đẹp, lại có thể có quan niệm không ghét CS" Nhất là thời đại hôm nay không phải là những năm ở đầu thập niên 1960, khi chủ nghĩa cộng sản với những bàn tay đầy máu còn khôn ngoan đội lốt “chiến tranh giải phóng dân tộc”, và tội ác đầy rẫy của CSVN còn đang chìm đắm trong bóng tối Miền Bắc. Ngày nay, thế hệ trẻ VN, trong đó có ông Hoàng, đã có cả một bề dầy gần nửa thế kỷ với không biết bao nhiêu là tội ác của CSVN qua giấy trắng mực đen, qua hình ảnh hàng ngàn vạn nấm mộ, qua lời kể đầy nước mắt và tiếng nấc nghẹn của hàng trăm ngàn nhân chứng trong đó có người Việt tỵ nạn CS. Ngày nay, ngay cả những người cộng sản có cả nửa thế kỷ tuổi đảng cũng còn quay ra thù ghét cộng sản, thì tại sao ông Hoàng lại không"
Ghét và yêu là hai trạng thái song song ắt phải có của mỗi người. Nếu cộng sản đã tàn sát, đầy ải ông bà cha mẹ, vợ con bằng hữu... là những người mình yêu thương tha thiết, thì tại sao mình lại không thể không thù ghét cộng sản" Nếu ông Hoàng đã có lòng muốn đem lại hạnh phúc cho dân tộc và con người VN thì ông không thể không thù ghét CS, vì lịch sử VN cũng như thế giới trong suốt thời gian qua đã chứng minh, CS là tai ương là hiểm họa của nhân loại, trong đó có dân tộc VN.
Biện minh cho thái độ không thù ghét CS, ông Hoàng đưa ra 2 điểm. Một, hoàn cảnh sống, nếu ông sinh ra ở Miền Bắc "nhằm ngôi sao của Phan văn Khải, Đỗ Mười, ngồi trong Bắc Bộ Phủ" thì ông sẽ suy nghĩ khác. Hai, thời gian sống, nếu ông không trưởng thành trong máu lửa của cuộc chiến tranh VN, không mắt thấy tai nghe những tội ác CS thì ông không thể thù cộng sản. Khi đưa ra 2 điểm nay, ông Hoàng đã quên mất những yếu tố quan trọng góp phần vào việc hình thành tư tưởng, tình cảm và lập trường của một con người: Giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội; cùng ý chí tìm đến sự thực và thiên hướng thiện lương của con người.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhào nặn con người. Một người con được giáo dục đến nơi đến chốn, sẽ sẵn sàng hy sinh mạng sống để trả thù cho người cha. Một người học trò được dậy dỗ tử tế, sẽ chấp nhận mọi nguy hiểm để trả thù cho thầy. Một thành viên trong xã hội được bà con lối xóm, mọi người cùng có trách nhiệm giáo dục, thành viên đó sẽ sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách để tầm thù những kẻ đã tàn sát, đầy đọa dân làng trong quá khứ.
Bên cạnh đó, ý chí cùng thiên hướng thiện lương của con người bao giờ cũng giúp con người tìm đến chân lý, sự thật và lòng bác ái. Lịch sử nhân loại đã cho thấy, có nhiều hoàng tử thấy vua cha tàn nhẫn, vô nhân, đã quay lại chống vua cha. Nhiều người sinh ra trong tăm tối nghèo nàn, nhưng nhờ ý chí và lòng ham hiểu biết, quyết tìm đến chân thiện mỹ, đã trở thành những danh nhân của nhân loại. Bằng chứng mới nhất là hai người da đỏ tử vì đạo vừa được Đức Giáo Hoàng phong Thánh vào tuần qua. Trong buổi lễ, Đức Giáo Hoàng tuyên bố, “Hai vị được phong Thánh là bằng chứng cho thấy, một người có thể tìm thấy Thượng Đế mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của chính mình” (One can reach God without renouncing one's own culture). Qua việc hai vị được phong Thánh, ta không thể không tự hỏi, nếu hoàn cảnh sống là quan trọng như ông Hoàng đã viết, tại sao, có một số vị chủ chăn có bằng cấp, khoa bảng, sống trong môi trường đầy đủ về vật chất và thánh thiện về tinh thần tại Mỹ, lại có thể để bị cám dỗ, phạm phải tội lỗi, trong khi có những người da đỏ sống trong nghèo khổ, túng thiếu và ít học, lại chấp nhận tử vì đạo"
Thực tế lịch sử VN trong thời gian qua cho thấy có rất nhiều người sinh ra ở Miền Bắc, bị nền giáo dục của cộng sản nhồi nhét, đã phải mất cả đời người mới tìm đến được sự thực. Nhiều người khác, bị guồng máy tuyên truyền của CS quay tròn, cho đến khi bừng tỉnh thì cũng là lúc gần đất xa trời, thân tàn ma dại. Nhiều người cho đến khi giã biệt trần thế, vẫn còn chìm đắm trong sự cuồng tín, dại dột tin tưởng “chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc”.
