Hôm nay,  

Phải Giúp Láng Giềng

25/03/200200:00:00(Xem: 4157)
Cuộc khủng bố 911 ngay trên đất Mỹ, thẳng vào thủ đô chánh trị, kinh tế, là một cú đánh thật bất ngờ; từ ngành an ninh đến quốc phòng Mỹ không cơ quan nào tưởng, nghĩ trước được. Xe trước lật xe sau phải tránh. Tình hình chánh quyền tham nhũng, xã hội bất ổn, buôn lậu ma túy thịnh hành, của các nước thuộc Châu Mỹ La tinh ( Nam Mỹ ) láng giềng của Mỹ, là những ngõ ngạch quân khủng bố xâm nhập vào, hoạt động sát vách nước Mỹ. Triệu chứng đã thấy được ở một số nước trong vùng.

Thứ nhứt, Cuba là một nước được Bộ Ngoại giao Mỹ xem như nước " bảo trợ" khủng bố qua hành động trước đây ủng hộ quân phiến loạn Columbia (1960), Nicaragua, El Salvador ('70 &'80 ), và bây giờ thì yểm trợ cho Iraq, Libya, AiÙ nhị Lan và Basque. Đích thân Castro đi thăm Saddam Hussein tháng 5, 2001. Đáng lo hơn, theo tin tình báo, Cuba có khả năng sản xuất vũ khí sinh hoá.

Thứ hai, Columbia, chánh quyền quốc gia thì yếu. Màø phong trào Cộng sản Mắc xít chống nền dân chủ non trẻ của nước này lại rất mạnh. Họ hoạt động không ngừng từ 1960, cán bộ đã lên tới 16 ngàn người năm 2001, trải rộng trên nửa đất nước. CS bành trướng được nhờ bắt tay với dân buôn lậu ma túy. Kinh tài của CS Columbia đạt được từ 50 đến 100 triệu đô la mỗi tháng, cao hơn kinh tài của Bin Laden.

Thứ ba, Paraguay dung dưỡng ma túy. Từ 1980' theo báo cáo của cảnh sát Paraguay, Argentina, khu tự do ma túy của Paraguay, gần Ciudad del Este và Thác Igugazu, là điểm hội tụ của những tay buôn lậu ma túy và khủng bố, trong đó có nhóm Hồi giáo quá khích Ai cập, Palestine, Trung Cộng.

Thứ tư và sau cùng là hai nước Mexico và Argentina. Mễ tây cơ cũng có nhóm cực tả dùng khủng bố chống chánh quyền, nhưng nhẹ, và Mỹ chưa xem là quân khủng bố. Còn Á căn đình, khủng bố xâm nhập, lợi dung nạn tham nhũng trong chánh quyền và biên phòng lỏng lẻo. Nhiều cuộc khủng bố phá hoại đã xảy ra. Nhiều cuộc rửa tiền đã thực hiện.

Châu Mỹ La tinh, các nước láng giềng của Mỹ, đã có mặt quân khủng bố CS và Hồi giáo cực đoan từ lâu rồi. Hoạt động của ho đã thấy rõï. Bất ổn chánh trị và xã hội, nạn tham nhũng, ma túy, rửa tiền là những con đường đang mở rộng cho quân khủng Hồi Giáo cực đoan xâm nhập hiện thời sau khi bị bể ở Trung Đông. Cũng như sau Đệ Nhị Thế Chiến, Nam Mỹ cũng là chỗ chứa tàn quân của Nazi và SS Đức quốc xã.

Trong thập niên 80 và 90 Mỹ đã giúp các nước trong vùng này chống khủng bố CS, tương đối có kết quả. CS không bành trướng được hoạt động ở Nam Mỹ. Nhưng từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, nỗ lực của Mỹ ở Châu Mỹ La tinh chỉ còn tượng trưng vì Mỹ đặt trọng tâm giúp đỡ cho các nước Nga và Đông Aâu dân chủ hoá sau khi CS quốc tế sụp đổ. Phải thừa nhận bây giờ hoạt động khủng bố, phá hoại của CS để chiếm chánh quyền các nước đang phát triễn, không còn là vấn đề lớn nữa.

Nhưng khủng bố Hồi giáo cực đoan nguy hiễm hơn nhiều. Nếu CS dựa vào ý thức hệ chống Tư Bản, lấy bất công xã hội làm đầu đề đấu tranh giai cấp, để lật đổ chánh quyền, thì Hồi Giáo cực đoan lợi dụng tôn giáo, lợi dụng văn hoá Hồi để Thánh Chiến. Quân khủng bố chẳng những "không tặc" (cướp máy bay) để đánh phá Mỹ và văn minh Tây Phương mà còn "đạo tặc" đạo Hồi (cướp Hồi Giáo, mượn đạo để thực hiện tham vọng riêng của họ), cố tình gây Thánh chiến với Tây Phương, nhưng chánh yếu là Mỹ. Số người này tuy chiếm chưa tới 1% của những người theo đạo Hồi, nhưng là những thành phần tích cực. Cũng như CS ở VN khi xưa chỉ có vài ba cán bộ trong xã mà khống chế cả làng mấy ngàn người nhờ khủng bố, phá hoại không ngừng, làm xáo trộn cuộc sống bình thường của dân chúng. Khủng bố là phương châm hành động của chúng, được thực hiện dưới mọi hình thức, trắng, đen và xám, từ tung tin tuyên truyền đến tung lựu đạn chợ đang nhóm. Đánh giá thấp tinh thần, khả năng chiến đấu của họ là một sai lầm sẽ trả bằng máu, nước mắt, và mồ hôi.

