Hôm nay,  

Đại Hội Kỳ 5 Của Hội Pnvnlbuc: Thương Quá Hai Chữ Việt-nam

18/05/200200:00:00(Xem: 4757)
Tựa đề của bài viết này chính là cảm-nghĩ duy-nhất của tôi còn lại sau hai ngày tham-dự cái gọi là Đại-hội Kỳ 5 của Hội Phụ-nữ Việt-Nam Liên-bang Uùc-châu ở Sydney.

Trước ngày đại-hội khai diễn, tôi đã đọc hai bài viết của ông Hữu Nguyên và bán tín bán nghi về những điều ông viết. Nói cách khác, tôi thực không dám nghĩ rằng một tổ-chức mà trên danh nghĩa có tính cách quy-tụ và tiêu-biểu cho giới phụ-nữ Việt-Nam tại xứ Uùc-đại-lợi này lại có quá nhiều chuyện "lùng bùng" như nội-dung bài viết số hai của ông Hữu Nguyên đã đề-cập. Thế nhưng sau khi chính bản thân mình đã được tai nghe, mắt thấy rồi thì hoá ra trong thực-tế tôi lại thấy nó còn tệ hơn vậy nữa. Vì vậy, trong tư-cách là một phụ-nữ Việt-Nam, tôi thấy cần phải nói lên một số điều kiểu như ông bà mình gọi là "trái tai gai mắt" trong cái đại-hội này cùng với một vài thắc-mắc về tôn-chỉ sinh-hoạt và cơ-cấu tổ-chức cho rộng đường dư-luận chứ chẳng dám ôm cao vọng tìm một sự đồng tâm, đồng chí như ông Hữu Nguyên. Bởi vì căn cứ trên hình-thức tổ-chức rất công-phu thì thiết nghĩ tất cả những gì đã diễn ra trong hai ngày 26 và 27 tháng Tư vừa qua đều không ra ngoài chủ ý của những người đang điều-hành cái hội này cũng như ban-tổ-chức đại-hội.

1. Về hai ngày Dại-hội kỳ 5

Trước hết, xin bổ-túc phần nhận-định của ông Hữu Nguyên về việc chào cờ. Chị Phạm Aùnh-Linh cho biết nhân câu chuyện ngắn trao đổi giữa mấy vị phụ-nữ tại buổi cơm gây quỹ của Cộng-đồng hôm 19 tháng 4 năm 2002 nói về việc sẽ có hay không nghi-thức chào cờ quốc-gia, phút mặc-niệm cùng hát một đoạn quốc-ca thì bà Đặng Kim Ngọc đã chỉ chị Aùnh-Linh và nói với bà Anh Thu Tran (tôi chép đúng theo tờ chương-trình) là có Aùnh-Linh đây này, giao cho lo việc hát quốc-ca đi. Chị Aùnh-Linh nhận liền, lại còn nói sẽ soạn cả lời tâm-nguyện trong phút mặc-niệm nữa, nhưng chị đòi phải hát trọn bài quốc-ca. Bà Đặng Kim Ngọc hứa sẽ về bàn lại và liên-lạc với chị Aùnh-Linh sau nhưng rồi im lặng luôn. Tuy vậy, chị Aùnh-Linh vẫn chuẩn-bị sẵn lời tâm-nguyện cho phút mặc-niệm. Trước giờ khai-mạc đại-hội, chị Aùnh-Linh gặp bà Đặng Kim Ngọc để hỏi lại cho chắc về việc chào quốc-kỳ Việt-Nam tự-do, hát quốc-ca và phút mặc-niệm theo đúng nghi-thức của một buổi lễ long-trọng thì bà Ngọc vừa đi vừa trả lời là "không có gì đâu, đi vào mau lên vì bà Toàn-quyền sắp đến rồi". Cho đến giờ này chị Aùnh-Linh vẫn chưa hiểu rõ ý của câu trả lời "không có gì đâu" khi đó là nghĩa gì" Và tiếp theo đó, chuyện chào cờ tại hội nghi đã diễn ra như ông Hữu Nguyên đã ghi nhận.