Sinh ra và lớn lên trong chế độ CS, con đường tìm đến chân thiện mỹ vô cùng gian nan, vất vả và nguy hiểm cho mình và cho cả người thân. Trên chặng đường tìm đến sự thật đó, có nhiều lúc, người thanh niên miền Bắc cứ ngỡ là đã tìm được chân lý mà sự thực thì không phải dễ dàng như vậy. Thử hỏi, một cậu bé sinh ra trên đất Bắc, mới trên dưới 10 tuổi đầu, đau lòng chứng kiến cảnh máy bay Mỹ ném bom xuống Miền Bắc, làm sao cậu bé đó có thể thoát khỏi guồng máy tuyên truyền của CS, để hiểu được chính cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam do CSBV chủ xướng đã khiến những trái bom Mỹ rơi xuống Miền Bắc" Làm sao cậu bé đó hiểu được lý do khiến những thanh niên hiền lành trên đất Bắc có thể trở thành những người bộ đội tàn nhẫn tàn sát hàng chục ngàn phụ nữ, trẻ em ở Miền Nam"
Trong khi những người sinh ra ở Miền Bắc gặp phải nỗi bất hạnh lớn nhất của một đời người là sinh ra trong chế độ CS, dễ dàng trở thành công cụ cho qủy, thì trái lại, ông Hoàng là người có nhiều may mắn, mà may mắn lớn nhất, ông không phải sinh ra ở Miền Bắc, mà sinh ra ở Miền Nam. May mắn thứ hai, ông được học hành thành tài để có đủ khả năng tìm hiểu về bộ mặt thật của CS. May mắn thứ ba, ông được sống trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, có cơ hội tiếp xúc, lắng nghe những kinh nghiệm và bài học đầy máu và nước mắt về cộng sản. Nhưng mặc dù có được nhiều may mắn như vậy, ông Hoàng vẫn không nhận ra được bộ mặt thật của CS. Ông vẫn chỉ coi CS như là một lớp người lãnh đạo đất nước, còn ông là lớp người đối lập, có đấu tranh chống lại việc làm của họ, nhưng không ghét họ.
Từ những phân tích trên, tôi không thể không lo ngại, nếu thế hệ những người có nhiệt huyết, có hiểu biết và có nhiều may mắn như ông Hoàng, lại thường xuyên sinh hoạt với cộng đồng người Việt tỵ nạn CS mà hiểu về CS một cách hời hợt như vậy, thử hỏi, cộng đồng người Việt tỵ nạn CS và tương lai tự do dân chủ của Việt Nam sẽ đi về đâu" Và thế hệ cha anh là những người Việt tỵ nạn CS, có kinh nghiệm, có hiểu biết, có lập trường minh bạch và dứt khoát về CS, phải có trách nhiệm gì đối với thế hệ trẻ" Đây là vấn đề vô cùng phức tạp và tế nhị, đòi hỏi tâm huyết của tất cả mọi người trong nhiều năm tháng, nên tôi xin tạm dừng để sang vấn đề 2.

SỰ HIỆN HỮU CỦA 2 HỘI CỰU QUÂN NHÂN TẠI QLD

Trên phương diện luật pháp, sự hiện hữu của 2 hội CQN không có gì sai. Trên phương diện tinh thần, tình cảm và sức mạnh của cộng đồng, nếu hai hội thống nhất làm một là điều rất nên. Tuy nhiên, việc thống nhất là việc của nội bộ 2 hội. Các cơ quan ngôn luận, các hội đoàn, đoàn thể hoặc qúy thân hào, nhân sĩ bên ngoài 2 hội có thể đóng góp ý kiến, nguyện vọng để 2 hội thống nhất. Đó là điều nên. Nhưng tuyệt nhiên, không nên lợi dụng mục tiêu thống nhất để nhúng vô nội bộ của 2 hội, hoặc cố tình thao túng, tạo mâu thuẫn giữa hai hội. Chính SGT trước đây cũng đã tạo diễn đàn với hy vọng, hai hội sẽ có dịp ngồi lại thống nhất. Nhưng sau thấy vấn đề vượt ngoài khả năng, và e ngại có người lợi dụng diễn đàn tạo thêm chia rẽ, nên chúng tôi đã ngưng không đăng tải mọi đóng góp của qúy độc giả.