Chống lại khủng bố dù là khủng bố CS hay Hồi giáo không thể giản di tung quân đánh trả đũa quân khủng bốá. Chống khủng bố là một công tác tổ chức đầu tư lâu dài. Muốn quân khủng bố không bành trướng được ở các nước láng giềng Châu Mỹ La tinh, Mỹ cần nghĩ đến việc (1) tăng cường khả năng tình báo Mỹ và các nước thân hữu trong vùng; kỹ thuật không quan trọng bằng nhân viên tình báo; (2) hợp tác tạo thành vùng an ninh chung; (3) giúp cho các nước về kinh tế để có đủ khả năng duy trì công tác chống khủng bố; (4) giúp tăng cường hiệu lực cưỡng hành về luật pháp cho các nước, cụ thể như việc dẫn độ và công tác săn lùng khủng bố liên quốc gia.

Mỹ đã quá bận rộn với vai trò đệ nhứt siêu cường sau Chiến tranh Lạnh và nhứt là trong cuộc chiến chống khủng bố hiện thời trên thế giới. Nhưng mục tiêu chánh của quân khủng bố là đất nước, nhân dân Mỹ, chớ không đâu xa. Bao lâu quân khủng bố bám trụ, lập căn cứ được ở Nam Mỹ, khả năng bị khủng bố của Mỹ sẽ tăng bội phần so với tình hình khi quân khủng bố dùng đường Aâu châu, Trung đông để sang đánh Mỹ. Canada là một láng giềng vững mạnh, không đáng lo. Chính các nước Nam Mỹ là những láng giềng Mỹ cần giúp đỡ. Trong cao điểm của Chiến tranh Lạnh, nhờ lòng cương quyết của TT Kennedy mà Liên xô rút hỏa tiễn ra khỏi Cuba. Trong cuộc chiến chống khủng bố hiện tại, với quyết tâm chống khủng bố tới cùng, Nội Các và cá nhân TT Bush ắt cũng không quên mối lo có thể xuất phát từ các nước láng giềng Nam Mỹ... Đó là lý do TT Bush phải đề nghị lời mời gọi thành lập vùng tự do mậu dịch Trung Mỹ, vì "chính đói nghèo đã nuôi dưỡng khủng bố." Đó là một công trình lớn, tận gốc và lâu dài, nhưng không nghĩ tới thì chỉ là đắp vá qua loa thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn cứ thử tưởng tượng đi: Tác giả qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, đã lớn lên và thành đạt trong ngành y khoa ở quê người, nhưng có lẽ vì ‘đam mê thơ văn từ nhỏ’ như tác giả tâm tình, nên năm 1986 cũng đã xuất bản tập thơ ’Khi Bóng Chiều Rơi’, và bây giờ là một Tuyển Tập Truyện Ngắn & Thơ đầy tính tự sự và cảm xúc bằng ngôn ngữ của lời ca dao Mẹ.
The Guardian trong này 21/10 đã đưa ra những hình ảnh đáng buồn cho quân đội Mỹ tại bắc Syria. Họ đã phải rút quân trong sự la ó phản đối, và người dân còn ném thức ăn vào đoàn quân xa khoảng 100 chiếc của Hoa Kỳ.
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
WESTMMISTER (VB) – Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập của nhật báo Việt Báo đã được đại gia đình Việt Báo và bạn hữu xa gần chúc mừng đại thọ 80 và tái bản phát hành Nhã Ca Hồi Ký và truyện dài Phượng Hoàng trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu rộn ràng tiếng cười và đầy ắp tình thân tại hội trường Việt Báo
Dưới cái nhìn của nhà nước Bắc Kinh, Hồng Kông kể như món đồ nằm sẵn trong túi, dù có biểu tình cỡ nào cũng khó tách rời.
Khoảng giữa tháng 10/2019, Samsung Display công bố kế hoạch đầu tư hơn 11 tỷ USD (13,100 tỷ won) vào hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất tấm nền QD-OLED dành cho TV.
SEOUL - Đối thoại quốc phòng hàng năm giữa Trungh Cộng và Nam Hàn sắp tái tục sau 5 năm gián đoạn.
TAIPEI - Vào ngày 20/10, Đảo quốc Taiwan tuyên bố không chấp nhận kẻ giết người Chang Tong-kai nộp mình tại Đài Loan, và khẳng định thẩm quyền Hong Kong phải giải quyết mọi thủ tục pháp lý cần thiết trước khi.
BEIJING - Phát biểu tại hội thảo an ninh hàng năm gọi là Xiangshan Forum ngày 20/10, bộ trưởng quốc phòng Wei Fenghe đả kích Hoa Kỳ kích động cách mạng màu tại các nước bằng chiến lược tầm xa, để gây ảnh hưởng nội bộ các nước này, trong đó có Trung Cộng.
Thủ  Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hôm Thứ Hai tuyên bố rằng ông không có thể thành lập chính quyền Do Thái mới, và rằng ông đang trả lại nhiệm vụ thành lập liên minh cho Tổng Thống euven Rivlin, đắp đường cho ứng viên khác để cố tắng thành lập chính quyền là lần đầu tiên trong hơn một thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.