Phải thú thực rằng tôi rất "tâm phục khẩu phục" người phụ-nữ Việt-Nam hát quốc-ca Uùc hôm đó. Vì ban-tổ-chức có chiếu phóng-ảnh (projection) trực-tiếp trên diễn-đàn nên mọi người có thể nhận ra được sự "điêu-luyện và điệu nghệ" của người hát: từ phong-cách trịnh trọng đến vẻ mặt trang-nghiêm thể-hiện qua cách uốn môi uốn giọng khi phát-âm từng chữ tiếng Anh trong bài hát. Vậy nếu một khi quốc-ca Úc đã được chuẩn-bị đến như vậy thì chắc chắn điều "chắp vá" và "cẩu thả' như ông Hữu Nguyên nói cũng không hẳn đã là điều sơ sót đâu.

Tiếp đến, đại-hội mang tên là Đại-hội Hội Phụ-nữ Việt-Nam Liên-bang Uùc-châu, song suốt một ngày đầu tiên diễn ra thì hoàn-toàn không có chút nào Việt-Nam cả, ngoài những tà áo dài đẹp. Từ ngôn-ngữ duy-nhất được dùng là Anh-ngữ, đến từng quan-khách được mời lên để giới-thiệu cũng không có một ai là Việt-Nam và ngay cả đến tấm biểu-ngữ giăng cao trước mặt mọi người ghi danh xưng của đại-hội cũng bằng Anh-ngữ. Thú thực bản thân tôi thấy xấu hổ với tất cả những người ngoại-quốc có mặt hôm đó về lòng tự-trọng của chính mình, một phụ-nữ Việt-Nam đi dự cái gọi là đại-hội của phụ-nữ Việt-Nam; để rồi trong suốt những bài thuyết-trình sau đó tôi chỉ nghe những âm giọng Anh-ngữ lùng-bùng lẫn với âm vang của câu thơ cổ "cách giang do xướng hậu đình hoa". Trái tai là thế. Điều này tôi có trực tiếp hỏi bà Đặng Kim Ngọc là tại sao phụ-nữ Việt-Nam mà lại nói toàn tiếng Anh thì ngày hôm sau bà Ngọc giải-thích trên diễn-đàn là tại nội dung một số vấn-đề phải mời người Uùc mới đủ chuyên-môn để trình bày, vì vậy mà phải dùng Anh-ngữ. Lời giải-thích này hoàn-toàn không hợp-lý vì các lẽ:

- Thực-tế, gần hết các diễn giả đều là người Việt-Nam. Còn trên nguyên-tắc nếu đã nói là đại-hội phụ-nữ Việt-Nam thì phải dùng tiếng Việt làm ngôn-ngữ chính, ít ra là trong phần thuyết-trình các đề-tài liên-hệ đến nề-nếp sinh-hoạt của người Việt. Sao lại bắt cả một tập-thể (mà trong đó còn bao hàm cả vấn-đề thể-diện sắc-tộc nữa) phải chạy theo một vài người trong khi đúng ra là phải có phần tóm dịch lại.

- Trong các đề-tài thuyết-trình, không có đề-tài nào quá chuyên-môn đến độ chỉ có người Uùc mới nắm vững đủ như lời bà Ngọc giải-thích, chỉ trừ khi có người Uùc nào cắc cớ muốn đặt ra cái đề-tài là "người Uùc nghĩ thế nào về đại-hội Phụ-nữ Việt-Nam" thì mới không có người Việt-Nam nào đủ khả-năng nói giúp họ. Bằng chứng là một đề-tài rất chuyên-môn "Trường-hợp thường xẩy ra nhiều nhất về chứng xương bị thoái-hoá nơi những phụ-nữ Việt-Nam đứng tuổi" (Prevalence of Low Bone Mass in Vietnamese Aged Women) thì đã do bác-sĩ Van Tuan Nguyen trình-bày.

Sang đến ngày thứ hai của đại-hội mà trên chương-trình ghi "Day Two (Vietnamese)" thì thật là thê-thảm cả nội dung lẫn hình-thức nếu so-sánh với "Day One (English) hôm trước vì chẳng còn gì là không khí của một ngày đại-hội.