Trong suốt thời gian 2 Hội CQN hiện hữu tại QLD, tuy có dị biệt nhưng nhìn chung, tôi thấy cả 2 hội đều có những đóng góp cho cộng đồng tại QLD, và nhất là về lập trường chống cộng, bảo vệ chính nghĩa của người Việt tỵ nạn CS, cả hai hội đều minh bạch, trước sau như một.


Tôi không đồng ý khi ông Hoàng cho rằng sự hiện hữu của 2 Hội CQN tại QLD là chứng tỏ không đoàn kết. Nếu ông Hoàng không cẩn thận, tôi e ông đã vô tình thổi phồng sự hiện hữu của 2 hội trong chiều hướng bất lợi cho sự đoàn kết của cộng đồng người Việt tại QLD. Làm lớn chuyện hiện hữu 2 hội là không cần thiết. Ông Hoàng phải đồng ý, cả 2 Hội đều có hội viên và cả 2 Hội đều tồn tại suốt bao nhiêu năm nay, thì chắc chắn qúy vị hội viên phải có sự tin tưởng và tâm huyết dành cho hội của mình. Tôi cũng không đồng ý khi ông Hoàng đưa ra câu hỏi, "Các vị CQN ở Qld không đoàn kết được mà đi hô hào phục quốc, những người từng cầm súng chung một chiến tuyến không nói chuyện với nhau được, mà đi dạy dỗ thế hệ đàn em được sao"" Câu hỏi này của ông Hoàng rất dễ tạo cho người đọc có một sự suy diễn nguy hiểm: Hễ bị người khác ngộ nhận cho là không "đoàn kết" thì không thể phục quốc, không thể chống cộng được sao! Câu hỏi của ông Hoàng cũng dễ khiến cho người đọc có thái độ buông xuôi, một khi có những bất đồng với người này, người khác trong CĐ hoặc bị một ai đó chụp cho cái mũ "mất đoàn kết".
Tôi cũng không đồng ý khi ông Hoàng viết: "Cổ nhân có câu 'tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ'. Đại gia đình CQN đã tề xong chưa" Nếu chưa, tại sao lại bỏ quá nhiều công sức vào những việc không phải là ngành chuyên môn của những tay súng, như là lãnh đạo Cộng Đồng""
Theo tôi nghĩ, quan niệm "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" chỉ có giá trị giúp mọi người vươn lên làm điều tốt trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Còn nếu phải coi đó như là điều kiện tất yếu theo trình tự "có A mới có B, có B mới có C" thì rất nguy hiểm, vì hiếm có người nào tự coi mình là hoàn hảo trong việc "tu thân, tề gia". Như vậy, nếu coi quan niệm trên là khuôn vàng thước ngọc thì ta rất dễ dẫn đến trạng thái mặc cảm, trốn tránh việc chung của cộng đồng, cũng như việc chống cộng. Còn quan niệm cho rằng "lãnh đạo cộng đồng" không phải là ngành "chuyên môn của những tay súng" thì tôi nghĩ rằng, qúy vị khoa bảng, bác sĩ kỹ sư, cũng đâu có phải là những người học về ngành chuyên môn "lãnh đạo cộng đồng". Trên phương diện nào đó, giới cựu quân nhân, nhất là giới sĩ quan, ít ra còn có khả năng lãnh đạo hơn một ông bác sĩ, một vị kỹ sư vì họ đã từng lãnh đạo từ vài chục cho đến vài ngàn người. Đồng ý, trong môi trường ở Úc, những vị khoa bảng là người hiểu biết, lại có khả năng tiếng Anh, thì có điều kiện lãnh đạo cộng đồng dễ thành công hơn trong vấn đề đối ngoại. Nhưng ngoài tiếng Anh, còn có nhiều yếu tố quan trọng khác mà người lãnh đạo cần phải có, phải học hỏi.
Đọc bài viết thứ nhất của ông Hoàng, tôi cũng không đồng ý khi ông mô tả cả 2 hội CQN qua cái nhìn thuần túy tiêu cực, mà quên mất những đóng góp tích cực của 2 hội. Nếu ông Hoàng có thì giờ, xin ông ngồi xuống một cách thanh thản, để tâm hồn thật lắng, rồi đọc lại bài viết của ông, ông sẽ thấy suốt cả 2 trang giấy ông đã để sự tức bực, thiếu công tâm khi mô tả những người cựu QN tại QLD. Nhất là dòng chữ cuối cùng “Ngây ngô thay! Nực cười thay! Đau buồn thay! Tủi hổ thay!”, theo tôi là một sự xúc phạm, buông tuồng chữ nghĩa, không thể chấp nhận được khi dùng với một người, nói chi đến cả một tập thể.

VIỆC TREO VÀ HẠ QUỐC KỲ TẠI VĂN PHÒNG CĐQLD

Trong bài viết thứ nhất, ông Hoàng viết: "Trong khi ông Hữu Nguyên phân tích những điểm đáng phê bình của ông Trần Hưng Việt, thì 18 hội đoàn và cá nhân ở QLd có mặt tại phòng họp, đã tiếp xúc qua với ông Huỳnh văn Lím và Bùi văn An, lại ra thông cáo ủng hộ ông Trần Hưng Việt và BCH của ông ta. Như vậy, dường như có một nghịch lý trong nhận định của hai bên, ông Hữu Nguyên và 18 hội đoàn tại Qld"" Sau đó ông Hoàng giải thích: "Nhận xét của hai bên khác nhau vì sự hiểu biết của hai bên về sự kiện treo cờ tại Qld có khác nhau. Các hội đoàn thường xuyên sinh hoạt ở Qld biết ông Trần Hưng Việt 10 năm, hiểu rõ BCH mà ông Việt đứng đầu trong 3 năm qua, đã kinh nghiệm qua thái độ và cung cách cư xử của đại diện hai hội CQN ở Brisbane, và cũng có thể biết rất rõ về tính tình của ông Huỳnh văn Lím."
Tôi không đồng ý với cách giải thích của ông Hoàng. Theo tôi có mấy nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa tôi và 18 Hội đoàn tại QLD. Một, tôi nhìn nhận và đánh giá việc làm của Việt trên cương vị ông là Chủ tịch BCH cộng đồng NVTD/QLD. Trong cương vị đó, ông Việt phải hành xử theo tiêu chuẩn đạo đức, trách nhiệm cao hơn nhiều so với ông Lím. Tôi có quyền đòi hỏi ông Việt phải hành xử như vậy. Chắc qúy vị còn nhớ, cũng cùng quan niệm này nên khi một sinh viên đại học Nhật có hành động khủng bố, cả giáo sư, viện trưởng đại học, bộ trưởng giáo dục Nhật đều từ chức.
Hai, tôi nhìn nhận và đánh giá ông Việt thuần túy vào việc làm của ông. Chuyện công lao của ông Việt, hay lỗi lầm của ông Lím chỉ có giá trị phần nào trong việc nhận xét sự việc, tuyệt nhiên không thể vì vậy mà làm đảo lộn tất cả mọi lẽ đúng sai. Công thì thưởng, tội thì phạt. Một tội trạng dù có nặng mấy cũng không thể bị xét xử hai lần. Công lao dù có lớn mấy cũng không thể làm đảo lộn được công lý. Cũng vì nguyên tắc này nên tại tòa, khi tuyển bồi thẩm viên, bao giờ cũng phải bảo đảm, bồi thẩm viên không hề quen biết hai bên tụng phương. Có vậy mới bảo đảm không nghiêng lệch cán cân công lý.
Ba, trong mối quan hệ hoàn toàn khách quan với ông Việt, tôi đã nhận xét việc làm của ông Việt thuần túy chỉ dựa vào những tài liệu do ông Việt cung cấp. Mặc dù dựa vào bằng chứng và lý lẽ của hai bên sẽ mang lại sự công bằng, nhưng trong trường hợp này, chỉ căn cứ vào bằng chứng và lý lẽ của ông Việt đã đủ cho tôi đi đến kết luận, thì tôi thấy quá đủ để đi đến những nhận xét công bằng cho ông Việt. Nhất là khi những bằng chứng đó đã được ông Việt chuẩn bị kỹ lưỡng và viết xuống trên giấy trắng mực đen, thì đâu có thể phản bội ông Việt ngoại trừ việc làm của ông là bất chính và ông cung cấp những tài liệu là nhằm để bao che cho ông, nên chúng đã phản bội ông.
Bốn, ông Hoàng viết: "Người viết đã không kể ông Hứa Duối, Trưởng Gia đình Mũ Đỏ, đã uất nghẹn đến trào lệ khi thấy cảnh người Quốc Gia lợi dụng lá cờ Quốc Gia để làm khó người Quốc Gia, người viết không ghi lại những giọt nước mắt của bà Đỗ văn Tô của Hội Cao Niên trong phiên họp. Những giọt lệ đó đã gom lại thành những dòng cương quyết, ủng hộ BCH CĐ và 'dồn mọi nỗ lực trong các sinh hoạt xây dựng và phát triển cộng đồng'.