Trước hết là quang cảnh hội-trường để họp đã được trả lại nguyên dạng của một phòng giải-trí trong hội-quán này với từng bàn riêng sắp xếp cho khách ngồi ăn uống, chuyện trò như trong một quán ăn. Không còn diễn-đàn, không chiếu rọi phóng ảnh, không có bàn chủ-toạ trong vị thế riêng mà là mạnh ai nấy kiếm một bàn ngồi túm tụm lại với nhau theo kiểu thả nổi. Lúc đầu còn có được khoảng trên năm chục người, nhưng sau giờ giải lao thì bắt đầu vắng dần và sau giờ ăn trưa thì chỉ còn lại chừng hai mươi người vì nghe nói một số người trong ban-tổ-chức và đại-biểu của các tiểu-bang đi họp riêng để bầu ban chấp hành mới.

Tiếp đến, nếu trong ngày "Day One (English)", Anh-ngữ được sử-dụng chững chạc bao nhiêu thì sang ngày "Day Two (Vietnamese)", tiếng Việt bị dùng như miếng thịt ba-rọi, nghĩa là nửa nạc nửa mỡ; nửa ta nửa tây theo kiểu Uùc Việt giao duyên. Nhiều bác nghe các chị giới-thiệu rằng chị A, chị B sẽ "che" giờ thảo-luận này, giờ thảo luận nọ đã hỏi tôi sao lại phải "che che đậy đậy" gì vậy. Về điểm này, chị Vũ Thị Ngọc-Trang đã làm tôi suy-nghĩ nhiều qua câu nói "mình chủ-trương không bao giờ chen tiếng Anh vào khi nói tiếng Việt".

Cuối cùng thì hai ngày đaiï-hội kết-thúc cách bình thường, tự-nhiên theo kiểu hết giờ , hết chuyện nói thì nghỉ mà không có nghi-thức bế-mạc tương xứng với sự trang-trọng của lúc khai-mạc. Có thể ban-tổ-chức sẽ viện cớ là vì các chức sắc đang họp; nhưng nếu suy từ những cung cách đã biểu tỏ trong buổi sáng khai-mạc thì tôi không tin là chỉ vì ban-tổ-chức bận họp mà chẳng qua chỉ vì đây là ngày nói tiếng Việt, không có bóng dáng một vị khách ngoại-quốc nào cả nên không cần phải theo đúng nghi-thức, miễn sao cho qua.

2. Về cơ cấu tổ-chức

Từ trước đến nay, tôi chỉ sinh-hoạt trong phạm-vi của Hội Phụ-nữ Việt-Nam Tự-do tiểu-bang Victoria nên cứ nghĩ theo quy cách tổ-chức chung cho một hiệp-hội, một đoàn-thể thì Hội Phụ-nữ Liên-bang phải là một cơ-cấu đứng đầu để điều-phối và kết-hợp ít ra cũng là một nửa các sinh-hoạt chung của Phụ-nữ Việt-Nam tại Uùc qua sự liên-đới với các Hội Phụ-nữ tại mỗi tiểu-bang. Và khi đã theo định-kỳ hai năm tổ-chức một lần đại-hội như vậy thì thành-phần tham-dự sẽ là toàn-thể hội viên (general assembly) với công việc chính là tường-trình về các sinh-hoạt chung của hội ở cấp liên-bang cũng như tiểu-bang; đồng thời bàn thảo về chương-trình, đường hướng sinh-hoạt của phụ-nữ trong tương-lai với những vấn-đề xã-hội , văn-hoá nói chung và của cộng-đồng người Việt tại Uùc nói riêng. Sau đó, dù cho việc bầu bán ban chấp-hành mới có theo quy-cách nào đi nữa thì cũng thực-hiện công khai và công-bố kết quả liền trướùc khi đại-hội kết-thúc để các đại-diện tại tiểu-bang về tường-trình lại tại điạ-phương mình sinh-hoạt. Nhưng ở đây hoàn-toàn không có sự nối kết theo cơ-cấu như vậy, mà đúng như ông Hữu Nguyên nhận xét rằng đây là một cuộc hội-thảo chuyên-đề qua hàng loạt đề tài chung chung như bệnh ung-thư ngực, bệnh mòn xương, tình trạng căng-thẳng (tension) giữa những thế-hệ, nạn kỳ-thị đối với những cô gái Việt ("), phụ-nữ Việt-Nam trong xã-hội đa văn, quyền ăn nói của trẻ em... vân vân và vân vân đến độ nhiều vị bảo nhau "ba cái chuyện này từ khi đến Uùc tới nay đã được hướng dẫn, trao đổi biết bao nhiêu lần rồi, mà lại còn là những nhân-viên xã-hội nói tiếng Việt hẳn hoi, đâu cần gì phải mất công đi cả ngàn cây số về đây nghe bằng tiếng Anh, chẳng hiểu gì ráo trọi. Mà đây cũng đâu phải chuyện riêng của phụ-nữ Việt-Nam." Nếu tương-quan liên-đới trong sinh-hoạt giữa Hội Phụ-nữ Liên-bang với các tiểu-bang chỉ là vậy thì quả tình quá lỏng-lẻo, nếu không muốn nói là chẳng có gì liên-hệ với nhau.