Đọc đoạn văn trên, tôi hoàn toàn tôn trọng tình cảm thiêng liêng của qúy vị. Nhưng đối với việc làm của ông Việt, tôi nghĩ qúy vị chỉ dựa vào tình cảm không, không đủ, mà phải suy nghĩ, cân nhắc xem ông Việt đã thành thật nói hết hay chưa. Nếu ông Việt đã không thành thực, thì làm sao qúy vị có thể đi đến quyết định đúng đắn cho được. Qúy vị không thể không tự hỏi: Tại sao ông Việt lại có thể ra một bản thông báo với nội dung xuyên tạc, phỉ báng và mạ lị một thành viên cộng đồng như vậy"
Năm, quyết định ủng hộ của 18 hội đoàn, trước đây tôi hoàn toàn tin tưởng là sự thực. Sau đó có nhiều lời đồn đại thế này thế khác, nhưng tôi vẫn không tin những lời đồn đại đó. Nhưng mới đây, bà Chủ tịch Hội PNVN/QLD đã viết thư xác nhận, đại diện của Hội PN đến tham dự buổi họp hôm đó là bàn về Trung Thu chứ không hề ký ủng hộ ông Việt trong việc ông đã làm. Thông báo của Hội PNVN/QLD đã được SGT đăng trong số báo này, trang 30. Qúy độc giả hãy coi và tự đi đến kết luận.
Thưa qúy vị. Trước đây khi ông Việt làm những điều tốt đẹp, SGT hậu thuẫn ông vô điều kiện. Khi ông làm sai, SGT thấy có bổn phận lên tiếng theo trình tự từ khiêm tốn, nhỏ nhẹ, đến kiên quyết. Cho đến nay, đã nhiều tuần trôi qua, mọi chuyện đã minh bạch, nhưng ông Việt vẫn không có một quyết định nào được coi là hợp tình hợp lý. Trong khi đó, qua email của tòa soạn, chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ CS lợi dụng chuyện QLD để khai thác, tạo thêm chia rẽ trong cộng đồng. Vì vậy, số báo tuần này tạm thời là số cuối cùng chúng tôi trình bầy quan điểm của mình. Trước khi chấm dứt, chúng tôi muốn minh bạch mấy điểm:
Một, Ai là người đã quyết định hạ cờ" Cảnh sát QLD hay ông Việt" Nếu vì sai sót, vì vội vã mà dẫn đến việc hạ cờ thì bất cứ ai (cảnh sát hay ông Việt) cũng phải chính thức xin lỗi.
Hai, nội dung bản Thông Báo do ông Việt soạn thảo là đúng hay sai" Nếu đúng, cảnh sát QLD phải có bổn phận trả lời cộng đồng VN vì sao lại giữ quốc kỳ VNCH làm bằng chứng. Nếu sai, ông Việt phải có lời giải thích thoả đáng và xin lỗi những người liên hệ.
Nếu vấn đề mệnh danh là “Quấy phá VPCĐ/QLD” tiếp tục không được minh bạch, tạo điều kiện cho những người xấu lợi dụng, SGT thấy có bổn phận phải viết thư yêu cầu ông Tony McGrady, Bộ trưởng Cảnh sát QLD và ông Bob Atkinson, Tư lệnh Cảnh sát QLD, trả lời những câu hỏi của SGT. Và nếu người quyết định hạ cờ quả thực là ông Jason Hartley, chúng tôi sẽ yêu cầu giới chức hữu trách QLD phải giải thích, phải xin lỗi và buộc ông Jason Hartley phải đình chỉ công vụ, hoặc thuyên chuyển.
Tôi được biết, cả 2 bài viết ông Hoàng gửi cho SGT đều được ông phổ biến trước đó trên đài 4EB tại QLD. Hơn nữa, tôi cũng được biết ông Hoàng còn là một trong số 4 người điều hợp chương trình Việt ngữ của đài 4EB. Vì vậy, tôi nghĩ tôi có quyền trông đợi ở sự công bằng của ông Hoàng cũng như của qúy vị trong ban điều hợp 4EB, trong việc phổ biến trên đài 4EB những đoạn cần thiết trong hai bài viết trả lời ông Hoàng của tôi. Như vậy, thính giả của qúy đài sau khi nghe những bài viết của ông Hoàng, sẽ thấy công bằng hơn khi nghe bài viết của tôi.
Trân trọng.

Hữu Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.