3.Về tôn-chỉ và sinh-hoạt

Ngay trang đầu của tờ chương trình đã có sự không đồng-nhất trong cùng một tập-thể phụ-nữ Việt-Nam qua hai danh xưng Hội Phụ-nữ Việt-Nam Tự-do NSW và Hội Phụ-nữ Việt-Nam Liên-bang Uùc-châu và hình như các tiểu-bang khác cũng đều có chữ tự-do trong danh xưng. Như vậy càng hiển-nhiên là cái gọi là Hội Phụ-nữ Liên-bang là một hội hoàn-toàn khác mà theo đúng tên gọi thì bất cứ người phụ-nữ Việt-Nam nào đã đi sang Uùc với mục-đích tìm tự-do đều không nên gia-nhập. Theo dư-luận trong cộng-đồng thì hội này cũng tuyên-bố không làm chính-trị và tránh tới mức tối-đa các sinh-hoạt liên-hệ với cộng-đồng mà chỉ làm những việc "tiêu-biểu" như nội-dung đại-hội kỳ 5. Nếu thế thì tại sao các bà không tách luôn khỏi hai chữ Việt-Nam cho rồi vì hai chữ này đã đẫm bao giọt máu yêu nước nhiệt-thành của Hai Bà Trưng, bà Triệu; của cô Giang, cô Bắc và biết bao các vị anh-thư đất Việt. Hai chữ Việt-Nam lại càng không phải chỉ gọn gàng là hai từ ngữ chuyên để đem nhập thành tiếng tĩnh-từ "Vietnamese" đặt bên cạnh một số danh xưng nào đó trên các mẫu đơn xin ngân-khoản tài-trợ của chính-phủ Uùc. Việt-Nam là một nước đang còn nhiều gian-nan, hoạn-nạn cần mỗi cá-nhân mang danh nghĩa "người Việt" yêu mến bằng lễ, nghĩa, liêm,sỉ. Truyền-thống của phụ-nữ Việt-Nam là giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh, chứ không chỉ thản nhiên nói chuyện ung thư vú, chuyện thời-kỳ mãn kinh giữa khi quê cha đất tổ bị lấn chiếm, nhân quyền bị chà đạp và tự-do bị tước đoạt. Tôi không hiểu khi các bà tuyên-bố không làm chính-trị thì các bà hiểu chữ chính-trị với tầm ảnh-hưởng của hai chữ này ra sao" Bởi vì dù cho bà đến Uùc bằng cách nào thì cũng không ra ngoài ảnh-hưởng của hai chữ này. Thậm chí ngay cả khi các bà tuyên-bố chỉ làm việc xã-hội thôi cũng đã nói lên một sự chọn lựa lập-trường rồi đó. Chính-trị chỉ có nghĩa là đường lối, là chính-sách trị dân của một nước; cho nên làm gì có sinh-hoạt nào thoát ra khỏi cái hệ-thống này. Lại nữa, nếu hát quốc ca Việt-Nam và chào cờ Quốc-gia thì né tránh vì cho rằng như vậy là làm chính-trị thì hát quốc-ca Uùc, chào quốc-kỳ Uùc và bán sách báo tuyên- truyền cho cộng- sản thì là làm gì" Không lẽ là làm thương- mại chăng" Gai mắt là thế đó.

Phạm Minh-Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.